Thứ bảy, 23/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thịt thực vật - xu hướng tiêu dùng của tương lai

Vũ Yến
- 10:01, 07/06/2022

(DNTO) - Người tiêu dùng hiện nay hẳn không còn xa lạ với khái niệm “thịt thực vật”. Ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới, sử dụng thịt thực vật là xu hướng và bùng nổ khoảng 5-6 năm nay. Tại Việt Nam, xu hướng này bắt đầu thâm nhập khoảng 2-3 năm nay.

 

Sản phẩm nhân burger Vmeat của Công ty TNHH sản xuất – kinh doanh thực phẩm chay Cây Đề. Ảnh: LH

Sản phẩm nhân burger Vmeat của Công ty TNHH sản xuất – kinh doanh thực phẩm chay Cây Đề. Ảnh: LH

Nỗi lo sức khỏe, an ninh lương thực... khởi nguồn cho thịt thực vật

Ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vinamit cho biết sử dụng thịt thực vật là xu thế của cả thế giới, là xu hướng tiêu dùng của tương lai. Khoảng 5-6 năm trước, Mỹ là quốc gia đầu tiên sử dụng và bùng nổ xu hướng này. Hiện nay xu hướng này đang lan ra và chuẩn bị bùng nổ nhiều ở khu vực châu Á. Việt Nam bắt đầu nhen nhóm và hiện nhiều bạn trẻ, có thu nhập khá, thu nhập cao đang theo xu hướng sử dụng thịt thực vật.

Theo ông Viên, có một số lý do khiến nhiều người tiêu dùng chuyển hướng sang sử dụng thịt thực vật thay vì thịt động vật, đó là họ nhận ra nguyên nhân gây bệnh viêm mãn tính xuất phát từ mỡ của động vật, xuất phát từ thịt đỏ; họ cũng nhận thấy việc sử dụng rau, củ, quả mang lại sức khỏe tốt hơn. Nhiều người cũng hiểu rằng, việc chăn nuôi quá nhiều cũng là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường... theo đó, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường hay tác động lên trái đất thì việc giảm thiểu chăn nuôi là việc làm cần thiết.

Một nguyên nhân nữa, ông Viên cho rằng, hiện nay sau đại dịch Covid-19, việc cuộc chiến tranh Nga – Ukraine vẫn đang diễn ra đã gây nên mối nguy cho an ninh lương thực toàn cầu. Vì vậy, người sản xuất không ngừng tìm ra nguồn lương thực thay thế thịt động vật; người tiêu dùng cũng tăng cường sử dụng nguồn đạm từ thực vật hơn...

Ông Viên cũng cho biết, vài năm gần đây, Vinamit đã sản xuất nguyên liệu thịt thực vật từ trái mít non để xuất khẩu.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, vừa tham dự Thaifex 2022 từ Bangkok trở về, tại buổi hội thảo sản phẩm Việt Premium “Tốt cho sức khỏe” – đáp ứng xu hướng tiêu dùng hậu đại dịch Covid-19 mới đây cho biết, hoàn cảnh mới hiện nay của chúng ta là hậu đại dịch với một số đặc điểm nổi bật: thứ nhất là người tiêu dùng bị ám ảnh về đại dịch từ đó dẫn đến mối âu lo về sức khỏe và miễn dịch. Thứ hai là kinh tế toàn cầu suy giảm. Thứ ba là biến đổi khí hậu và nông nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng nặng. Thứ tư là môi trường thiên nhiên bị tổn thương nghiêm trọng.

Từ đó, bà Hạnh nhận định, sẽ hình thành nên một số xu hướng nhu cầu mới như sau: thứ nhất người tiêu dùng thế giới yêu cầu có một chế độ ăn uống cân bằng, tốt cho sức khỏe nhưng đồng thời phải tiện lợi. Chẳng hạn ở châu Âu hiện nay xu hướng làm việc từ xa, làm việc tại nhà đang ngày càng phổ biến kèm theo đó là nhu cầu tác phong mới, như người ta ngại ăn uống bên ngoài, ít thời gian chuẩn bị cho ăn uống, đồng thời tiết kiệm hơn. Thứ hai, cuộc chiến Nga – Ukraine dẫn đến sự khủng hoảng về lương thực. Thứ ba là yêu cầu bảo vệ môi trường ngày càng cấp thiết. Cuối cùng là công nghệ chế biến ngày càng sâu, đa dạng, đa chức năng.

