Thứ sáu, 19/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Tháo gỡ những 'điểm nghẽn' để xuất khẩu gạo không dừng ở con số 3 tỷ USD 

Hồng Gấm
- 16:11, 22/06/2022

(DNTO) - Việt Nam được biết đến là cường quốc xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, nhưng thất thoát sau thu hoạch lúa gạo cũng vào loại cao nhất. Để cán mốc xuất khẩu trên 3 tỷ USD, việc cần làm ngay lúc này là phải tập trung vào thị trường trọng điểm, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh vai trò của hiệp hội ngành hàng.

 

Vấn đề đặt ra cho ngành lúa gạo hiện nay không chỉ khơi thông những gì đang tắc nghẽn mà phải khơi thông cả những kỳ vọng đối với ngành lúa gạo. Ảnh: TL.

Vấn đề đặt ra cho ngành lúa gạo hiện nay không chỉ khơi thông những gì đang tắc nghẽn mà phải khơi thông cả những kỳ vọng đối với ngành lúa gạo. Ảnh: TL.

Thời gian qua, Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, với sản lượng xuất khẩu khoảng 6,3 triệu tấn gạo/năm. Riêng 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu gạo mang về cho nước ta 1,4 tỷ USD.

Hiện nay, gạo Việt Nam đã có mặt tại trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, tính cạnh tranh của thương hiệu gạo Việt vẫn chưa cao, việc chen chân vào thị trường cao cấp để nâng giá trị hạt gạo lại chưa thuận lợi. 

Bên cạnh đó, những khó khăn khi chủ nghĩa bảo hộ lương thực và lạm phát gia tăng trên khắp các nền kinh tế, đặc biệt cuộc xung đột tại Ukraine đã khiến cho giá cả nhiều loại hàng hóa, trong đó, giá xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, chi phí logistics… tăng cao chưa từng có, làm giảm sức cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam so với các nước trong khu vực.

Để Việt Nam giữ vững “ngôi vị” xuất khẩu gạo hàng đầu, chất lượng hạt gạo cao, giá gạo cạnh tranh, mang lại giá trị cao cho doanh nghiệp, bà con nông dân, chia sẻ tại Hội thảo "Khơi thông dòng chảy hạt gạo Việt Nam", ngày 22/6, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), cho rằng, vấn đề đặt ra cho ngành lúa gạo hiện nay không chỉ khơi thông những gì đang tắc nghẽn mà phải khơi thông cả những kỳ vọng đối với ngành lúa gạo. 

Theo ông Toản, nhiều cơ chế, chính sách để phát triển ngành lúa gạo đã được đề ra, tuy nhiên trong thực tiễn vẫn có những nút thắt. Cơ quan nhà nước cần thúc đẩy hỗ trợ các chi phí hạ tầng liên kết, thành lập những tổ công tác cộng đồng liên kết bà con nông dân với các hợp tác xã...

“Tôi hy vọng hạt gạo Việt Nam không chỉ dừng ở doanh số xuất khẩu 3 tỷ USD mỗi năm mà còn hướng đến giảm số lượng xuất khẩu nhưng tăng giá trị hạt gạo, giá thành xuất khẩu”, ông Toản nói.

Đặc biệt, ông Toản thông tin, hiện nay ngành nông nghiệp cùng với bà con nông dân, các hợp tác xã chuyển đổi sản xuất, trong hoàn cảnh khó khăn của thị trường, nông dân cần có những phương thức tiết kiệm chi phí đầu vào. Doanh nghiệp xuất khẩu chủ động, tích cực tìm kiếm những thị trường mới.

"Khơi thông thị trường xuất khẩu gạo nằm ở hàng rào kỹ thuật, phòng vệ thương mại, an ninh lương thực, hạn ngạch, thuế quan… Việt Nam vẫn phải chịu biện pháp phòng vệ, thuế suất đặc biệt là Trung Quốc. Chuyên gia này lưu ý, khi xuất khẩu gạo số lượng lớn, trong thời gian ngắn vào một thị trường, Việt Nam có thể chịu nhiều rủi ro về thuế quan. Gạo là sản phẩm nhạy cảm nên các hàng rào thương mại là nguy cơ", ông Toản nhìn nhận.

"Tóm lại, câu chuyện gồm vùng nguyên liệu, giám sát chất lượng, thương hiệu. Cần có giải pháp kèm theo để giải quyết dòng chảy. Không phải khơi thông mà khơi thông nâng cao giá trị lúa gạo. Tôi nghĩ sắp tới cơ hội lớn, chúng ta có đủ điều kiện cho ngành gạo phát triển mạnh hơn”, ông Toản nhấn mạnh.

"Đánh" vào các thị trường bền vững 

Nhận định về vị thế của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, năm 2021, các thị trường xuất khẩu gạo ổn định như Philippines, Trung Quốc, trong khi Indonesia và Malaysia giảm mạnh, cho thấy thị trường Đông Nam Á chúng ta trông cậy chủ yếu ở thị trường Philippines. 

“Chúng ta nói doanh nghiệp cần mở rộng thị trường, cạnh tranh với Thái Lan nhưng cần suy nghĩ lại. Có những sản phẩm Thái Lan làm nhưng mình không có và ngược lại, người tiêu dùng dùng sản phẩm nào thì sản phẩm đó ổn định. Như thị trường Philippines, họ thích ăn gạo Việt hơn, vậy Việt Nam ổn định thị trường này. Không phải mở rộng thị trường nào mà quan trọng thị trường bền vững”, ông Nam khẳng định.

