Thứ năm, 25/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thanh toán không dùng tiền mặt: 'Bài toán' khó cho khu vực nông thôn?

Bạch Dương
- 18:30, 01/12/2021

(DNTO) - Tại Việt Nam, thanh toán không dùng tiền mặt từng bước được người dân lựa chọn thay cho hình thức chi trả truyền thống. Song vẫn còn bất cập và hạn chế, khiến việc phổ cập và thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của người dân gặp khó khăn, nhất là với những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Cần phải đồng bộ từ chính sách tới hạ tầng cơ sở để phương thức thanh toán hiện đại có điều kiện sử dụng một cách rộng rãi hơn ở khu vực nông thôn. Ảnh: TL.

Cần phải đồng bộ từ chính sách tới hạ tầng cơ sở để phương thức thanh toán hiện đại có điều kiện sử dụng một cách rộng rãi hơn ở khu vực nông thôn. Ảnh: TL.

Vẫn còn nhiều rào cản

Ngày 1/12, tại Hội thảo “Ngày nông dân không dùng tiền mặt”, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng thông tin, trong 9 tháng của năm 2021, tổng số lượng giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng lần lượt tăng 1,88% về số lượng và tăng 42,58% về giá trị.

Hệ thống bù trừ điện tử và chuyển mạch giao dịch tài chính tăng 96,63% về số lượng và 133,11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Hoạt động thanh toán qua các kênh điện tử tăng trưởng mạnh qua các năm, thanh toán qua di động tăng từ 50 - 80%/năm về số lượng.

Thanh toán qua Internet tăng từ 35 - 40%/năm về số lượng. Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử đạt 40%. Đáng chú ý, hiện nhiều dịch vụ thanh toán mới, hiện đại như: Thẻ ngân hàng, QR Code, ví điện tử, Internet Banking, Mobile Banking… đã được các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán triển khai.

"Ngân hàng Nhà nước đã cho phép triển khai thí điểm các mô hình thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn với 3 mô hình ngân hàng hợp tác với các tập đoàn viễn thông, cửa hàng xăng dầu để cung ứng dịch vụ chuyển tiền nhanh tới người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, những người chưa có tài khoản ngân hàng", ông Dũng cho hay.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn vẫn còn một số khó khăn. Cụ thể, một bộ phận người dân chưa có thói quen sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cũng như các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác, nhất là những người lớn tuổi và ở khu vực vùng sâu vùng xa, kể cả những người đã có tài khoản ngân hàng.

Ngoài ra, trình độ dân trí khu vực nông thôn thấp hơn thành thị khiến cho việc triển khai nội dung và hình thức đào tạo khu vực nông thôn khó khăn hơn. Mặt khác, mạng lưới điểm giao dịch ngân hàng, trụ máy ATM chưa phân bố đều tại các huyện, thị nên khó triển khai đồng bộ...

Bên cạnh đó, một số người dân có tâm lý e ngại tiếp cận công nghệ mới trong thanh toán điện tử, ngân hàng, sợ rủi ro, không an toàn trong sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Đại diện Hội Nông dân Việt Nam, ông Phạm Tiến Nam, Phó chủ tịch cho biết, đã xuất hiện các nhóm tội phạm nước ngoài sử dụng công nghệ cao ăn cắp tiền của tài khoản cá nhân, nhất là người dân vùng nông thôn, vùng xâu vùng xa, vốn chưa biết cách tự bảo vệ thông tin tài khoản và nhận thức chưa đầy đủ về giao dịch an toàn. Trong khi đó, công tác thông tin tuyên truyền cho người dân ở nông thôn chưa rộng khắp.

“Mặc dù số lượng tài khoản ngân hàng gia tăng nhưng việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng truyền thống ở vùng sâu vùng xa hoặc nông thôn vẫn còn thấp. Thanh toán thẻ vẫn qua rút tiền tại cây ATM (chiếm tới 85%), chỉ có 15% là phát sinh qua thanh toán”, ông Nam nêu thực tế và nhận định "chúng ta đang bàn nhiều đến cuộc cách mạng 4.0, nhưng nếu các ngân hàng không cải tổ mạnh mẽ, đầu tư công nghệ để phát triển sản phẩm, dịch vụ phù hợp thì rất khó để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực nông thôn”.

Ông Nam cũng cho biết thêm, muốn thanh toán không dùng tiền mặt thì phải có tài khoản ở ngân hàng và tài khoản phải có tiền. Mà tại Việt Nam, tỷ lệ người dân sống ở nông thôn cao (khoảng 70%), do đó những người có tài khoản ở ngân hàng chủ yếu là cán bộ, công chức, viên chức được trả lương qua tài khoản theo Chỉ thị 20/2007 của Chính phủ và người dân sống ở các đô thị. Còn người dân ở vùng nông thôn chưa thực sự làm quen với tài khoản ngân hàng.

“Việc tốn phí khi thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm phí chuyển tiền, làm thẻ, in sao kê, chậm thanh toán, rút tiền mặt tại ATM, phí giao dịch, cùng với đó là quy trình, thủ tục mở tài khoản còn phức tạp cũng là những cản trở lớn khiến nhiều người ngần ngại khi sử dụng hình thức này”, ông Nam nhận định. 

Cách nào thúc đẩy nông dân không dùng tiền mặt?

Từ những thực trạng trên cho thấy, việc phổ cập phương thức thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn sẽ khó đi vào chiều sâu nếu như không có các giải pháp quyết liệt từ các bộ, ngành có liên quan.

Ông Nam nhấn mạnh: "Muốn phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng xa, trước hết cần phải tuyên truyền để người dân hiểu rõ những tiện ích của phương tiện thanh toán này để họ tự đưa ra quyết định phù hợp. Điều quan trọng hơn là cần phải đồng bộ từ chính sách tới hạ tầng cơ sở để phương thức thanh toán hiện đại có điều kiện sử dụng một cách rộng rãi hơn ở khu vực nông thôn”.