Bà Hạnh cũng cho biết, tham quan, khảo sát 1.000 gian hàng của Thaifex, bà thấy xu hướng chung nổi lên hiện nay là plant-based, tức là sản phẩm dựa trên thực vật. Plant-based nằm trong khái niệm rộng hơn đó là về thực phẩm tương lai – future food. Bên cạnh plant-based còn thấy các xu hướng sản phẩm cũng đang nổi lên khác là sản phẩm có nguồn gốc từ côn trùng; thứ ba là sản phẩm sinh học phát triển từ LAB (phòng thí nghiệm) hay từ các loại nấm.

Theo bà Hạnh, cả ba loại sản phẩm này nằm trong một khái niệm chung gọi là “đạm thay thế”  (alternative protein).

“Chúng tôi đi suốt hội chợ Thaifex và thấy cụm từ “đạm thay thế” này rất nhiều. Tháng 12/2020, Singapore là nước tiên phong trên thế giới cho phép thực phẩm nuôi cấy từ phòng thí nghiệm mang ra bán tại các nhà hàng”, bà Hạnh nói.

Quy mô thị trường của thịt thực vật Việt Nam khoảng 1.000 tỷ đồng

Theo ghi nhận của Tạp chí Doanh Nhân Trẻ, tại thị trường Việt Nam, sản phẩm thịt thực vật của thương hiệu Beyond Meat (Mỹ, được đầu tư bởi tỉ phú công nghệ Bill Gates) đã được nhập khẩu và bán tại một số hệ thống cửa hàng như Organicfood, Namanmarket... Giá của các sản phẩm thịt thực vật khoảng 1,2 - 1,8 triệu đồng/kg, với 3 dòng chính là thịt xay, xúc xích và burger.

Có thể kể tới sản phẩm thịt bò chay (thực vật) - Beyond Beef Plant Based Ground 453gr. Thành phần của sản phẩm này là nước, đạm, đậu Hà Lan, dầu hạt cải ép, dầu gòn tinh luyện, hương bò tự nhiên, bơ ca cao,đạm đậu xanh, tinh bột khoai tây, chiết xuất táo, chiết xuất lựu, muối.

Ngoài ra, cũng có công ty Bewina, địa chỉ ở Lê Quang Định, phường 7, quận Bình Thạnh, TP.HCM nhập khẩu các sản phẩm thịt thực vật từ Rumani. Gồm các sản phẩm như thịt thực vật xúc xích Kielbasa - giống xúc xích heo kiểu Ba Lan; thịt thực vật bằm - giống thịt heo bằm; thịt thực vật xúc xích cải bó xôi bratwurst - giống xúc xích heo kiểu Đức...

Ngoài ra, tại Việt Nam, Công ty TNHH sản xuất – kinh doanh thực phẩm chay Cây Đề giới thiệu là doanh nghiệp đầu tiên sản xuất thịt thực vật với thương hiệu VMEAT

Theo giới thiệu, 100% thành phần của sản phẩm của công ty đi từ thực vật, có thành phần dinh dưỡng gần với thịt động vật; sản phẩm có được cấu trúc của thịt, cho được cảm giác nhai như thịt và sản phẩm có độ béo, độ dai, độ ẩm ướt tương tự thịt động vật, loại bỏ được mùi của đạm thực vật. Các sản phẩm gồm nhân burger Vmeat, thịt xay Vmeat, hem chay và chả lụa chay. Thịt xay giá khoảng 297.000 đồng/1kg; Nhân burger Vmeat 445.000 đồng/1kg và chả lụa 220.000 đồng/1kg, hem 164.000 đồng/1kg.

Ông Lê Huy, Co-founder của Công ty TNHH sản xuất – kinh doanh thực phẩm chay Cây Đề cho biết, công ty mất hai năm để hoàn thiện được sản phẩm thịt thực vật VMEAT. Khó nhất là tìm được cấu trúc của sản phẩm để cho người dùng có thể cảm nhận cảm giác dai của thịt.

Ông Lê Huy cũng cho biết, mặc dù hiện tại các sản phẩm VMEAT còn mới, đang trong giai đoạn khảo sát thị trường vì vậy chưa có doanh thu và lợi nhuận, tuy nhiên, đánh giá về thị trường, ông Huy có niềm tin sẽ chiếm lĩnh thị trường vì "là công ty nội địa, hiểu rất rõ khẩu vị của người tiêu dùng, làm ra sản phẩm phù hợp nhất với người tiêu dùng Việt Nam về giá trị dinh dưỡng".

