Thứ bảy, 20/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Doanh nghiệp trăn trở với nỗi lo khan hiếm nguồn nhân lực khi tái sản xuất

Hồng Gấm
- 13:30, 13/09/2021

(DNTO) - Khi “sắc xanh”, “sắc vàng” đang lấn dần “sắc đỏ” và “sắc cam”, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh ráo riết chuẩn bị kế hoạch sản xuất trở lại sau hơn 100 ngày ngừng hoạt động. Tuy nhiên, điều khiến các doanh nghiệp đau đầu hiện nay là vấn đề thiếu hụt nhân sự sau thời gian dài giãn cách.

Nhiều công nhân về quê tránh dịch, tìm việc mới duy trì cuộc sống khiến các nhà máy đối mặt nguy cơ khan hiếm lao động khi sản xuất trở lại. Ảnh: TL.

Nhiều công nhân về quê tránh dịch, tìm việc mới duy trì cuộc sống khiến các nhà máy đối mặt nguy cơ khan hiếm lao động khi sản xuất trở lại. Ảnh: TL.

Thiếu nguồn nhân lực cho giai đoạn phục hồi

Sau hơn 3 tháng giãn cách xã hội với nhiều mức độ, tình hình kiểm soát dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM đã đạt được nhiều tín hiệu khả quan. Mới đây, UBND TP.HCM đã tổ chức hội nghị tiếp thu ý kiến đóng góp từ cộng đồng doanh nghiệp, hoàn thiện dự thảo kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế sau ngày 15/9. Đây được xem như chiếc "phao cứu sinh” giúp doanh nghiệp phục hồi kinh doanh sau chuỗi ngày đóng cửa.

Tuy nhiên, điều khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng là sau khi sản xuất được hoạt động trở lại, nguồn nhân lực lại không đủ đáp ứng. Bởi khi dịch bệnh ập đến, doanh nghiệp không có nguồn thu nên đóng cửa, từ đó người lao động không có thu nhập nên đã bỏ về quê rất nhiều.

Tin nên đọc

Đại diện công ty chuyên về dịch vụ, thương mại sửa chữa ôtô tại TP Thủ Đức cho biết, hơn 50% nhân sự công ty đã về quê sau khi TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16. Số nhân sự vẫn trụ lại thành phố thì tỷ lệ đã tiêm vaccine mũi 1 chỉ khoảng 30%.

"Với số lượng nhân sự khó kịp trở lại TP.HCM vào ngày 15/9, cộng với số chưa được tiêm vaccine khá lớn, nếu công ty vẫn quyết định mở lại hoạt động thì nhân sự tham gia chỉ khoảng hơn 20%", vị này nói.

Ông Lê Minh Tâm, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần thực phẩm Trung Sơn đặt tại Khu công nghiệp Tân Tạo (quận Bình Tân) nhận định, trong tình huống dịch được khống chế, nền kinh tế mở cửa trở lại, khả năng đến cuối năm nay, công suất của nhà máy cũng chỉ đạt 50%.

"Có nhiều lý do khiến nhà máy không thể đạt công suất tối đa, trong đó phải kể đến nguồn lao động không dồi dào như trước", ông Tâm nói và phân trần, trước đây nhà máy có gần 900 lao động, ở đợt bùng phát dịch vừa qua, hơn 300 công nhân nhiễm bệnh. Số còn lại phải đi cách ly tập trung khiến tâm lý người lao động bất ổn, mệt mỏi. Sau các đợt điều trị, nhiều người đã rời thành phố về quê, đến nay chỉ còn khoảng 500 người ở lại.

Thiếu lao động ngay khi đang thực hiện "3 tại chỗ" và "1 cung đường, 2 điểm đến" là tình trạng của Công ty TNHH Nidec Việt Nam (Khu công nghệ cao, TP Thủ Đức). Ông Lưu Kim Hồng, Chủ tịch Công đoàn công ty cho hay giữa tháng 7, chính quyền yêu cầu doanh nghiệp không đảm bảo an toàn phòng dịch phải ngừng hoạt động, gần 6.000 công nhân của nhà máy tạm nghỉ việc. Sau đó phương án sản xuất được thông qua nhưng việc huy động nhân sự gặp khó khăn. Hơn 500 công nhân ở Đồng Nai, Bình Dương không đi lại được, số khác đã về quê hoặc bị "kẹt" trong các khu phong tỏa.

