Thứ sáu, 19/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Khi quay lại cuộc sống bình thường mới, các doanh nghiệp lập tức tái khởi động, nỗ lực đẩy mạnh sản xuất với mong muốn vực dậy công ty, bù đắp thất thoát. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp phải đối mặt thách thức về nhiều mặt, đặc biệt là nỗi lo dịch tái bùng phát nếu năng lực y tế không đủ mạnh.
Theo nhận định của TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, đại dịch là "cơ hội" để tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, vì vậy cần tận dụng một cách hiệu quả và triển khai nhanh chóng để bắt kịp xu hướng phục hồi toàn cầu.
Nhiều doanh nghiệp đang tăng tốc nối lại sản xuất để đảm bảo các đơn hàng, phục hồi chuỗi sản xuất sau những tháng bị đình trệ bởi dịch Covid-19.
Ngay sau khi nhiều tỉnh nới lỏng giãn cách, các khu công nghiệp đã tăng tốc nối lại sản xuất để kịp tiến độ cho đơn hàng của các đối tác.
Vấn đề cấp thiết hiện nay là các doanh nghiệp cần lên phương án để có nguồn nguyên liệu ổn định cho kế hoạch phục hồi sản xuất, đây chính là điều kiện tiên quyết để duy trì năng suất, sản lượng, đồng thời đảm bảo thực hiện các đơn hàng đã ký kết với đối tác.
Doanh nghiệp bày tỏ mong muốn được quyền tự chủ động chống dịch, vì chỉ có đội ngũ điều hành mới hiểu rõ tình hình hoạt động và sức khỏe của lực lượng lao động tại doanh nghiệp mình.
Dịch Covid-19 khiến hàng chục nghìn người lao động thất nghiệp, giảm thu nhập, cùng với việc giãn cách nhiều ngày tác động không nhỏ tới tâm lý con người. Vì vậy, khi doanh nghiệp tái khởi động, việc chăm lo cho người lao động được đặt lên hàng đầu.
9 tháng đầu năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước, bất chấp dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Nhiều doanh nghiệp FDI vẫn đánh giá Việt Nam là môi trường đầu tư thuận lợi và sẵn sàng mở rộng đầu tư, sản xuất trong thời gian tới.
Việc TP.HCM lên kế hoạch mở cửa lại kinh tế là động thái để doanh nghiệp trên địa bàn chuẩn bị các phương án tái sản xuất. Tuy nhiên, kế hoạch tái sản xuất của các doanh nghiệp cũng rất thận trọng nhất là trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp như hiện nay.
Thời gian và cơ hội còn lại trong năm 2021 dù không nhiều nhưng nếu doanh nghiệp biết tận dụng, nắm bắt và có chiến lược bài bản cho giai đoạn nước rút này, thì hoàn toàn có thể kỳ vọng “chiếc lò xo” kinh tế được dịp bung mạnh sau thời gian dồn nén do dịch Covid-19.
Khi “sắc xanh”, “sắc vàng” đang lấn dần “sắc đỏ” và “sắc cam”, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh ráo riết chuẩn bị kế hoạch sản xuất trở lại sau hơn 100 ngày ngừng hoạt động. Tuy nhiên, điều khiến các doanh nghiệp đau đầu hiện nay là vấn đề thiếu hụt nhân sự sau thời gian dài giãn cách.