“VMEAT có giá thành rất cạnh tranh khi giá của Beyond Meat lên tới 1,8 triệu đồng/kg trong khi VMEAT chỉ tầm ¼ so với thịt thực vật nhập khẩu”, ông Huy nói.

Ông Lê Huy cũng cho biết, công ty đặt mục tiêu VMEAT sẽ đạt được doanh số 60 tỷ/năm, sau khoảng từ 4-5 năm.

"Ước tính size (quy mô) thị trường của thịt thực vật Việt Nam hiện tại là khoảng 1.000 tỷ. Chúng tôi kỳ vọng chiếm 6-7% là có thể đạt con số doanh thu kỳ vọng”, ông Huy chia sẻ.

Ngoài khái niệm “thịt thực vật”, thị trường tại Việt Nam còn biết đến khái niệm “thịt thay thế”.

Từ giữa năm 2020, Công ty TNHH TM-DV Biển Phương đã nghiên cứu làm về "thịt thay thế - meat substitutes".

Chị Lê Thị Phương Thảo, Giám đốc công ty cho biết, Biển Phương không nghiên cứu ra một loại thịt mới như các thương hiệu lớn như Beyond meat hay Impossible, Biển Phương tạo ra một sản phẩm không có nguồn gốc động vật trong đó và đi theo quan điểm bên hàng mặn có dòng sản phẩm gì thì công ty sẽ dùng nguyên liệu, gia vị từ thực vật phối chế ra tương tự như vậy.

Chị Phương Thảo cho biết, về mặt kinh tế, đạm thực vật đang là một xu hướng nở rộ và được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trưởng mạnh trong rất nhiều dự báo kinh tế trên thế giới. Các quốc gia đang dẫn đầu trong xu hướng thịt thay thế hay đạm thay thế như Mỹ và Israel đang có những doanh nghiệp tỷ đô với các dự án đầy tham vọng về đầu tư cho sản xuất cũng như các hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới.

Quy mô của thị trường này, chị Thảo dẫn số liệu cho biết, được cho là có thể nhảy vọt từ 24,9 tỷ USD năm 2020 lên đến 162 tỷ USD vào năm 2030. “Cơ bản Việt Nam đã có sẵn những thứ cần thiết để bắt đầu tham gia vào cuộc chạy đua của xu hướng thực phẩm tương lai rồi, phần còn lại là có ai muốn tham gia hay không thôi”, chị Phương chia sẻ. 

 Thịt “thực vật” (plant-based meat)

Từ nguồn đạm thực vật, nhiều cơ sở chế biến thực phẩm đã sáng chế nhiều món thịt “thực vật” (plant-based meat) hay thịt “chay” chính hiệu. Khác món chay “giả” mặn, thịt thực vật có thành phần hóa học hoàn toàn giống thịt, chỉ có điều khác là các axit amin, những đơn vị cấu tạo của chất đạm, được chiết xuất hoàn toàn từ cây trái.

Theo Tiến sĩ Joel Gilmore, nhà truyền thông khoa học ở Brisbane, việc tái tạo thịt “thực vật” rất phức tạp và là một thách đố thật sự. Cấu trúc chất đạm “bắt chước” hệt thịt bò, được tái tạo ngược lại bằng cách sử dụng protein, chất béo, axit amin và vitamin nguồn thực vật. Những bó sợi protein được nghiền, ép và kéo thành sợi như thớ thịt động vật và miếng thịt “chay” được tạo thành theo đúng khuôn thước yêu cầu. Các cơ sở sản xuất thịt “chay” chỉ dùng những phụ gia thực phẩm “thiên nhiên” để tạo màu, mùi, vị… tương ứng. Ví dụ: cho hợp các loại nấm với hạt bí ngô... để tạo hương vị và kết cấu của loại sô cô la, kết hợp sake với đậu nành để tạo hương vị bánh mì kẹp thịt…

Hiện nay, ở Âu Mỹ, nhiều món thịt “chay” đã được kinh doanh rộng rãi. Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, FDA, đã cho phép Beyond Meat, Impossible Foods… đưa ra thị trường nhiều loại xúc xích, hamburger… hoàn toàn “chay”.

Theo Wikipedia, sản phẩm thay thế thịt, còn được gọi là thịt thay thế, thịt giả, thịt chay, hoặc thịt thuần chay, có các phẩm chất thẩm mỹ xấp xỉ (như kết cấu, hương vị, hình thức) hoặc đặc tính hóa học cụ thể của các loại thịt. Nói chung, thịt thay thế có nghĩa là một thực phẩm được làm từ các thành phần chay, và đôi khi không có các sản phẩm động vật như sữa. Nhiều chất thay thế là đậu nành (ví dụ đậu phụ, tempeh) hoặc dựa vào gluten, nhưng bây giờ cũng có thể được làm từ protein đậu. 

 

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Trong bối cảnh dòng tiền “sôi sục” tìm kiếm cơ hội những tháng còn lại của năm 2024, chuyên gia cho rằng, hiện nay những quỹ mở cổ phiếu thường sẽ phù hợp với những nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận cao vì cổ phiếu thường được kỳ vọng tăng trưởng cao hơn.
12 giờ
Tài chính - Thị Trường
Trong sáng nay (22/11), mức giá đồng Bitcoin lên mốc cao nhất lịch sử 98.259 USD. Tuy vậy, chuyên gia cho rằng tương lai của đồng tiền số còn phụ thuộc vào sự công nhận của các Chính phủ về tính hợp pháp.
12 giờ
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu giảm từ 60-100 đồng mỗi lít, riêng dầu mazut tăng giá nhưng không đáng kể.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia trong ngành cho biết thị trường M&A (mua bán và sáp nhập) trong nước gần đây ghi nhận sự tham gia của nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đến tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp hay sản xuất.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo giới phân tích, trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ đủ mạnh và chưa có dấu hiệu cho thấy mặt bằng lãi suất liên ngân hàng và tỷ giá hạ nhiệt một cách bền vững, tôi cho rằng nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro danh mục ở thời điểm này.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thặng dư thương mại Việt Nam và Mỹ là thành tựu nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro khi nước này đang tăng cường bảo hộ hàng nội địa và sẽ duy trì chính sách thương mại cân bằng với các đối tác.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Quy định chống phá rừng (EUDR) đang đặt ngành cà phê Việt Nam vào nhiều thách thức, trong đó là phần xác minh nguồn gốc đất trồng và truy xuất nguồn gốc.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia cho rằng sở dĩ các nhà đầu tư cầm chừng trong các giao dịch M&A trong thời gian qua là do thăm dò chính sách từ phía Việt Nam, chờ kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ hoặc chờ mua dự án với giá tốt hơn. Khi những yếu tố này được giải tỏa, sự trở lại của các giao dịch sẽ mạnh mẽ hơn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Các loại xăng dầu đồng loạt giảm giá trong kì điều hành hôm nay 14/11. Ảnh: T.L.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Kỷ niệm 6 năm thành lập Trung tâm thương mại Satra Củ Chi (1239 Tỉnh lộ 8, ấp Thạnh An, xã Trung An, huyện Củ Chi, TP.HCM) nhiều hoạt động tặng quà, rút thăm trúng thưởng, khuyến mại lên đến 100%, diễn ra từ ngày 15/11 đến 12h00 ngày 28/11/2024.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 13/11, các ngân hàng đồng loạt niêm yết giá bán mỗi USD ở mức 25.502 đồng - mức cao nhất lịch sử. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, đồng Việt Nam đã mất giá khoảng 4,5%.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thông qua việc kiến tạo một diễn đàn trao đổi, thảo luận trực tiếp giữa những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực, chuỗi tọa đàm trực tuyến InnovaTalk do Quỹ VinFuture tổ chức xuyên suốt 3 năm qua đã trở thành cầu nối vững chắc cho cộng đồng khoa học Việt Nam vươn tới thế giới, góp phần thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trên toàn cầu.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Động lực trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang thay đổi kể từ cuối năm 2023, rõ ràng hơn vào năm 2024. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi của sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và chuỗi cung ứng. "Sóng" đầu tư mới sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 12/11, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố doanh số bán xe của các đơn vị thành viên VAMA. Theo đó, trong tháng 10/2024, doanh số đạt 38.761 xe, tăng 6% so với tháng trước và tăng 53% so với tháng 10/2023.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thông tin trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đánh giá chính sách tiền tệ, tài khóa vừa qua đã được điều hành hiệu quả, hợp lý. "Chúng ta chuẩn bị xử lý tiếp ngân hàng 0 đồng nữa, ổn định hệ thống".
1 tuần
Xem thêm