Thứ hai, 13/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

TP.HCM đón Tết giãn cách để mong an lành

Hoàng Anh Tuấn
- 21:56, 11/02/2021

(DNTO) - Tối 30 Tết, đường xá Thành phố vốn luôn tấp nập trong ngày cuối năm đã trở nên vắng vẻ hơn so với thường lệ, thay vào đó là không khí quây quần bên người thân, gia đình.

Đường Lê Thánh Tôn, Quận 1 vắng bóng người chiều 30 Tết. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

Đường Lê Thánh Tôn, Quận 1 vắng bóng người chiều 30 Tết. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

Cùng với người dân cả nước, nhất là ở những địa phương đang bị ảnh hưởng trực tiếp của dịch COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng, người dân Thành phố Hồ Chí Minh chờ đón thời khắc bước sang năm Tân Sửu 2021 với không khí trầm lắng, khác lạ chưa từng có từ trước đến nay.

Tối 30 Tết, đường xá Thành phố vốn luôn tấp nập trong ngày cuối năm đã trở nên vắng vẻ hơn so với thường lệ những đêm Giao thừa trước đây. Thay vào đó là không khí quây quần bên người thân, gia đình là không khí “chủ đạo” trong việc đón năm mới.

Để chuẩn bị chào đón năm mới Tân Sửu 2021, đã thành thông lệ hàng năm, khắp các tuyến đường từ trung tâm Thành phố đến ngoại thành cũng được trang hoàng rực rỡ với những thiết kế họa tiết bằng đèn led, hoa cảnh đủ sắc màu, cùng với cờ phướn, pano, áp phích, đặc biệt không thể thiếu cờ đỏ sao vàng năm cánh, cờ đỏ búa liềm. Tất cả tạo không khí Xuân rực rỡ khắp phố phường.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của dịch COVID-19 diễn biến phức tạp vào những ngày cận Tết, chấp hành nghiêm các khuyến cáo của ngành y tế, chính quyền thành phố trong việc thực hiện các quy định về phòng chống dịch bệnh, trong đó có việc hạn chế tập trung đông người, đi lại không cần thiết, người dân Thành phố đã lựa chọn việc đón Giao thừa ở nhà.

Với nhiều gia đình, những kế hoạch chơi Tết phải thay đổi, buộc phải lựa chọn đón Tết ở Thành phố, ở nhà cũng là cơ hội để chuẩn bị trang hoàng nhà cửa, ăn Tết cũng kỹ càng, chăm chút hơn.

Có thể nói, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất nhiều đến mọi mặt của đời sống kinh tế-văn hóa, xã hội, trong đó việc đón Tết cũng không thể tránh khỏi. Việc tổ chức đón Tết, chơi Tết trong bối cảnh dịch bệnh cũng phải thay đổi cho phù hợp với các biện pháp phòng chống dịch.

Nhân viên y tế dự phòng phun khử khuẩn tại khu vực Đường Hoa xuân năm 2021, chiều 30 Tết. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

Nhân viên y tế dự phòng phun khử khuẩn tại khu vực Đường Hoa xuân năm 2021, chiều 30 Tết. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

Trước thềm đón năm mới Tân Sửu 2021, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên cũng đã gửi gắm đến nhân dân Thành phố thông điệp: “Vui Tết tại nhà, từng gia đình, tạo không khí vui tươi, đầm ấm và an lành”, đồng thời “mong các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang... cùng chia sẻ công việc khi dịch bệnh diễn ra đúng dịp Tết.”

Lời chia sẻ của người đứng đầu Đảng bộ Thành phố cũng là sự động viên rất lớn đối với những người đang làm nhiệm vụ chống dịch COVID-19 bất kể ngày đêm, trong những ngày Tết.

Tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi, nơi đang điều trị cho 43 bệnh nhân mắc COVID-19, chiều 30 Tháng Chạp không khí cũng rộn rã hơn ngày thường.

