Thứ sáu, 24/03/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

‘Trước dịch, cấp phép sử dụng lao động nước ngoài mất 2 tháng, nay mất đến 5 tháng’

Sông Hương
- 14:48, 17/03/2023

(DNTO) - Theo các doanh nghiệp, những rườm rà trong việc cấp phép lao động nước ngoài đã ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp.

Chuyên gia nước ngoài là lực lượng quan trọng của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, nhưng đang gặp khó khăn trong việc xin giấy phép lao động và cư trú. Ảnh minh họa.

Chuyên gia nước ngoài là lực lượng quan trọng của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, nhưng đang gặp khó khăn trong việc xin giấy phép lao động và cư trú. Ảnh minh họa.

Công ty xáo trộn vì thiếu lao động nước ngoài.

Liên quan đến các quy định về giấy phép lao động, Nhóm Công tác Nguồn Nhân lực thuộc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), hôm 17/3 cho biết, trước đại dịch, tổng thời gian để một công ty chuẩn bị để tiếp nhận lao động nước ngoài mất từ 2-3 tháng, nay thường mất từ 4-5 tháng.

Đặc biệt, việc xin công văn chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài ngày càng trở nên phức tạp, đặc biệt là ở TP.HCM và một số tỉnh phía Nam. Trước đại dịch, thường mất khoảng 1 tháng, nay có thể mất đến 3 tháng.

“Khoảng 90% nhu cầu lao động nước ngoài mới và gia hạn của các công ty tại TP.HCM đang bị Sở Lao Động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) từ chối một cách có hệ thống ở giai đoạn đầu và có thể mất tới 3 tháng để có được. Sở cũng không đưa ra lời giải thích rõ ràng về những giấy tờ để hoàn thiện hồ sơ. Trong khi công văn xin chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài không được phê duyệt, thì công ty cũng sẽ không thể nộp hồ sơ xin giấy phép lao động”, Nhóm này cho biết.

Các thủ tục giấy tờ rườm rà và không rõ ràng buộc các công ty phải cân nhắc sử dụng lao động Việt Nam so với lao động nước ngoài, nhưng lao động địa phương có tay nghề cao thì thiếu, gây xáo trộn đáng kể hoạt động của các công ty.

Ngoài ra, văn bản xin chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài có thời hạn 2 năm. Việc gia hạn không được quá 45 ngày trước khi hết hạn trong khi việc chấp thuận không được cấp duyệt trước 30 ngày, do đó chỉ còn 15 ngày để nộp và xin giấy phép lao động và gia hạn thị thực lao động hoặc thẻ tạm trú cho người nước ngoài và gia đình của họ. Khi bị từ chối, gia đình họ không thể gia hạn visa và buộc phải rời khỏi Việt Nam để nhập cảnh trở lại vì không có sự linh hoạt trong việc gia hạn ngắn hạn.

Gánh nặng hành chính từ việc xin thị thực

Nhiều thủ tục hành chính về xuất nhập cảnh còn khó khăn khi người nước ngoài muốn đến Việt Nam sinh sống, làm việc. Ảnh minh họa.

Nhiều thủ tục hành chính về xuất nhập cảnh còn khó khăn khi người nước ngoài muốn đến Việt Nam sinh sống, làm việc. Ảnh minh họa.

Cũng theo Nhóm Công tác Nguồn Nhân lực VBF, nhiều công ty cho biết việc phê duyệt cấp thị thực lấy tại sân bay đã không thể thực hiện, và việc lấy thị thực thông qua các đại sứ quán, lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài thường rất khó khăn.

“Gần đây, một thành viên đã nộp hồ sơ xin thị thực công tác thành công và được Cục Xuất Nhập cảnh chấp thuận với nơi nhận thị thực là một Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài. Công văn chấp thuận thị thực đã được fax đến Đại sứ quán để xác nhận, nhưng bị từ chối mà không có bất kỳ lời giải thích nào.

Trong nhiều trường hợp khác, công văn chấp thuận visa do Cục Quản lý xuất nhập cảnh fax đến Đại sứ quán, Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài không được nhận thành công hoặc bị thất lạc sẽ làm chậm trễ đáng kể việc xin visa và do đó ảnh hưởng đến lịch trình và kế hoạch công tác”, Nhóm Công tác Nguồn Nhân lực VBF cho biết.

Cũng theo khảo sát của Nhóm này, hầu hết thị thực công tác hiện chỉ được cấp tối đa 29 ngày . Với các yêu cầu khắt khe hơn về hồ sơ chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài, giấy phép lao động và những chậm trễ phát sinh, điều này gây ra sự thiếu linh hoạt và buộc người nước ngoài phải ra vào Việt Nam nhiều lần. Thị thực công tác không được gia hạn ngay cả trong khoảng thời gian rất ngắn như 1 hoặc 2 tuần, dẫn đến việc buộc phải xuất cảnh để thực hiện quy trình hồ sơ xin thị thực nhập cảnh mới đầy thử thách.

Thời gian cấp thị thực tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Hà Nội và TP HCM hiện nay là từ 7 đến 10 ngày làm việc, so với trước đại dịch chỉ khoảng 3 ngày làm việc. Thời gian bổ sung cần thiết cho việc lấy thị thực tại Lãnh sự quán, Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài dao động từ 1 đến 7 ngày làm việc. Việc này dẫn đến sự thiếu chắc chắn, khó xác định về kế hoạch đi công tác chính xác của người nộp đơn.

“Các yêu cầu, thời hạn xử lý và tần suất từ chối đều có xu hướng tăng lên và đã tác động đến tất cả các công ty, bất kể quy mô nào”, Nhóm Công tác Nguồn nhân lực cho biết.

Thiếu tướng Bùi Trọng Thế, Phó Cục trưởng Cục An ninh Kinh tế (Bộ Công an) cho biết, hiện Bộ Công an đang dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, với thời gian đăng kí từ 15 ngày lên 30 ngày, mở rộng cấp thị thực điện tử cả về đối tượng, thời gian, số lần nhập cảnh, xuất cảnh.

Về phản ánh của doanh nghiệp liên quan đến khó khăn khi xin thị thực, theo Thiếu tướng Thế là chưa chính xác.

“Vì hiện nay, Cục Xuất Nhập cảnh (Bộ Công an) đang xem xét cấp thị thực 3 tháng cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, trừ những người nước ngoài có vi phạm mới xét duyệt với thời hạn 30 ngày. Hiện nay, đã triển khai dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, qua đó, cũng nhận được phản hồi rằng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính”, Thiếu tướng Bùi Trọng Thế cho hay.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Các nhà làm luật Mỹ chất vấn CEO TikTok về mối quan hệ của hãng này với chính quyền Trung Quốc. Sự kiện này khiến mối quan hệ về chính trị, công nghệ và kinh tế giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới thêm căng thẳng hơn.
5 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), trong bối cảnh hiện nay, ngoài việc Chính phủ tiếp tục tháo gỡ khó khăn về tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, sớm thực hiện các chính sách hỗ trợ lãi suất, thì bản thân các doanh nghiệp phải có biện pháp căn cơ để vượt khó.
22 giờ
Thời sự - Chính trị
Theo đại diện Bộ Công an, Chính phủ sẽ đề xuất Quốc hội đưa các nội dung, đề xuất mới về chính sách visa vào Nghị quyết chung của Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới để làm căn cứ quan trọng cho việc ban hành quy định mới, "chìa khóa vàng" hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Từ đầu năm đến nay, giá heo hơi xuống thấp ở mức kỷ lục, nhiều địa phương chỉ còn giá 46.000 – 49.000 đồng/kg khiến người chăn nuôi kiệt sức vì thua lỗ. Nếu không có chính sách tháo gỡ kịp thời, người dân không tái đàn, nguy cơ khủng hoảng thiếu và giá heo hơi sẽ tăng đột biết thời gian tới là điều rất dễ xảy ra.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Sau gần 4 năm giữ ổn định, giá điện dự báo sẽ được điều chỉnh tăng trong năm 2023. Tuy nhiên, giá bán lẻ điện tăng bao nhiêu để cân bằng lợi ích giữa các bên dường như vẫn đang là bài toán khó. Quan điểm của Chính phủ là cần ngồi lại, đàm phán trên tinh thần không ai bị thiệt thòi.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
"Phát triển hôm nay nhưng phải nghĩ đến tương lai con cháu sau này; phát triển mang lại thu nhập cho người dân nhưng phải bảo đảm sức khoẻ cho người dân", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói với cộng đồng doanh nghiệp xung quanh vấn đề phát triển bền vững.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo các doanh nghiệp, những rườm rà trong việc cấp phép lao động nước ngoài đã ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo chuyên gia, việc chậm trễ khi cấp phép cho các cơ sở bán lẻ của các cơ quan thuộc Bộ Công thương đã gây thiệt hại rất lớn cho các nhà đầu tư.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hàn Quốc rút khiếu nại WTO khi Nhật Bản bãi bỏ việc ngăn cấm xuất khẩu nguyên liệu sản xuất thiết bị công nghệ cao.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nhiều chuyên gia, nhà quản lý cho rằng chính sách visa, sự thiếu liền mạch, rời rạc của mô hình chuỗi giá trị du lịch…, đang là những điểm nghẽn kìm hãm sự phục hồi và phát triển của du lịch Việt Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngân hàng thế giới (WB) vừa đưa ra dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2023 có thể đạt 6,3%, thấp hơn mục tiêu của Quốc hội đưa ra là 6,5%.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hai động lực tăng trưởng chính của Việt Nam xuất khẩu và tiêu dùng trong nước có thể gặp nhiều thách thức. Vì vậy, theo chuyên gia cần tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn ở cả phía cung và phía cầu.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Hết tháng 2/2023, toàn hệ thống kho bạc nhà nước đã kiểm soát, thanh toán 213.879,9 tỷ đồng vốn ngân sách Nhà nước (NSNN), bao gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong kết quả nghiên cứu mới PwC vừa công bố cho thấy, những lao động nữ được trao quyền nhiều nhất đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ, truyền thông và viễn thông, đặc biệt là công nghệ, nơi phụ nữ thậm chí được trao quyền nhiều hơn một chút so với nam giới.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Chính phủ Vương quốc Anh cam kết hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Việt Nam trong việc ngăn chặn và đấu tranh với nạn di cư bất hợp pháp và tình trạng nô lệ hiện đại, đặc biệt trong việc tăng cường chia sẻ thông tin, truy tố những kẻ phạm tội và bảo vệ những người dễ bị tổn thương.
2 tuần