Thứ năm, 26/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Trái cây tỷ đô thanh long và bài toán mở rộng xuất khẩu trong dịch Covid-19

Sông Hương
- 17:30, 30/08/2021

(DNTO) - Hơn 91% lượng xuất khẩu thanh long của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc đang ngày càng mở rộng vùng trồng thanh long, siết chặt kiểm dịch nông sản…, thanh long Việt Nam phải có hướng đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường khác.

Giá thanh long lên xuống thất thường trong thời gian qua, có thời điểm chỉ còn 3.000-5.000 đồng/kg. Ảnh: T.L.

Giá thanh long lên xuống thất thường trong thời gian qua, có thời điểm chỉ còn 3.000-5.000 đồng/kg. Ảnh: T.L.

Thanh long gặp khó bởi dịch Covid- 19

Trao đổi trong Hội nghị giao thương trực tuyến thanh long Việt Nam với các thị trường xuất khẩu tiềm năng 2021, chiều 30/8, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cho biết, thanh long là một trong những mặt hàng trái cây xuất khẩu chủ lực, thường nằm trong nhóm sản phẩm xuất khẩu tỷ đô của Việt Nam. Xuất khẩu quả thanh long quý I/2021 chiếm 46,7% tổng trị giá xuất khẩu nhóm quả và hạt của cả nước.

Thị trường xuất khẩu chính của thanh long Việt Nam gồm Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia. Ngoài ra, thanh long còn được xuất khẩu tới các thị trường khác như Trung Đông, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Chile…

Tuy nhiên, thanh long các loại của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, chiếm 91,8% tổng kim ngạch xuất khẩu chủng loại quả này, đạt 301,8 triệu USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2020, theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương.

Cũng theo ông Vũ Bá Phú, hiện một số tỉnh trồng thanh long ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ đang chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19, khiến hoạt động sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ gặp khó. Các chi phí logistics tăng cao đột biến tăng thêm những bất cập cho xuất khẩu thanh long.

Thị trường xuất khẩu chủ lực là Trung Quốc siết chặt kiểm dịch với nhiều mặt hàng, trong đó có thanh long. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thanh long chưa có thói quen xuất khẩu chính ngạch, nên hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch của nhiều loại quả, trái cây sang Trung Quốc gặp khó càng thêm khó.

Thông tin từ báo Lào Cai hôm 29/8 cũng cho thấy, 2 tháng trước đây, mỗi ngày có khoảng 700 - 800 tấn quả thanh long xuất khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành. Tuy nhiên, từ khi dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, phía Trung Quốc đã tạm dừng nhập khẩu thanh long, gây thiệt hại lớn cho người trồng và doanh nghiệp xuất khẩu.

Điều này đã cho thấy việc phụ thuộc vào một thị trường để xuất khẩu đã khiến thanh long Việt Nam rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan” trong bối cảnh dịch Covid-19.

Tập trung vào “chất”, thay vì “lượng”

Tập trung sản xuất theo hướng hữu cơ, đáp ứng tiêu chuẩn thị trường khó tính là cơ hội để thanh long mở rộng thị trường sang các nước châu Âu, châu Úc, thay vì chỉ tập trung vào xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: T.L.

Tập trung sản xuất theo hướng hữu cơ, đáp ứng tiêu chuẩn thị trường khó tính là cơ hội để thanh long mở rộng thị trường sang các nước châu Âu, châu Úc, thay vì chỉ tập trung vào xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: T.L.

So với các thị trường khác như châu Âu, châu Mỹ, Úc, Nhật Bản thì Trung Quốc vẫn được xem là thị trường dễ tính đối với nông sản Việt Nam, trong đó có thanh long. Thế nhưng, việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu là điều bắt buộc phải làm, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 đã làm lộ rõ sự yếu thế của nông sản xuất khẩu khi phụ thuộc vào một thị trường.

Tuy nhiên, để có thể chinh phục các thị trường khác, đặc biệt là châu Âu, châu Mỹ, Úc hay Nhật Bản, sản xuất thanh long Việt Nam cần có hướng đi khác.

Hiện các doanh nghiệp cũng rất linh hoạt phát triển các sản phẩm từ quả thanh long, ngoài thanh long tươi, còn có thanh long sấy khô, sấy dẻo, nước ép, siro, snack, rượu vang, kem… Một số sản phẩm thanh long chế biến đã được xuất khẩu.

“Việc phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng từ thanh long và các cây nông nghiệp là hướng đi đúng để đa dạng hóa kênh tiêu thụ, giảm sức ép vụ mùa, phát triển thị trường và sản phẩm”, ông Vũ Bá phú nhận định.

Đồng tình với quan điểm thanh long Việt Nam cần nâng cao chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn nhà nhập khẩu, ông Nguyễn Phú Hòa, Tham tán Thương vụ Việt Nam tại Úc cho biết, hiện nhu cầu thanh long tại Úc rất lớn, bằng chứng là năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thanh long từ Việt Nam sang Úc tăng trưởng kỷ lục, lên đến 36% so với năm 2019, và đạt 4,18 triệu USD.

Trong những tháng đầu năm 2021, Thương vụ kết nối giúp xuất khẩu hàng chục tấn thanh long sang Úc, và tiêu thụ hết chỉ trong vài ngày, thậm chí còn “cháy hàng” tại một số siêu thị lớn. Tuy nhiên, ông Hòa cũng chia sẻ, việc lựa chọn quả thanh long đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, đảm bảo thời gian giao hàng thì không phải đơn giản và cần sự nỗ lực của các địa phương cùng các doanh nghiệp, hộ sản xuất đảm bảo nguồn cung thanh long cho phía Úc.

