Thứ bảy, 19/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thông tư 14: 'Chưa thấm' với doanh nghiệp

Hoàng Yến
- 20:00, 13/09/2021

(DNTO) - Thông tư 14/2021/TT-NHNN (Thông tư 14) được kỳ vọng sẽ hỗ trợ giúp các doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, theo nhiều doanh nghiệp và các chuyên gia, sự hỗ trợ này vẫn "chưa thấm" với các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.

Thông tư 14/2021/TT-NHNN (Thông tư 14) sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 7/9/2021. Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, việc ra đời của Thông tư 14 nằm trong sự chờ đợi của phía doanh nghiệp. 

Điểm nổi bật của thông tư này là cho phép các tổ chức tín dụng được kéo dài cơ cấu nợ thêm 6 tháng so với quy định cũ cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Cụ thể, những khoản nợ có thể được cơ cấu lại thời gian trả nợ gồm phát sinh trước ngày 1/8/2021, thay vì trước ngày 10/6/2020; phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 30/6/2022, thay vì từ ngày 23/1/2020 đến ngày 31/12/2021 như quy định tại Thông tư 03...

Thời gian thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cũng được kéo dài đến ngày 30/6/2022, thay vì thời điểm 31/12/2021 như quy định trước đó. 

Như vậy, doanh nghiệp có thể nửa năm để xoay sở, ứng phó với tình hình hiện tại. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng, Thông tư 14 vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý.

Nhiều doanh nghiệp vẫn

Nhiều doanh nghiệp vẫn "gặp khó" với Thông tư 14. Ảnh: T.L

Theo ông Phạm Văn Việt, Tổng giám đốc Việt Thắng Jeans, việc triển khai thông tư chỉ kéo dài thêm 6 tháng là không hợp lý.

"Việc triển khai thực hiện thông tư phải mất 2, 3 tháng bởi các điều kiện giãn cách đi lại khó khăn. Nếu doanh nghiệp phục hồi lại cũng mất từ 3-6 tháng, doanh nghiệp nhiều lao động cũng mất cả năm, như vậy các doanh nghiệp chỉ còn khoảng 6 tháng thì chưa kịp phục hồi được", ông Việt nhận định và cho biết thêm, cơ quan chức năng cần xem xét lại chứ không thể cứ sửa Thông tư 01, 03 rồi lại Thông tư 14.

Việc triển khai thông tư cũng cần phải tiến hành nhanh chóng để tránh việc chuyển nợ xấu, cho phép doanh nghiệp khoanh nợ. "Với doanh nghiệp chúng tôi, hết tháng này là hết dòng tiền. Phải 3-4 tháng nữa sản xuất thì dòng tiền mới về, nên đề nghị cho gia hạn lãi tự động đến 24 tháng nữa chứ không phải đến ngày 30/6", ông Việt đề xuất.

Phát biểu trong buổi thảo luận cùng lãnh đạo thành phố Thủ Đức, TP.HCM, về việc hỗ trợ các doanh nghiệp sau đại dịch, đại diện của  Ngân hàng Vietcombank cho biết: "Với Thông tư 14, mặc dù chúng tôi đã góp ý dự thảo Ngân hàng Nhà nước nhưng không được sửa đổi. Sẽ khó thực hiện bởi trong tháng 9, phương án cơ cấu nợ cho doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải có phương án kinh doanh khả thi trong 6 tháng tới, thậm chí phải có doanh thu gấp 8 lần doanh thu bình thường mà doanh nghiệp đạt được".

"Chúng ta không đẩy rủi ro về tương lai với cách thức mà Thông tư 14 áp dụng, bởi gánh nặng khoản nợ trong vòng 6 tháng tới là rất lớn. Doanh nghiệp có nhu cầu cơ cấu nợ thì cần làm việc rõ với các ngân hàng", vị này cho biết.

Theo nhiều doanh nghiệp, một điểm Thông tư 14 vẫn còn chưa hợp lý đó là quy định giới hạn thời gian cơ cấu tối đa 12 tháng kể từ thời điểm cơ cấu nợ. Trong bối cảnh hiện nay, sau 12 tháng được cơ cấu nợ, doanh nghiệp sẽ khó mà trả nợ. Do đó, đa phần đều cho rằng họ cần thêm thời gian nữa, thậm chí có thể là tối đa 24 tháng thì mới xoay sở được.

