Thứ sáu, 23/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Trung Quốc mất dần thị phần vì Zero Covid, lợi thế chuyển về Việt Nam

Sông Hương
- 18:56, 27/10/2022

(DNTO) - Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ thông tin, chính sách Zero Covid của Trung Quốc đang tạo cơ hội cho các nhà sản xuất khác đến từ Việt Nam, Malaysia, Bangladesh, Ấn Độ và Đài Loan.

 

Việt Nam đang có nhiều lợi thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu khi Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách Zero Covid. Ảnh: T.L.

Việt Nam đang có nhiều lợi thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu khi Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách Zero Covid. Ảnh: T.L.

Tin từ Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, chính sách Zero Covid của Trung Quốc ảnh hưởng lớn tới hoạt độngc ủa cảng logistics của Trung Quốc và mang lại lợi thế cho các nước như Việt Nam, Malaysia, Bangladesh, Ấn Độ và Đài Loan.

Theo công ty kinh tế vận tải MDS transmodal, Trung Quốc đã mất vị thế trong các danh mục tiêu dùng chính, bao gồm quần áo và phụ kiện, giày dép, đồ nội thất và hàng hóa cao cấp, trong khi tỷ trọng xuất khẩu từ khoáng sản đến công nghệ vănphòng cũng giảm.

Trong nhóm hàng hóa riêng lẻ xuất khẩu, Trung Quốc đang tiếp tục mất thị phần, trong đó Việt Nam có những lợi thế và là giải pháp thay thế phù hợp; là một trong những quốc gia có tầm quan trọng trên trường quốc tế.

Trong tháng 7, hãng vận tải viễn dương MSC cùng với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã công bố về việc thành lập một dự án cảng container trung chuyển mới gần TP.HCM. Sau khi hoàn thành, nhà ga này sẽ trở thành nhà ga lớn nhất cả nước.

Cả Maersk và CMA CGM đều đang đầu tư vào việc mở rộng cơ sở của riêng mình tại đây. Các hãng tàu đang tìm kiếm thị trường mới và đầu tư, mở rộng thị trường mới. Sự cạnh tranh tăng từ những năm trước dịch Covid-19. Việt Nam đã chiếm thị phần lớn trong thương mại sản xuất ngoài Trung Quốc với mức tăng gần 360% kể từ năm 2014 - năm Việt Nam bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực hàng hải và sản xuất.

Theo MDS Transmodal, Malaysia và Bangladesh đã tách ngành sản xuất hàng may mặc ra khỏi Trung Quốc, trong khi Đài Loan tăng nhẹ trong sản xuất kim loại. Theo Akhil Nair, Phó Chủ tịch cấp cao về sản phẩm, khu vực Châu Á Thái Bình Dương của SEKO Logistics, từ khi Hoa Kỳ áp thuế thương mại vào năm 2018, các nhà sản xuất bắt đầu tìm kiếm nguồn cung ứng thay thế Trung Quốc, ban đầu chỉ giới hạn trong lĩnh vực thời trang và giày dép.

Tác động kép của việc khóa cửa Covid-19 ở Trung Quốc (Scenzhen, Ninh Ba...) và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nguồn cung ứng thay thế, đặc biệt các quốc gia như Việt Nam. SEKO đã gia tăng thương mại nội Á đối với dòng nguyên liệu thô và tăng xuất khẩu hàng hóa thành phẩm từ Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác.

Mặc dù chính sách gần đây của Trung Quốc không ảnh hưởng đến hoạt động của tàu biển hoặc nhà ga, nhưng vẫn tác động đến các bộ phận khác của chuỗi cung ứng như vận tải đường bộ, kho bãi CFS. Theo Project 44, tổng công suất tàu TEU (container) rời các cảng Trung Quốc đã giảm kể từ đầu năm 2021, công suất tàu hàng tháng khoảng 11,2 triệu TEU trước năm 2021 giảm xuống còn 8,6 triệu TEUS. Các đơn hàng vận chuyển hàng hóa từTrung Quốc đến Mỹ trong tháng 11 dự kiến sẽ giảm từ 40% đến 50%.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ đã ký Công điện về việc tập trung hoàn thành rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
14 giờ
Thời sự - Chính trị
Các giám đốc điều hành Phố Wall đang chuẩn bị kế hoạch để mở rộng sang thị trường Trung Đông, không lâu sau khi các quốc gia trong khu vực này tuyên bố họ có hơn 2 nghìn tỷ đô la dành riêng cho hoạt động tại Hoa Kỳ.
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Phát biểu tại buổi họp báo ngày 20/5, ông Trần Trọng Dũng - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, Giải đi bộ - chạy bộ “Tự hào Thành phố tôi yêu” Cúp Agribank 2025 sẽ chính thức xuất phát vào ngày 15/6/2025 tại TP. Hồ Chí Minh với khoảng 6.000 VĐV tham gia.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Lịch sử xã hội loài người cứ tiến lên theo quy luật của nó với những nấc thang phát triển xã hội sau cao hơn xã hội trước và cuối cùng nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Năm trong số sáu nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đã báo cáo tăng trưởng Quý 1/2025 với kết quả đáng thất vọng, cho thấy động lực phát triển kinh tế trong vùng đang dần phai nhạt ngay cả trước khi các mức thuế quan của Mỹ đi vào hiệu lực.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/5.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Quốc hội bước sang tuần làm việc thứ ba tại Kỳ họp thứ 9 với việc xem xét hàng loạt dự án luật và các vấn đề quan trọng, trong đó có 2 dự án đường bộ cao tốc và việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và đổi mới công tác xây dựng & thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Để thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 68-NQ/TW, cần tập trung sửa đổi cơ bản hệ thống pháp luật, gồm sửa luật thuộc thẩm quyền Quốc hội và sửa các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền Chính phủ, bộ, ngành.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Quốc hội xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định tại Nghị quyết số 55 đến hết ngày 31/12/2030 theo Tờ trình của Chính phủ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong một tuyên bố chung, các quan chức hai bên cho biết họ sẽ giảm thuế quan, với bình luận: "...nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế và thương mại bền vững, lâu dài và cùng có lợi".
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế được đăng bởi Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thường trực Chính phủ yêu cầu tháo gỡ, tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Xuất khẩu từ Trung Quốc đã tăng 8,1% vào tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa ước tính tăng 1,9%. Số liệu này cũng cho thấy lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm hơn 21%, trong khi lượng hàng nhập khẩu giảm gần 14%.
1 tuần
Xem thêm