“Chủ chuỗi siêu thị MCQ tại Úc nói rằng chỉ cần có thanh long của Việt Nam sang là siêu thị này sẽ bày bán. Người dân Úc chấp nhận ăn ít nhưng phải ngon, chứ không phải mang hàng giá rẻ đến bán được. Có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lô đầu tiên chất lượng rất tốt, nhưng những lô sau chất lượng kém hơn, sau đó chấp nhận hạ giá để tiêu thụ, tuy nhiên thất bại và không thể tiếp tục xuất khẩu sang Úc”, ông Hòa cho hay.

Việc đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật cũng là yêu cầu khắt khe từ phía Nhật Bản. Ông Tạ Đức Minh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản lưu ý, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản cần đặc biệt chú trọng tuân thủ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, để tránh Nhật Bản áp dụng hình thức kiểm định toàn bộ lô hàng, khiến thời gian kiểm tra kéo dài có thể lên tới 3-5 ngày, sản phẩm mất độ tươi.

Vì vậy, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại lưu ý các địa phương cần hạn chế tối đa việc mở rộng diện tích trồng thanh long, mà cần tập trung nâng cao chất lượng, cụ thể là quy hoạch lại vùng trồng thanh long hữu cơ, gắn với việc đáp ứng yêu cầu cụ thể, chi tiết của từng thị trường nhập khẩu để có thể xuất khẩu thanh long một cách bền vững.

Long An và Bình Thuận được xem là "thủ phủ thanh long" Việt Nam.

Năm 2021, Long An có hơn 12.167 ha thanh long, 20% diện tích trồng theo hướng hữu cơ; trong đó huyện châu Thành chiếm diện tích hơn 9.100 ha, cho sản lượng gần 300.000 tấn/năm.

Bình Thuận hiện có 33.750 ha thanh long, trong đó, trên 11.900 ha được chứng nhận VietGAP và 517 ha được chứng nhận GlobalGAP. Dự kiến sản lượng thu hoạch từ đây đến cuối năm đạt 437.000 tấn.

Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay, giá thanh long lên xuống thất thường, nhiều thời điểm chỉ còn 3.000–5.000 đồng/kg.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Chiều 26/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính. Đây là điều chỉnh tăng lần thứ 5 liên tiếp. Theo đó, giá xăng RON 95 tiến gần mốc 22.000 đồng/lít.
2 giờ
Tài chính - Thị Trường
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
10 giờ
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam vẫn chưa thể góp mặt trong danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi của MSCI trong tháng 6 này. Thị trường đặt nhiều kỳ vọng cho đợt đánh giá nâng hạng tháng 9 này của FTSE Russell.
10 giờ
Tài chính - Thị Trường
Bật tăng mạnh sau thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump không kích Iran, giá dầu thế giới tăng bốc đầu, nhóm cổ phiếu dầu khí lại bất ngờ quay đầu giảm, trung bình giảm gần 5% thị giá, sau thông tin có thỏa thuận ngừng bắn tại Trung Đông.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sau khi giảm mạnh hơn 10 điểm, tương đương giảm khoảng 0,7%, thị trường chứng khoán ngày 23/6 chỉ còn mất 1,7 điểm thời điểm chốt phiên sáng.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Động thái tấn công Iran từ Chính quyền ông Trump đã làm căng thẳng thêm xung đột giữa Israel và Iran, các thị trường tài chính trên thế giới, trong đó có chứng khoán, được cho sẽ đứng trước nhiều thách thức.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, thị trường đang cùng lúc xuất hiện nhiều biến số, từ câu chuyện của Fed, xung tại Trung Đông hay thuế quan của Mỹ, tuy nhiên biến số lớn nhất nhà đầu tư cần quan tâm chín là nội tại nền kinh tế.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán trong nước giữ tâm lý lạc quan khi bật tăng hơn 22 điểm nhờ đồng loạt các mã cổ phiếu và các nhóm ngành tăng giá, bất chấp lo lắng từ như xung đột giữa Iran - Israel hay thông tin thuế đối ứng của Mỹ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tình hình kinh tế tại châu Á trong các ngày qua có phần ổn định mặc cho nhiều biến động trên thế giới và giá dầu tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
F88 đang từng bước chuẩn bị để chính thức tham gia thị trường chứng khoán với hơn 8,2 triệu cổ phiếu đăng ký, mệnh giá 10.000 đồng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Diễn biến của tỷ giá VND/USD không còn xuất phát từ các yếu tố quốc tế như DXY hay CNY, mà đến từ sự thay đổi trong chiến lược cấu trúc vốn và nghĩa vụ trả nợ ngoại tệ, điều này có thể tạo nên áp lực mang tính dài hạn, ông Trần Ngọc Báu - CEO Công ty Dữ liệu Kinh tế Tài chính WiGroup cho biết.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua ​​thập kỷ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1960 do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Hưởng ứng chiến lược phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Sacombank tiếp tục giữ vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy hành vi tiêu dùng hiện đại bằng cách đồng hành với vai trò nhà tài trợ Bạc cho chương trình “Ngày không tiền mặt” 2025.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu Viettel đồng loạt tăng điểm dù thị trường ảm đạm, lình xình chờ thông tin từ đàm phán thuế quan. Các mã CTR, VTP, VGI, VTK đều bật mạnh.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
VN-Index khởi động tuần mới bằng hình mẫu cây nến giảm mạnh khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng, tuy nhiên điều này chủ yếu do một vài mã vốn hóa lớn bị bán mạnh. Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược VPBankS kỳ vọng, sau nhịp chỉnh này, xu hướng tích cực tiếp tục với nhịp bật đi lên.
2 tuần
Xem thêm