"Kế hoạch sản xuất sắp tới cần 3.000 lao động nhưng hiện mới chỉ có gần 2.000 người", ông Hồng chia sẻ. Bộ phận nhân sự nhà máy đang đẩy mạnh tuyển dụng, đưa ra nhiều phúc lợi như công ty sẽ lo toàn bộ chi phí xét nghiệm Covid-19, ăn ở tại khách sạn, trong thời gian nghỉ chờ việc được nhận 70% lương, ngoài ra mỗi ngày còn được trợ cấp 140.000 đồng...

"Tuy nhiên, người lao động không mặn mà", đại diện công đoàn nói. Nhiều công nhân chưa sẵn sàng quay lại nhà máy do tâm lý sợ dịch bệnh. Họ muốn được về quê tránh dịch để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.

Doanh nghiệp kiến nghị được trao quyền chủ động phòng dịch

Ông Nguyễn Thanh An, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Samho Việt Nam cho rằng, muốn giữ chân lao động, ngoài sự nỗ lực của doanh nghiệp, các gói hỗ trợ của Nhà nước cần được đẩy nhanh hơn, đơn giản thủ tục để tiền sớm đến tay công nhân khó khăn.

Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó chủ tịch Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso), doanh nghiệp nào cũng muốn sớm đưa lao động quay trở lại nhà máy nhưng họ đang rất bị động vì chưa biết khi nào nền kinh tế mở cửa trở lại để thương lượng đơn hàng với đối tác, từ đó có phương án giữ chân hoặc đón lao động.

"Khi dịch bùng phát mạnh ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam, Chính phủ đề nghị các tỉnh, thành lên phương án đón lao động trở về, nên chăng khi dịch được khống chế, nền kinh tế mở cửa trở lại, Chính phủ cũng nên yêu cầu các nơi phối hợp để đưa lực lượng này quay trở lại", bà Xuân kiến nghị.

Bày tỏ quan điểm của mình, ông Nguyễn Bình Minh, Giám đốc Công ty TNHH Chế biến gỗ Minh Tâm cho rằng, để doanh nghiệp có thể sản xuất kinh doanh an toàn sau ngày 15/9, chính quyền nên cho doanh nghiệp chủ động phòng, chống dịch. Vì hơn ai hết, doanh nghiệp phải biết cách bảo vệ nguồn lực an toàn để bảo đảm sản xuất, kinh doanh không bị đứt gãy.

“Sau ngày 15/9, thành phố nên trao quyền chủ động cho các doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh an toàn, áp dụng phương pháp hậu kiểm thay vì tiền kiểm, để các doanh nghiệp tự chủ trong các phương pháp phòng, chống dịch thì sẽ đạt được kết quả cao hơn.

Muốn như thế thì chính quyền nên nhanh chóng tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine cho tất cả người lao động của doanh nghiệp, bên cạnh đó cần nhanh chóng lập bản đồ các vùng xanh, vàng, cam, đỏ để doanh nghiệp có phương án điều chỉnh cho phù hợp”, ông Nguyễn Bình Minh kiến nghị.