Bác sỹ Nguyễn Thành Dũng, Giám đốc Bệnh viện Dã chiến Củ Chi, cho biết trong những ngày Tết Nguyên đán Tân Sửu có 40 cán bộ, nhân viên y tế “trực chiến” tại bệnh viện.

Để động viên tinh thần, lãnh đạo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện Dã chiến Củ Chi đã chuẩn bị một bữa cơm tất niên nho nhỏ cho toàn thể cán bộ, nhân viên y tế tại đây.

Bên cạnh đó không thể thiếu các loại bánh mứt, trái cây để mọi người cùng vui Xuân đón Tết.

Riêng đối với các bệnh nhân, do điều kiện phải cách ly nghiêm ngặt nên Bệnh viện hạn chế các hoạt động tập thể, thay vào đó cho phép người nhà tiếp tế các loại thực phẩm, trái cây để người bệnh đón Tết ngay tại phòng bệnh.

“Đây là cái Tết đặc biệt nhất từ trước đến nay của tất cả nhân viên y tế chúng tôi và các bệnh nhân. Năm mới chúng tôi cầu mong các bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh để sớm trở về nhà, mong hơn nữa là dịch COVID-19 chấm dứt để mọi người đều được đoàn viên với gia đình, người thân,” bác sỹ Dũng chia sẻ.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chụp ảnh lưu niệm cùng tập thể cán bộ,nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh lý hô hấp cấp tính Củ Chi. (Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN)

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chụp ảnh lưu niệm cùng tập thể cán bộ,nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh lý hô hấp cấp tính Củ Chi. (Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN)

Trong điều kiện “bình thường mới,” dịch COVID-19 lây lan trong cộng đồng, một số khu vực ở Thành phố Hồ Chí Minh phải thực hiện việc phong tỏa để kiểm soát dịch bệnh lây lan.

Hàng nghìn hộ dân đã phải thực hiện việc “cách ly” với bên ngoài ngay trước Tết cũng gặp khó khăn. Tuy nhiên, với tinh thần “tương thân, tương ái,” chính quyền và cộng đồng đã sẵn sàng chung tay chuẩn bị, chăm lo Tết cho người dân trong khu phong tỏa.

Tại khu vực Mả Lạng, phường Nguyễn Cư Trinh (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), nơi có gần 2.000 hộ dân ảnh hưởng của việc phong tỏa do trong khu vực có người mắc COVID-19, chính quyền địa phương nới đây và người dân, doanh nghiệp xung quanh đã có nhiều hoạt động thiết thực, hỗ trợ người dân trong khu phong tỏa kịp thời.

Cán bộ, nhân viên và người dân phường Nguyễn Cư Trinh đã chuẩn bị gói bánh chưng, nấu thịt kho hột vịt và hàng trăm phần quà, thực phẩm cung cấp cho người dân.

Tương tự, người dân ở tại hơn 30 điểm phong tỏa ở các nơi trên địa bàn Thành phố cũng được hỗ trợ, đảm bảo được đón Tết đủ đày.

Có lẽ, tất cả đang thực hiện tốt phương châm “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình là một tổ chiến đấu; mỗi quận, huyện là một pháo đài vững chắc phòng chống dịch.”

Cùng với câu chuyện của dịch bệnh, với Đảng bộ và chính quyền, nhân dân thành phố mang tên Bác, năm 2020 vừa qua, trong tình hình rất khó khăn nhưng với sự phối hợp đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, chung sức của nhân dân, doanh nghiệp, quyết tâm thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa phòng, chống dịch, vừa duy trì và phát triển hoạt động sản xuất-kinh doanh, kinh tế Thành phố dù tăng trưởng thấp nhưng vẫn có những kết quả đáng ghi nhận.

Kinh tế Thành phố tăng trưởng dương, đạt 1,39% so với cùng kỳ năm trước; hoạt động thu ngân sách có nhiều nỗ lực, ước tính thu ngân sách năm 2020 là 352.000 tỷ đồng, đạt 86,74% dự toán; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước tính chiếm 35% tổng GRDP.

Công tác y tế đã hoàn thành tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19, tiếp tục nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, quản lý các bệnh viện.

