Thứ ba, 14/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Văn bằng, chứng chỉ - thực lực hay 'giấy thông hành'?

Ngọc Xuân
- 15:09, 08/12/2020

(DNTO) - Chứng chỉ, văn bằng đang trở thành gánh nặng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Việc rà soát lại những giấy tờ này là hết sức cần thiết, nhằm tiến tới loại bỏ dần “giấy phép con” trong công tác cán bộ và phát triển nguồn nhân lực trong bộ máy nhà nước.

PGS.TS Phạm Văn Tất (đứng) đang hướng dẫn triển khai Đề án Tạp chí Khoa học của Trường Đại học Hoa Sen TPHCM. Ảnh:VOV

PGS.TS Phạm Văn Tất (đứng) đang hướng dẫn triển khai Đề án Tạp chí Khoa học của Trường Đại học Hoa Sen TPHCM. Ảnh:VOV

“Loạn” chứng chỉ, văn bằng

Thời gian gần đây, chị Huỳnh Thị Ngọc Anh (43 tuổi), công tác tại một bệnh viện ở TPHCM hàng ngày phải sắp xếp công việc để đi học Tin học, Ngoại ngữ, nhằm đáp ứng quy định của ngạch công chức và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo tiêu chuẩn mới. Cụ thể là Thông tư 01 của Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và Thông tư 03 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. Chị Anh cho biết, các nội dung bồi dưỡng thi Tin học cũng chỉ ở trình độ cơ bản, nhưng phải cố gắng học đủ số ngày thì mới đủ điều kiện dự thi. 

"Theo tôi nên bỏ quy định cán bộ, công chức viên chức phải nộp chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ, bởi vì khi tuyển dụng vào làm thì phải kiểm tra trình độ đạt yêu cầu mới nhận vào. Ngoài ra, đã đi làm mà còn phải sắp xếp đi học các môn đó thì rất bất tiện, trong khi việc học này nặng về hình thức và không đảm bảo chất lượng"- chị Anh chia sẻ.

Anh Lê Nhựt Duy, sinh năm 1983, công tác hơn chục năm qua tại một đơn vị sự nghiệp ở quận 1, TPHCM cũng từng có chứng chỉ A Tin học, nhưng “không còn phù hợp với chuẩn quy định hiện tại”. Buộc lòng anh phải đi học lại để lấy bằng, trong khi công việc hàng ngày gần như không sử dụng vi tính. 

"Đối với những người làm công việc ít liên quan hoặc không liên quan Tin học văn phòng nhưng vẫn đòi hỏi, yêu cầu chứng chỉ thì điều này vô tình gây khó khăn cho người lao động. Đồng thời gây lãng phí về thời gian công sức khi mà phải quay lại học lấy chứng chỉ Tin học A, trong khi trước đây tôi đã có chứng chỉ này"- anh Duy nói.

Tin nên đọc

Liên quan đến các loại văn bằng, chứng chỉ, những người công tác trong lĩnh vực báo chí cũng gặp phải khá nhiều phiền toái. Theo Thông tư liên tịch số 11 giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của các biên tập viên, phóng viên..., các phóng viên hạng 3 phải có 5 loại giấy tờ. Đó là bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành báo chí, xuất bản; trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học không phải là chuyên ngành báo chí, xuất bản thì phải qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí, xuất bản từ 8 tuần trở lên.

Ngoài ra, phải đạt trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông; trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời phải đạt sơ cấp lý luận chính trị trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Biên tập viên hạng 3.

Theo quy định này, nhiều nhà báo thâm niên nhiều năm công tác, có tác phẩm đạt giải thưởng về báo chí vẫn phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ cho đủ thủ tục, chỉ vì tốt nghiệp đại học không đúng chuyên ngành báo chí. Anh Công Trường, một phóng viên ở TPHCM cho hay: các nhà báo dù thường xuyên làm việc trên máy tính vẫn phải đi học, đi thi lấy chứng chỉ tin học văn phòng, chưa kể một số nội dung để thi lấy chứng chỉ này không cần thiết đối với vị trí việc làm hiện tại. 

"Nếu một người đang làm việc tốt ở vị trí của mình thì việc đòi hỏi thêm những văn bằng nào đó thì cũng không cần thiết. Thứ hai là chưa chắc những người có văn bằng đó sẽ làm được việc. Thành ra phải xem xét cụ thể, chứ không thể bắt buộc mọi công chức, viên chức phải theo quy định cứng nhắc như vậy"- anh Trường cho hay.

Rà soát, loại bỏ các “thủ tục” không cần thiết

Không chỉ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học mà còn nhiều loại chứng chỉ, giấy tờ khác khiến cán bộ, công chức, viên chức bất bình, mệt mỏi vì sự phi lý. PGS.TS Phạm Văn Tất, công tác tại Đại học Hoa Sen TPHCM rất bức xúc vì ông đã từng giảng dạy suốt 30 năm qua cho sinh viên Cao đẳng, Đại học và đào tạo cả bậc Tiến sĩ; các học trò của ông cũng đã trở thành Phó Giáo sư, Tiến sĩ. Nhưng giờ đây thầy và trò phải ngồi cùng lớp, để học chứng chỉ “phương pháp sư phạm giảng dạy đại học” theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. PGS.TS Phạm Văn Tất cho biết đây cũng là tình cảnh của rất nhiều giảng viên ở các trường đại học khác, kể cả những giảng viên chính sắp nghỉ hưu. 