Bên cạnh đó, ông Nam nhận định, để "lọt" vào thị trường cao cấp rất khó khăn bởi tiêu chuẩn khắt khe và việc đảm bảo chất lượng đồng đều không dễ.

Dẫn chứng cụ thể, ông Nam cho rằng, để gạo Việt đi vào thị trường Mỹ, Nhật, EU đều phức tạp. Trong khi nhiều năm nay, gạo thơm Việt Nam có tín hiệu xuất khẩu tốt tại Philippines, một số thị trường mới tại châu Phi như Ghana rất thích loại gạo thơm của Việt Nam, kể cả tấm, hay như ST21 của Việt Nam có thể "vượt mặt" Thái Lan khi xuất khẩu sang Trung Quốc...

"Đây là gợi ý cho chúng ta, nên tập trung vào thị trường trọng điểm, xây dựng thương hiệu, hệ thống phân phối tốt thay vì lan man đi nhiều thị trường như hiện nay", ông Nam cho hay.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Thị trường giảm sâu đang mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư, trong đó chú trọng các cổ phiếu có nền tảng trả cổ tức bằng tiền mặt, tài chính lành mạnh, thuộc nhóm ngành có tính ổn định và ít ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế, Agriseco nhấn mạnh.
3 giờ
Tài chính - Thị Trường
Tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý 1/2024, Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép các ngân hàng thương mại kéo dài chính sách cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ với doanh nghiệp khó khăn thêm 6 tháng, thay vì kết thúc vào ngày 30/6/2024.
4 giờ
Tài chính - Thị Trường
Ban tổ chức Chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế” (Viet Nam International Sourcing 2024), cho biết hàng loạt các nhà phân phối, nhà bán lẻ hàng đầu tại khu vực Mỹ La-tinh đã đăng ký tham dự và đặt kỳ vọng cao trong việc thu mua số lượng lớn với đa dạng nhóm hàng tại chương trình năm nay.
5 giờ
Tài chính - Thị Trường
Nhắc đến Đài Loan, người ta thường nhớ đến TSMC, gã khổng lồ trong ngành công nghệ, nhưng thú vị thay, ngành sản xuất xe đạp lại đang đóng vai trò trụ cột kinh tế lớn thứ hai của đảo quốc này.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chỉ số VN-Index mất gần 20 điểm, thanh khoản sụt giảm rõ rệt. Diễn biến thị trường đang lộ rõ sự đuối sức của dòng tiền trong bối cảnh tỷ giá không ngừng tăng cao.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Xăng RON95 tăng giá tới 416 đồng/lít trong kì điều hành hôm nay. Các loại xăng dầu khác tăng giảm đan xen.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Đó là nhận định của Giám đốc Dragon Capital, đồng thời khó khăn hiện tại của thị trường lại là cơ hội tốt cho nhà đầu tư chứng khoán, việc tăng tiền mặt tranh thủ tìm cơ hội hấp dẫn khi thị trường rơi vào điều chỉnh là điều được chuyên gia khuyến khích.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Các ngân hàng lớn tiếp tục đưa giá USD lên kịch trần cho phép cũng như vượt xa mức giá bán tham khảo tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Theo chuyên gia, NHNN có thể sẽ phải can thiệp bằng việc bán kỳ hạn hoặc bán thẳng dự trữ ngoại hối để ổn định tỷ giá.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngày 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng để nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. NHNN đề nghị Bộ Công an, Bộ Tài chính phối hợp, hỗ trợ công tác đấu thầu vàng.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng vượt dự kiến ​​trong quý đầu 2024, giúp các quan chức trong nước thở phào. Quốc gia này đang cố gắng thúc đẩy tăng trưởng trong khi phải chống chọi với việc ngành bất động sản èo uột và nợ nần địa phương ngày càng tăng.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
VN-Index mất gần 60 điểm chỉ trong phiên chiều. Cả bảng điện tử đỏ rực khi có tới hơn 150 mã rơi vào giảm sàn và gần 600 mã giảm giá.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Yêu cầu phát triển bền vững tăng lên sẽ khiến giá tín chỉ carbon tăng để tạo sức ép cho các đối tượng gây phát thải lớn, đồng thời cũng đòi lại quyền lợi cho những người bị ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu.
4 ngày
Công nghệ Số hóa
Google thông báo sẽ cung cấp miễn phí những tính năng chỉnh sửa ảnh được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) đến tất cả người dùng, bất kể là họ sử dụng iOS hay Android.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo giới phân tích, tuần giao dịch mới (15-19/4), trong bối cảnh thị trường đang có hai luồng thông tin trái chiều, nhiều khả năng các chỉ số chứng khoán sẽ giằng co trong biên độ hẹp trước khi một xu thế mới được xác lập.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong nửa đầu tháng 4, thị trường ghi nhận thêm 8 ngân hàng ban hành biểu lãi suất mới, thay đổi bất ngờ khi ồ ạt tăng lãi suất huy động đã trở lại với mức tăng từ 0,1 - 0,3%/năm. Điều này dường như là tín hiệu cho cuộc chạy đua mời gọi thị trường đổ tiền vào ngân hàng.
5 ngày
Xem thêm