Đồng tình với ý kiến trên, bà Phạm Mẫu Tâm, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại May mặc Gia Linh nói: “Tôi cũng mong muốn doanh nghiệp của mình được trao quyền chủ động trong việc phòng, chống dịch, không phải đợi đến khi chính quyền can thiệp rồi mới sửa đổi hoặc hoạt động một các thụ động, có như vậy doanh nghiệp mới linh động trong sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới”.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong 4 ngày (từ 15-18/4), Ban Hợp tác Quốc tế của Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HanoiBA) đồng hành cùng Câu lạc bộ VCB Connect (thuộc HanoiBA), tổ chức đoàn xúc tiến thương mại tại Quảng Châu (Trung Quốc), và tham dự “Hội chợ Hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc Canton Fair lần thứ 135”.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 18/4, tại TTC Van Phong Bay Resort, Chủ tịch Tập đoàn TTC Đặng Văn Thành đã có buổi chia sẻ với hơn 300 khách mời là doanh nhân, đại diện ngân hàng, trường đại học, các đối tác, khách hàng, thành viên của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội, các nhà khởi nghiệp trẻ, những người quan tâm đến quản trị - kinh doanh… về kinh nghiệm quản trị và điều hành doanh nghiệp, quản trị thương hiệu.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong bối cảnh tổng cầu vẫn suy yếu, theo chuyên gia, chính sách vĩ mô thời gian tới cần phải “nhẹ” về tiền tệ và “nặng” về tài khoá, khơi thông lại nguồn lực đầu tư tư nhân trở thành động lực tăng trưởng chính và quan trọng nhất
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 17/4, Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng (YBA Đà Nẵng), đã đón tiếp đoàn công tác Thành phố tiêu biểu Goyang (Hàn Quốc), đến thăm, làm việc và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng về đào tạo và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nhờ những nỗ lực giảm phát thải, tăng trưởng xanh đã giúp nhóm doanh nghiệp này dễ dàng được các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước rót vốn.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, đầu tư bài bản ở cả mảng phát hành lẫn chấp nhận thanh toán thẻ đã giúp Sacombank tăng trưởng mạnh mẽ số lượng khách hàng thẻ tín dụng, đến nay đã đạt mốc 1 triệu khách hàng.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo chuyên gia, doanh nghiệp logistics phải tìm cách giảm phát thải trong chính hoạt động vận chuyển, vận tải và vận hành để không bị đào thải khỏi các hoạt động thương mại toàn cầu.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Giải thưởng này do Tạp chí Kinh tế Việt Nam / VnEconomy / Vietnam Economic Times tổ chức từ năm 2001, nhằm ghi nhận các doanh nghiệp FDI có hoạt động sản xuất, kinh doanh ấn tượng và đóng góp tích cực cho địa phương và nền kinh tế quốc gia.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, hai bên sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thành viên tham gia mở rộng thị trường, liên danh liên kết đầu tư, trên cơ sở bình đẳng và lợi ích chung, tuân thủ theo luật pháp và quy định của mỗi bên.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 16/4, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), về việc phối hợp triển khai các hoạt động hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực KH&CN, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vinschool - Hệ thống giáo dục lớn nhất Việt Nam thuộc Tập đoàn Vingroup - bắt đầu tuyển sinh tại đảo ngọc Phú Quốc và dự kiến khai giảng khóa đầu tiên tại Phú Quốc vào tháng 8/2024. Nằm trong khuôn viên siêu quần thể Phú Quốc United Center, Vinschool Grand World Phú Quốc với đầy đủ các cấp học sẽ là “làn gió mới” đem chương trình giáo dục toàn diện nhất tới Thành phố đảo Ngọc.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tối 14/4, tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bắc Giang đã đón nhận cờ chuyển giao Cụm trưởng Cụm Trung du Bắc bộ năm 2024, từ Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Ninh.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 14/4, tại sân bóng đá Ecopark (Hải Dương), Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh và Hội Người khuyết tật tỉnh, tổ chức “Ngày hội thanh niên khuyết tật tỉnh Hải Dương năm 2024”.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vừa qua, TTC AgriS, ASIF Foundation và Hội LHTN Việt Nam TP.HCM ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác sửa chữa và xây mới 50 công trình cộng đồng trường học đạt chuẩn trên địa bàn TP.HCM và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Đại diện các doanh nghiệp lâm, thuỷ sản cho rằng, tồn kho hiện nay không chỉ 3 tháng mà có thể lên tới 6 tháng, tạo áp lực rất lớn về đảm bảo thời gian đảo các khoản vay. Kiến nghị ngân hàng tăng thời hạn tín dụng cho các khoản vay lên 6 hoặc 9 tháng, đồng thời, xem xét tăng tỉ lệ thế chấp của doanh nghiệp. 
4 ngày
Xem thêm