Bên cạnh đó, ông Nam nêu quan điểm, cần phát triển hệ thống và dịch vụ thanh toán bán lẻ như: Tăng cường dịch vụ thanh toán thẻ; xây dựng, phát triển hệ thống bù trừ điện tử tự động cho các giao dịch thanh toán bán lẻ; hoàn thiện hệ thống thanh toán nội bộ của các ngân hàng; phát triển thanh toán điện tử phục vụ thương mại điện tử; phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn.

“Tôi rất mong được dùng thẻ nhiều hơn ở quê mình, để nhân viên của tôi không phải xếp hàng ở cây ATM chờ rút tiền mỗi kỳ lương, muốn có nhiều hơn những điểm thanh toán, chấp nhận thẻ”, ông Nam nói.

Về phía Ngân hàng Nhà nước, theo Phó thống đốc Phạm Tiến Dũng, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ một số nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa...

Đó là phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các đơn vị liên quan triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ; sớm trình Chính phủ nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt và ban hành các văn bản hướng dẫn, nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng.

"Ngân hàng Nhà nước trình nghị định thay thế Nghị định 101 năm 2012, trong đó đề xuất quy định về hoạt động đại lý thanh toán, qua đó tạo điều kiện cho người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nơi không có chi nhánh ngân hàng được tiếp cận, sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt", ông Dũng thông tin.

Tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp hạ tầng thanh toán quốc gia, hạ tầng hệ thống thanh toán bù trừ tự động phục vụ các giao dịch bán lẻ theo hướng cung ứng dịch vụ thanh toán trực tuyến, xử lý tức thời, hoạt động liên tục 24/7 cho mọi đối tượng và người dân.

Đồng thời, nghiên cứu, ứng dụng những công nghệ mới vào lĩnh vực thanh toán để đưa ra những sản phẩm, dịch vụ tiện ích, phù hợp với hành vi tiêu dùng ở khu vực nông thôn.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu quay đầu giảm trong kỳ điều hành chiều nay 25/4, chỉ riêng dầu mazut tăng.
8 giờ
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.
8 giờ
Tài chính - Thị Trường
Nhu cầu vay vốn là rất lớn, song hiện chỉ khoảng 2% hợp tác xã (HTX) tiếp cận được vốn từ các tổ chức tín dụng, 80% HTX phải vay ở hệ thống tín dụng đen với lãi suất cao. Phó Thống đốc Đào Minh Tú chỉ rõ, việc tín dụng chưa "chảy" vào HTX nguyên nhân đến từ cả 2 phía HTX và ngân hàng. 
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị giá FPT chạm giá trần 120.100 đồng/cp, mức đỉnh cao nhất của cổ phiếu này kể từ khi chào sàn. Diễn biến trên cũng đã gây hiệu ứng tích cực dẫn dắt toàn nhóm cổ phiếu công nghệ tăng trung bình trên 6,68%, cao nhất thị trường.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, chất lượng tài sản trong khu vực tài chính tiếp tục xấu đi do thị trường bất động sản suy giảm có thể ảnh hưởng xấu đến triển vọng tăng trưởng khi vốn dự phòng đang tương đối mỏng, đặc biệt là với một số ngân hàng thương mại quốc doanh lớn.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Dù mức lợi nhuận hàng nghìn tỷ được các ngân hàng công bố, tuy nhiên diễn biến thị giá các cổ phiếu ngành ngân hàng lại khá trái chiều nhau.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam có nhiều sản phẩm thế mạnh, đã xuất khẩu thành công vào nhiều thị trường trong nhiều năm, nhưng vẫn chưa thể chiếm lĩnh được các thị trường này.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tính đến 15/4 đạt 208,94 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 107,82 tỷ USD, tăng 16,34% so với cùng kỳ 2023, tương ứng tăng thêm 15 tỷ USD.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
"Mặt bằng lãi suất huy động của giảm nhanh, và dù nhà điều hành đã giảm lãi suất 4 lần mà mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường không giảm được là do cung tiền không tăng, thị trường 1 và thị trường 2 không thông nhau", TS. Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, nhận định.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sản xuất công nghiệp đã phục hồi như kỳ vọng? Xuất khẩu trong nước đã thực sự tạo được bứt phá? Đâu là thuận lợi và thách thức mà nền kinh tế đang đối mặt?... TS Trần Đình Cung đã đưa ra những quan điểm riêng của mình về các vấn đề này.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trường giảm sâu đang mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư, trong đó chú trọng các cổ phiếu có nền tảng trả cổ tức bằng tiền mặt, tài chính lành mạnh, thuộc nhóm ngành có tính ổn định và ít ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế, Agriseco nhấn mạnh.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý 1/2024, Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép các ngân hàng thương mại kéo dài chính sách cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ với doanh nghiệp khó khăn thêm 6 tháng, thay vì kết thúc vào ngày 30/6/2024.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ban tổ chức Chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế” (Viet Nam International Sourcing 2024), cho biết hàng loạt các nhà phân phối, nhà bán lẻ hàng đầu tại khu vực Mỹ La-tinh đã đăng ký tham dự và đặt kỳ vọng cao trong việc thu mua số lượng lớn với đa dạng nhóm hàng tại chương trình năm nay.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhắc đến Đài Loan, người ta thường nhớ đến TSMC, gã khổng lồ trong ngành công nghệ, nhưng thú vị thay, ngành sản xuất xe đạp lại đang đóng vai trò trụ cột kinh tế lớn thứ hai của đảo quốc này.
1 tuần
Xem thêm