“Chứng chỉ này chỉ phù hợp với những giảng viên trẻ, chưa bao giờ kinh qua việc giảng dạy. Còn tôi đã đi dạy và đã học chứng chỉ về phương pháp giảng dạy ở nước ngoài 3-4 tháng. Bây giờ bắt tôi trở lại học một chứng chỉ, tôi không học. Bởi vì tôi đã là Phó Giáo sư, giảng viên cao cấp mà lại đi học lớp phương pháp giảng dạy nghiệp vụ sư phạm”- PGS Phạm Văn Tất cho biết. 

Thực trạng phải đi học để có văn bằng chứng chỉ theo quy định thực chất chỉ làm mất thời gian, tốn tiền của công chức, viên chức. Nhiều ý kiến cũng cho rằng việc buộc phải có văn bằng này, chứng chỉ kia dễ dẫn đến "lợi ích nhóm", tạo điều kiện cho các học viện, các trung tâm đào tạo bồi dưỡng có thêm lợi nhuận, mà không tính đến lợi ích chung của xã hội. Do đó cần phải xem xét lại những quy định liên quan xem có thực sự cần thiết hay không, nếu đã lỗi thời cần điều chỉnh phù hợp, thậm chí xóa bỏ. Bởi cơ man các loại văn bằng, chứng chỉ như vậy liệu có chứng minh được năng lực thực sự không, hay chỉ là hình thức?

Thời gian qua, cơ quan chức năng đã nỗ lực dẹp bỏ các chứng chỉ, văn bằng không cần thiết gây khó khăn cho công chức, viên chức, nhất là đội ngũ giáo viên, nhân viên y tế... Mới đây Bộ GD-ĐT thống nhất được với Bộ Nội vụ sẽ bỏ chứng chỉ tin học và ngoại ngữ cho giáo viên các trường công lập, dự kiến từ tháng 2/2021. Đây quả là một tin vui. Nếu như vậy thì hơn 1 triệu giáo viên công lập trên cả nước sẽ thoát cảnh lo chứng chỉ tin học và ngoại ngữ cho đủ chuẩn, vừa đỡ hao tốn công sức, vừa đỡ hẳn một khoản tiền nong. Việc bãi bỏ các văn bằng, chứng chỉ không cần thiết cần sớm được thực thi, giúp công chức, viên chức giảm bớt gánh nặng bằng cấp, an tâm công tác, nhất là giảm chi phí xã hội.

                                                                                                       Ngọc Xuân /VOV

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng nhà nước kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh vàng miếng, nhất là các hành vi đầu cơ, thao túng, đẩy giá…; trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật kịp thời chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an xử lý theo quy định.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Chi phí đầu tư một suất điện mặt trời mái nhà tại các nhà xưởng rất lớn, có thể lên tới hàng tỷ đồng nhưng không phải lúc nào điện sản xuất ra cũng tiêu thụ hết. Chuyên gia cho rằng nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp bán điện cho đối tác để thu hồi vốn và khuyến khích thị trường này phát triển.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Ban lãnh đạo Hội Doanh nhân trẻ Gia Lai đã đồng hành chương trình "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Gia Lai 2024", ủng hộ và trao tặng 20 suất quà (200.000 đồng/suất) và 10 suất quà trị giá 200.000đồng/suất, cho gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Ia Lang, huyện Đức Cơ, Gia Lai.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Nền kinh tế châu Âu cho thấy dấu hiệu triển vọng tích cực, với mức tăng trưởng 0,3% trong quý 1/2024, lạm phát và vấn đề năng lượng có phần thuyên giảm.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Các mặt hàng Việt Nam bị điều tra phòng vệ thương mại đa dạng, từ mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, như tủ gỗ, tôm, cá tra-basa…, đến các mặt hàng có kim ngạch nhỏ hơn như đệm mút, máy cắt cỏ, mật ong...
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Việc duy trì ổn định lưới điện vẫn là yêu cầu quan trọng hàng đầu, vì vậy, theo chuyên gia, quy định “giá 0 đồng” hay “không mua bán điện mặt trời” là cách tiếp cận thận trọng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang tìm kiếm một tiêu chuẩn chung cho chính sách bảo vệ môi trường để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, liên quan đến vụ án Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, đến nay cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố và bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với kỳ họp vào tháng trước.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
70 năm đã trôi qua càng cho ta thấy chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là thiên sử vàng, là mốc son tô thắm lịch sử hào hùng của dân tộc ta, mà còn là một kỳ tích lịch sử mang tầm vóc thời đại.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tăng cường quản lý giá, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng thời điểm, đồng thời yêu cầu xử nghiêm vi phạm về thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thị trường truyền thống và chiếm tỷ trọng hơn 40% hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn thách thức mới, tạo ra những rào cản mới với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. 
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), sáng 26/4, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh (MAUR) đã tổ chức chạy thử nghiệm tự động đoàn tàu tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
49 năm đã trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, ngày của một thiên sử vàng chói lọi – ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, cả giang sơn Việt Nam vĩnh viễn thu về một mối.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
2 tuần
Xem thêm