Tìm lời giải cho cơn khát nhân lực số
(DNTO) - Việc đào tạo nhân lực số có đủ kiến thức chuyên môn và các kỹ năng mềm đáp ứng được môi trường lao động kỹ thuật cao là một thách thức lớn.
Cơn khát nhân lực số tại Việt Nam
Thời gian gần đây vấn đề “Chuyển đổi số” đang trở thành chủ đề nóng trên các diễn đàn, điều đó cho thấy lãnh đạo các cấp, các ngành đến các doanh nghiệp tại Việt Nam đã nhận rõ yêu cầu cấp bách mang tính chiến lược của chuyển đổi số và coi đó là yếu tố then chốt cho sự phát triển. Tuy nhiên, từ nhận thức đến thực tiễn là một khoảng cách khá xa với nhiều khó khăn thách thức mà nhiều Doanh nghiệp, nhiều cơ quan, tổ chức đang phải đối mặt: đó là chuyển đổi cái gì? Bắt đầu từ đâu và ai làm được những việc đó? Hay nói cách khác là bài toàn Nhân lực số, giải pháp số chưa tìm được lời giải. Nói về “Nhân lực số” không phải đến thời điểm Chính phủ Việt Nam phê duyệt chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướn đến 2030” mới nhận ra sự thiếu hụt về nhân lực công nghệ cao mà đã lộ rõ khoảng trống từ khi Tập đoàn công nghệ Intel đầu tư vào Khu công nghệ cao (SHTP) Thành phố Hồ Chí Minh (2006).
Từ đó đến này nền kinh tế Việt Nam đã có bước chuyển dịch quan trọng, bắt đầu từ các Tập đoàn công nghệ nước ngoài đổ vào đầu tư tại Việt Nam, các Doanh nghiệp trong nước cũng đầu tư đổi mới công nghệ để tăng năng suốt, nâng cao chất lượng sản phẩm. Do đó nhu cầu về nhân lực số đòi hỏi ngày càng cao và thực sự trở thành cơn khát. Theo số liệu Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số công bố hồi quý 3 năm 2022, tỷ lệ nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) trên tổng số lao động của Việt Nam ước đạt 1% trong tổng số 51 triệu lao động. Trong khi đó, công tác đào tào phát triển nguồn nhân lực chưa theo kịp được với nhu cầu thực tiễn, đặc biệt là chưa có được quy chuẩn cần thiết về nhân lực số. Một số Tập đoàn công nhệ như FPT, Viettel, hay VinGroup đã chủ động tự đào tạo nhân lực số, nhưng cũng chưa đủ đáp ứng cho nội bộ ngành, vì thế cơn khát nhân lực số vẫn đang là vấn đề đặt ra hết sức cấp thiết.
Tiên phong là không chờ đợi
Ngay từ khi đất nước ta khởi động Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhiều chuyên gia đã nhận ra yếu tố cốt lõi để hiện thực hóa là nguồn nhân lực. Trong nhiều chương trình “Quốc gia khởi nghiệp” trên sóng VTV, chuyên gia Nguyễn Hữu Thái Hòa đã nhiều lần nhắc tới vấn đề này, cũng như đề cập những kinh nghiệm thực tiễn mà nước láng giềng Singapore đã thành công. Năm 2017, anh Nguyễn Hữu Thái Hòa đã dịch và xuất bản cuốn Ibosses – Thủ lĩnh số thế hệ Y của Tiến sĩ Patrick Khor, nhà đầu tư “mát tay” của thế giới, đồng thời giảng viên nổi tiếng nhất về khởi nghiệp tại Singapore. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra hờ hững, chưa hào hứng tiếp cận. Gần đây nhất một số doanh nghiệp trẻ đã không chờ đợi chuẩn hóa mà mạnh dạn dấn thân vào lĩnh vực tư vấn đào tạo nhân lực số, trong đó phải kể đến Công ty cổ phần Việt nam startup (VNS), tiền thân là Công ty cổ phần tư vấn đào tạo nhân lực (META DNS).
Điều thú vị là VNS đi ngược quy trình, không chọn lựa nhân lực được đào tạo từ các Trường đại học, cao đẳng mà liên kết hỗ trợ đào tạo cùng nhà trường bằng các chương trình Workshop cởi mở, thiết thực với sinh viên. Công ty đã mời các chuyên gia công nghệ chia sẻ những kiến thức cơ bản, những kinh nghiệm thực tiễn, thông qua đó đó vừa truyền động lực vừa định hướng khởi nghiệp cho sinh viên. Ngoài ra, VNS còn tổ chức các buổi đào tạo Online, offline hoàn toàn miễn phí cho sinh viên và những người quan tâm lĩnh vực này. CEO VNS Lê Vũ Hoàng Lân nói: “Tiên phong là không chờ đợi. Chúng ta không tiếp cận và trang bị cho Gen Z từ bây giờ thì nguồn nhân lực số cho hiện tại và tương lai vẫn luôn bị thiếu hụt”.
Sau buổi chia sẻ với sinh viên Trường đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) chuyên gia David Nguyên – Giám đốc thương mại điện tử Canada khu vực Bắc Mỹ bày tỏ: “Tôi cảm thấy thú vị khi một Công ty khởi nghiệp liên kết với HUTECH tổ chức Workshop rất bổ ích với sự tham gia của gần 500 sinh viên như thế này. Tôi sẵn sàng tham gia và chia sẻ những gì tôi tích lũy được cho các bạn trẻ”.
Thời cơ và thách thức
Sau đại dịch Covid-19 nền kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi, đồng thời cũng là thời điểm nhiều tập đoàn công nghệ tiếp tục đầu tư, hoặc chuyển dịch các nhà máy từ Trung Quốc về việt Nam, đây thực sự là một cơ hội lớn tuy nhiên cũng là thách thức lớn về nhân lực có chất lượng cao.
Chính vì thế, sự nhanh nhạy chuyển hướng đào tạo nhân lực số có đủ kiến thức chuyên môn, về các kỹ năng mềm đáp ứng được môi trường lao động kỹ thuật cao là một thách thức lớn. VNS vừa đào tạo, tư vấn mở về nhân lực số cho sinh viên tạo tiền đề cho Gen Z khởi nghiệp đúng định hướng, đồng thời hỗ trợ các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tái khởi nghiệp bằng các giải pháp số hóa. Đây thực sự là một lựa chọn đầy mới mẻ, thú vị nhưng cũng đòi hỏi nhiệt tâm cống hiến của VNS để xây dựng các bộ giáo trình đào tạo và cần sự đồng hành nhiều hơn nữa của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước.