Thứ sáu, 28/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thị trường M&A có thể tăng trưởng 100% vào năm 2022

Huyền Trang
- 15:30, 15/10/2021

(DNTO) - Dịch Covid-19 gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy, xu hướng tái cấu trúc bằng việc cộng sinh cùng các doanh nghiệp lớn sẽ ngày càng bùng nổ.

Các dự báo đều cho rằng, hoạt động M&A sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2022. Ảnh: T.L.

Các dự báo đều cho rằng, hoạt động M&A sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2022. Ảnh: T.L.

Thông tin tại Hội thảo "M&A thời đại dịch: Lớn mạnh cũng chuỗi giá trị" sáng 15/10, TS. Nguyễn Công Ái, Phó Tổng giám đốc Công ty KPMG Việt Nam cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2021, hoạt động M&A toàn cầu tăng trưởng kỷ lục nhờ sự phục hồi kinh tế ở Mỹ, hiện giá trị thương vụ M&A ở Mỹ đã tăng 60%.

Tại Việt Nam, mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid- 19 khiến hoạt động M&A chững lại, nhưng KPMG cũng hoàn tất nhiều thương vụ M&A qua hình thức trực tuyến, điển hình như thương vụ Tập đoàn Thaco chuyển nhượng hoạt động kinh doanh siêu thị Emart tại Việt Nam.

KPMG tin tưởng rằng, đầu năm 2022, khi đại dịch được kiểm soát, hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ sôi động trở lại và có thể đạt tốc độ tăng trưởng 100% so với cùng kỳ năm 2021.

Cùng quan điểm cho rằng hiện đang là cơ hội vàng cho thị trường M&A, ông Nguyễn Thái Phiên, Phó Tổng giám đốc NovaGroup phân tích, dịch Covid-19 đã “đánh gục” nhiều các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tại Việt Nam vốn đã gặp nhiều khó khăn trong hoạt động. Vì vậy, hướng đi cộng sinh với các doanh nghiệp lớn trong thời gian tới sẽ được quan tâm nhiều hơn.

Còn đối với các “ông lớn”, sau thời gian phát triển, họ cũng mong muốn tạo ra cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh hơn, đủ sức cạnh tranh, họ có thể rót vốn và hỗ trợ doanh nghiệp SME để tạo nên hệ sinh thái hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của họ.

Tuy nhiên, là một doanh nghiệp có những hoạt động M&A sôi nổi trong những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2021, tiếp tục tái cấu trúc và hợp nhất nhiều công ty, trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành nghề, NovaGroup cho biết luôn có sự chuẩn bị mô hình và cơ cấu quản trị khi thực hiện tái cấu trúc nói chung và M&A nói riêng.

“Nếu chồng chéo về mặt quản trị hoặc phân công không rõ ràng thì kinh doanh đa ngành sẽ là con dao hai lưỡi. Vì vậy, cơ cấu, bộ máy quản trị và con người là yếu tố quan trọng đầu tiên. Thứ ba là cơ cấu tài chính cần minh bạch, rạch ròi giữa các doanh nghiệp và cuối cùng là đầu tư mạnh mẽ về công nghệ”, ông Phiên chia sẻ kinh nghiệm.

M&A là phương thức để các doanh nghiệp tái cấu trúc, vực dậy sau khủng hoảng. Ảnh: T.L.

M&A là phương thức để các doanh nghiệp tái cấu trúc, vực dậy sau khủng hoảng. Ảnh: T.L.

PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng cho rằng hiện thời điểm hợp lý để các doanh nghiệp “dọn dẹp” lại sau cơn bão, bởi việc tích tụ vốn và tập trung vốn luôn là phương thức rất quan trọng để các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh.

Mặc dù các thương vụ M&A tại Việt Nam hiện vẫn được dẫn dắt bởi các nhà đầu tư đến từ châu Á, gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Singapore. Tuy nhiên, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, hoạt động M&A tại Việt Nam không cần chờ đến các nhà đầu tư ngoại mà nhiều doanh nghiệp lớn trong nước cũng có thể trở thành bên mua trong hoạt động M&A, thực hiện thâu tóm các doanh nghiệp nội địa, thậm chí vươn ra thế giới.

Thực tế cũng cho thấy, giai đoạn 2019-2020, giá trị các thương vụ do doanh nghiệp Việt là bên mua đã tăng lên so với trước đó, chiếm trên 30% tổng giá trị giao dịch tập trung kinh tế được thực hiện tại Việt Nam.

Ngoài ra, ông Thiên cũng cho rằng cần phải có những cơ chế tốt để đẩy mạnh quá trình M&A để kéo doanh nghiệp yếu đứng dậy, kéo nền kinh tế đứng lên sau đại dịch. Đồng thời, tạo thêm áp lực cho Chính phủ trong việc đưa ra các cải cách, cải tiến… thúc đẩy chính sách để đẩy mạnh M&A.

Năm 2020, giá trị tập trung kinh tế tại Việt Nam tiếp tục suy giảm, đạt 3,5 tỷ USD (bằng 48,6% so với năm 2019), dự kiến năm 2021 sẽ ở quy mô 4,5 - 5 tỷ USD và năm 2022 có thể đạt được mốc 7 tỷ USD.

Các lĩnh vực hàng tiêu dùng, bán lẻ, bất động sản, công nghiệp và nông nghiệp được dự đoán sẽ vẫn là tâm điểm thu hút tập trung kinh tế trong năm 2021 và 2022, theo Bộ Công thương.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
5 giờ
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính phủ Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ bởi một phần của khoản nợ 36.600 tỷ USD trong giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội nước này không hành động để nâng trần vay nợ của Washington - Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) Mỹ cảnh báo vào ngày 24/3.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Dự kiến có khoảng 100.000 công chức, viên chức nghỉ việc do sáp nhập, tinh gọn bộ máy. Song hành với những áp lực lên thị trường lao động là những thuận lợi mang lại cho thị trường này trong thời gian tới.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Một trong những điểm nổi bật của chiến lược này là việc chuyển hướng dòng tiền tiết kiệm từ ngân hàng sang các công cụ thị trường vốn có lợi suất cao hơn.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tư nhân phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nâng cao lượng và chất tạo thành một lực lượng vững mạnh đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Quyết định hoãn áp thuế của EU đặt ra nhiều câu hỏi về chiến lược thương mại và mối quan hệ với Mỹ.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tập đoàn Vingroup vừa có văn bản gửi UBND TP. Hồ Chí Minh, Sở Giao thông công chánh Thành phố đề xuất đầu tư tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm TP. Hồ Chí Minh với huyện Cần Giờ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Cách đây không lâu, các quan chức tài chính Fed chỉ đã dự đoán một cuộc ‘hạ cánh mềm’ cho nền kinh tế Mỹ trong 2025. Nhưng tương lai này đã hoàn toàn thay đổi khi Tổng thống Donald Trump thắng cử.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 20/3, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay đang bộc lộ rõ những bất cập trước bối cảnh chi phí sinh hoạt leo thang, lương tối thiểu tăng và thu nhập thực tế của người dân biến động mạnh.
1 tuần
Xem thêm