Cùng với đó, công tác chăm lo, hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách được thực hiện thường xuyên, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố được tăng cường và giữ vững.

Thành phố Hồ Chí Minh cũng tổ chức thành công Đại hội lần thứ XI của Đảng bộ Thành phố. Đại hội đã thông qua 51 chương trình, đề án để thực hiện 3 chương trình đột phá và 1 chương trình trọng điểm giai đoạn 2020-2025 và định hướng năm 2030.

Ngay trước khi bước qua năm Tân Sửu, Thành phố đã hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, gắn với khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là động lực phát triển của Thành phố trong thời gian tới, ghi dấu ấn về việc lần đầu tiên thành lập thành phố trong thành phố trực thuộc Trung ương.

Đây được xem là động lực đột phá trong phát triển kinh tế cũng như mô hình chính quyền đô thị của Thành phố thời gian tới, sẽ đóng góp khoảng 30-35% GRDP của Thành phố, tương đương đóng góp 7% GDP quốc gia.

Bước vào năm Tân Sửu 2021, với những nền tảng đạt được trong nhiều năm qua trong phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, cùng với nỗ lực của cả hệ thống chính trị cùng với sự chung sức của các tầng lớp nhân dân công tác phòng, chống dịch COVID-19, tất cả người dân Thành phố đều cầu mong dịch bệnh qua mau, mọi hoạt động của cuộc sống trở lại bình thường mới, tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng nhà nước kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh vàng miếng, nhất là các hành vi đầu cơ, thao túng, đẩy giá…; trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật kịp thời chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an xử lý theo quy định.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Chi phí đầu tư một suất điện mặt trời mái nhà tại các nhà xưởng rất lớn, có thể lên tới hàng tỷ đồng nhưng không phải lúc nào điện sản xuất ra cũng tiêu thụ hết. Chuyên gia cho rằng nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp bán điện cho đối tác để thu hồi vốn và khuyến khích thị trường này phát triển.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Ban lãnh đạo Hội Doanh nhân trẻ Gia Lai đã đồng hành chương trình "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Gia Lai 2024", ủng hộ và trao tặng 20 suất quà (200.000 đồng/suất) và 10 suất quà trị giá 200.000đồng/suất, cho gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Ia Lang, huyện Đức Cơ, Gia Lai.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Nền kinh tế châu Âu cho thấy dấu hiệu triển vọng tích cực, với mức tăng trưởng 0,3% trong quý 1/2024, lạm phát và vấn đề năng lượng có phần thuyên giảm.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Các mặt hàng Việt Nam bị điều tra phòng vệ thương mại đa dạng, từ mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, như tủ gỗ, tôm, cá tra-basa…, đến các mặt hàng có kim ngạch nhỏ hơn như đệm mút, máy cắt cỏ, mật ong...
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Việc duy trì ổn định lưới điện vẫn là yêu cầu quan trọng hàng đầu, vì vậy, theo chuyên gia, quy định “giá 0 đồng” hay “không mua bán điện mặt trời” là cách tiếp cận thận trọng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang tìm kiếm một tiêu chuẩn chung cho chính sách bảo vệ môi trường để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, liên quan đến vụ án Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, đến nay cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố và bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với kỳ họp vào tháng trước.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
70 năm đã trôi qua càng cho ta thấy chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là thiên sử vàng, là mốc son tô thắm lịch sử hào hùng của dân tộc ta, mà còn là một kỳ tích lịch sử mang tầm vóc thời đại.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tăng cường quản lý giá, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng thời điểm, đồng thời yêu cầu xử nghiêm vi phạm về thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thị trường truyền thống và chiếm tỷ trọng hơn 40% hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn thách thức mới, tạo ra những rào cản mới với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. 
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), sáng 26/4, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh (MAUR) đã tổ chức chạy thử nghiệm tự động đoàn tàu tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
49 năm đã trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, ngày của một thiên sử vàng chói lọi – ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, cả giang sơn Việt Nam vĩnh viễn thu về một mối.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
2 tuần
Xem thêm