Chủ nhật, 06/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Từ 21/2, giá xét nghiệm Covid-19 giảm cao nhất khoảng 30%

T.H
- 14:00, 19/02/2022

(DNTO) - Bộ Y tế đã ban hành Thông tư quy định giá xét nghiệm SARS-CoV-2. Theo Thông tư mới có hiệu lực từ ngày 21/2 này, mức giá trần mới sẽ giảm cao nhất khoảng 30% so với giá hiện hành.

3-370

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 02 quy định giá xét nghiệm Covid-19 (SARS-CoV-2). Thông tư này thay thế Thông tư 16, mức giá dịch vụ xét nghiệm Covid-19 trong trường hợp thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế như sau:

Xét nghiệm SARS-CoV-2 Ag test nhanh mẫu đơn: Giá dịch vụ bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương cộng chi phí sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định có mức thanh toán tối đa không quá 78.000 đồng/xét nghiệm.

Mức giá theo quy định hiện hành ở Thông tư16 là 109.700 đồng/xét nghiệm. Như vậy mức giá mới sẽ giảm khoảng 30% so với giá đang thực hiện.

Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng máy miễn dịch tự động hoặc bán tự động mẫu đơn:

Giá dịch vụ bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương cộng chi phí sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định có mức thanh toán tối đa không quá 178.900 đồng/xét nghiệm.

Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR:

- Trường hợp mẫu đơn: Giá dịch vụ bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương cộng chi phí sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 cho phản ứng theo quy định có mức thanh toán tối đa không quá 501.800 đồng/xét nghiệm.

- Trường hợp gộp mẫu: Giá dịch vụ bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương cộng chi phí sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 cho phản ứng theo quy định, trong đó sinh phẩm xét nghiệm cho phản ứng được chia đều theo số mẫu gộp. Mức thanh toán tối đa không vượt quá mức giá xét nghiệm gộp mẫu quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Mức giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 trong trường hợp không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế: Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc các tỉnh, thành phố và các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc các Bộ, cơ quan trung ương đóng trên địa bàn địa phương, trừ trường hợp lấy mẫu, bảo quản mẫu, thực hiện và trả kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 tại cộng đồng do ngân sách Nhà nước chi trả theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm: Việc xác định mức giá thực hiện theo quy định như trên, trong đó mức giá bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương (chưa bao gồm sinh phẩm xét nghiệm phản ứng) do cấp có thẩm quyền của địa phương quy định nhưng không vượt mức giá tối đa khung giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định tại Thông tư này.

Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế và các bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I thuộc các Bộ, cơ quan trung ương và các cơ sở y tế của Nhà nước thực hiện dịch vụ y tế dự phòng: mức giá thực hiện theo quy định như trên.

Một số hướng dẫn về thanh toán giá xét nghiệm Covid-19

Trường hợp cơ sở y tế chuyển mẫu bệnh phẩm sang cơ sở y tế khác đủ điều kiện thực hiện xét nghiệm:

Đối với trường hợp thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế: thực hiện thanh toán đối với trường hợp chuyển thực hiện dịch vụ cận lâm sàng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;

Đối với trường hợp không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế: thanh toán theo mức giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 của đơn vị thực hiện xét nghiệm theo quy định tại Thông tư này và chi phí mua sinh phẩm xét nghiệm của đơn vị thực hiện xét nghiệm theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Trường hợp việc lấy mẫu hoặc thực hiện xét nghiệm có sử dụng vật tư, sinh phẩm xét nghiệm được cấp từ nguồn phòng, chống dịch do ngân sách Nhà nước bảo đảm hoặc được các cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ, tài trợ, cấp không thu tiền thì cơ sở y tế của Nhà nước phải trừ chi phí vật tư, sinh phẩm xét nghiệm được hỗ trợ khi thu của người sử dụng dịch vụ, khi thanh toán, quyết toán với cơ quan bảo hiểm xã hội, ngân sách Nhà nước.

Trường hợp chi phí thực hiện xét nghiệm cao hơn mức giá tối đa quy định tại Thông tư này, cơ sở y tế của Nhà nước được quyết toán vào nguồn kinh phí giao tự chủ, nguồn kinh phí hợp pháp khác của đơn vị và không được thu của người sử dụng dịch vụ xét nghiệm.

Trường hợp mẫu gộp phát hiện dương tính, phải tiếp tục làm các xét nghiệm để phát hiện mẫu dương tính thì chi phí thực hiện xét nghiệm được tính tiếp theo từng trường hợp cụ thể bảo đảm nguyên tắc không trùng lặp về chi phí đã thực hiện.

Cơ cấu giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 quy định tại Thông tư này bao gồm:

- Chi phí trực tiếp của việc lấy mẫu và bảo quản mẫu; thực hiện và trả kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2.

- Chi phí tiền lương theo ngạch bậc, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 9/5/2019 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; không bao gồm phụ cấp phòng, chống dịch Covid-19 của cán bộ và nhân viên y tế.

- Chi phí sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 (sinh phẩm xét nghiệm nhanh, sinh phẩm xét nghiệm miễn dịch, sinh phẩm xét nghiệm cho phản ứng) theo thực tế sử dụng và giá mua theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
5 giờ
Thời sự - Chính trị
Chính sách thuế mới này đã tạo ra làn sóng chấn động trên toàn cầu. Trong vài ngày qua, thị trường chứng khoán tại Mỹ, châu Âu và châu Á đều lao dốc liên tiếp do lo ngại lạm phát leo thang và nguy cơ suy thoái.
6 giờ
Thời sự - Chính trị
  Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
2 ngày
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
4 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
1 tuần
Xem thêm