Đợt dịch bệnh lần thứ 4 đã khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng kiệt quệ, thậm chí thoi thóp sống. Doanh nghiệp sẽ cần rất nhiều thời gian cũng như tiềm lực kinh tế để có thể phục hồi lại, điều đó đồng nghĩa sẽ có rất nhiều khoản vay phải phát sinh sau ngày 1/8 - khi mà dòng tiền nhiều doanh nghiệp đã cạn kiệt. Các khoản vay này lại trở thành gánh nặng rất lớn cho doanh nghiệp, một đại diện doanh nghiệp cho biết.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán châu Á, ngày 17/7, đã trải qua một phiên giao dịch đầy biến động và phân hóa, khi các nhà đầu tư phải cân bằng giữa đà tăng tích cực từ Phố Wall và những lo ngại sâu sắc về các yếu tố chính sách vĩ mô toàn cầu. Thay vì một xu hướng tăng đồng bộ, một bức tranh đa chiều đã phản ánh sự nhạy cảm của khu vực trước những tín hiệu từ Washington và các dữ liệu kinh tế quan trọng.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Đó là nhận định của chuyên gia của VPBankS. Theo ông, việc VN-Index có thể vượt đỉnh lịch sử năm 2021-2022 chỉ còn là câu chuyện thời gian và kỳ vọng, mốc thời gian vượt qua có thể rơi vào tầm tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay và trong điều kiện dòng tiền ngoại tiếp tục giải ngân mạnh mẽ như hiện nay, VN-Index có thể chạm vùng đỉnh tầm cuối tháng 7, đầu tháng 8 này.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển đổi dân số nhanh chóng. Sự già hóa dân số là cơ hội để phát triển thị trường hàng hóa phục vụ nhu cầu đặc thù cho người cao tuổi, giới chuyên môn gọi là nền kinh tế bạc. Hiện nay, tuy chưa được khai thác triệt để nhưng nhiều doanh nghiệp cũng đã nhận ra cơ hội kinh doanh hấp dẫn trong lĩnh vực này.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia VinaCapital đánh giá, dù áp lực lên tỷ giá không hề nhỏ tuy nhiên sự biến động của tỷ giá nếu có cũng không đáng quan ngại bởi đang có nhiều yếu tố tích cực ủng hộ cho thị trường chứng khoán.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo quy định mới, hàng nhập khẩu có giá trị dưới 1 triệu đồng, sẽ áp dụng quy trình thu thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động qua các đơn vị chuyển phát nhanh.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán đã ghi nhận nhiều dấu ấn đặc biệt trong tuần qua như việc VN30 lập đỉnh, khối ngoại chi mạnh giải ngân cùng triển vọng VN-Index vượt đỉnh lịch sử trong tâm lý tích cực của nhà đầu tư.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tâm điểm của bức tranh kinh tế thế giới hôm nay là một sự đối lập sâu sắc: trong khi những đòn thuế quan cứng rắn từ Hoa Kỳ phủ bóng đen lên triển vọng thương mại và tăng trưởng toàn cầu, thì một "ngọn hải đăng" công nghệ mang tên Nvidia vẫn rực sáng, xô đổ mọi kỷ lục để trở thành công ty đầu tiên trên thế giới được định giá 4 nghìn tỷ USD.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Một làn sóng chấn động đã lan khắp các thị trường châu Á vào phiên giao dịch ngày 8/7, nhưng không theo cách mà nhiều người vẫn dự đoán.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tâm lý lo lắng của người dân đã lan ra tiêu dùng, cùng đó sự chậm lại của vòng quay tiền trong nền kinh tế dù cung tiền đẩy ra nhiều là nguyên nhân dẫn đến thực tế trên, theo TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách của Thủ tướng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tác động thuế quan với các doanh nghiệp có thể xuất hiện trong quý 3 và quý 4 tới đây. Khi mức định giá của thị trường đã không còn rẻ, VN-Index được cho sẽ hướng tới vùng giá mục tiêu 1.420 điểm, khó vượt lên vùng đỉnh lịch sử năm 2022, SHS Research cho biết.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Dù còn phải chờ đợi thêm công bố chính thức về thuế quan từ Mỹ nhưng theo nhiều chuyên gia, hiện tại các yếu tố nội lực tích cực sẽ đóng vai trò then chốt hơn so với hoạt động xuất khẩu trong quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chứng khoán bật tăng hơn 7 điểm trong phiên sáng, tuy nhiên phiên chiều có thời điểm chỉ số rơi xuống hơn 10 điểm, kết phiên VN-Index vẫn giảm so với phiên hôm qua khi thông tin thuế đối ứng Mỹ áp cho Việt Nam xuất hiện trên trang mạng xã hội của ông Donald Trump.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu chứng khoán đồng loạt bật tăng trong phiên giao dịch ngày 2/7 đã kéo thị trường đi lên. VN-Index kết phiên tăng 7 điểm vượt ngưỡng 1.380 điểm.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
2 tuần
Xem thêm