Thứ năm, 27/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Tấn công mạng gia tăng, doanh nghiệp cẩn trọng ‘mất trắng’ khi chuyển đổi số

Huyền Trang
- 17:59, 11/03/2021

(DNTO) - Các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng với quy mô và thủ đoạn tinh vi, trong khi các doanh nghiệp đang bước đầu của quá trình chuyển đổi số, nếu không cảnh giác bảo mật sẽ dễ dàng bị tin tặc tấn công và trục lợi.

Doanh nghiệp có thể mất đến 100.000 USD/ giờ vì gián đoạn hệ thống an ninh mạng do tin tặc tấn công. Ảnh: T.L.

Doanh nghiệp có thể mất đến 100.000 USD/ giờ vì gián đoạn hệ thống an ninh mạng do tin tặc tấn công. Ảnh: T.L.

Khi kinh tế số trở thành một xu thế tất yếu đối với mọi quốc gia trên thế giới, việc các doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi số chỉ là sớm hay muộn. Đặc biệt, dịch Covid- 19 bùng phát khiến nhiều hoạt động từ trực tiếp buộc phải chuyển sang trực tuyến, là động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp nhanh hơn.

Ông Nguyễn Văn Chung, chuyên gia tại Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết, về cơ bản, các doanh nghiệp Việt Nam đều đã nhận thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất kinh doanh. Một số ngành nghề đang có những bước chuyển đổi số rất nhanh, mạnh mẽ như tài chính, thương mại điện tử, du lịch…

Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam hiện muốn chuyển đổi số còn rất nhiều vấn đề vướng mắc. Bên cạnh việc thiếu hụt tài chính, nhân sự, việc áp dụng công nghệ ra sao, chuyển đổi số khâu nào trước…, ông Nguyễn Văn Chung đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố bảo mật công nghệ.

Trong các hình thức tấn công mạng phổ biến hiện nay, vị chuyên gia của NCSC tập trung nói về tấn công DDoS - tấn công từ chối dịch vụ.

Tấn công DDoS được hiểu là các tin tặc cố ý xâm nhập vào hệ thống mạng của doanh nghiệp để gây gián đoạn, khiến người dùng không thể truy cập hoặc truy cập chậm.

Theo dự báo của Tập đoàn công nghệ Cisco, các cuộc tấn công DDoS sẽ tăng gấp đôi, từ con số 7,9 triệu vụ (năm 2018) tới hơn 15 triệu vụ (năm 2023). Đặc biệt, tấn công DDoS là một trong 5 hình thức tấn công mạng phổ biến trong năm 2020. Với 4.83 triệu cuộc tấn công trong nửa đầu năm 2020 đã khiến các doanh nghiệp, tổ chức “bốc hơi” 100.000 USD/ giờ vì gián đoạn dịch vụ.

Chuyển đổi số doanh nghiệp không thể bỏ qua bảo mật và tăng cường sức chống chịu cho hệ thống. Ảnh: T.L.

Chuyển đổi số doanh nghiệp không thể bỏ qua bảo mật và tăng cường sức chống chịu cho hệ thống. Ảnh: T.L.

Ông Chung cũng cho biết, các hình thức tấn công DDoS ngày càng phức tạp và khó đoán. Đặc biệt trong thời điểm Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển đổi số nền kinh tế quốc gia, nhiều doanh nghiệp đang tiến hành số hóa và chuyển đổi số hoạt động của mình, nguy cơ các đối tượng tin tặc đổ bộ tấn công là rất lớn, do hệ thống mạng chưa hoàn thiện, khả năng chịu tải kém, không có công cụ, giải pháp bảo vệ cần thiết và hệ thống chưa được thiết kế tối ưu về mặt xử lý.

Tuy nhiên hiện nay chưa có giải pháp nào giúp hệ thống an ninh mạng đảm bảo an toàn 100% trước các cuộc tấn công. Ngoài ra cũng chưa có nhiều đơn vị và doanh nghiệp thực sự quan tâm và có giải pháp cụ thể cho hình thức tấn công này. Chính vì thế ông Chung cho biết, sẽ có nhiều kẻ xấu lợi dụng việc này nhằm đe dọa, tống tiền các tổ chức, doanh nghiệp.

“DDoS đơn giản được hiểu như một cuộc chiến 1-1 giữa hệ thống máy chủ và hacker, vì vậy nếu hệ thống nào có sức chống chịu tốt hơn thì sẽ chiến thắng. Do vậy, doanh nghiệp khi chuyển đổi số cần chú trọng đến việc xây dựng hệ thống bảo vệ cho tốt”, ông Chung nhấn mạnh.

Một số giải pháp về giảm thiểu tác động từ các cuộc tấn công DDoS được ông Chung gợi ý là nâng cấp hệ thống máy chủ cho phù hợp: nâng cấp băng thông, cấu hình cho hệ thống máy chủ, xây dựng hệ thống dự phòng cho giải pháp chính và xây dựng tình huống xử lý tình huống tấn công, trang bị các giải pháp, công cụ bảo vệ.

“Khi ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, doanh nghiệp cần thiết phải xây dựng kịch bản để đối phó với các tình huống tấn công mạng, bởi nếu khi sự cố xảy ra, việc khắc phục sẽ mất thời gian và tốn kém hơn nhiều”, ông Chung cho biết.

Tin khác

Công nghệ Số hóa
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
16 giờ
Chuyển đổi số
AI là một thanh kiếm sắc bén, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng. Nếu bạn biết làm chủ nó, AI sẽ giúp nâng tầm sáng tạo. Nhưng nếu bạn để AI quyết định thay bạn, thì bạn không còn là nhà sáng tạo nữa – bạn chỉ đơn thuần là người vận hành công cụ.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
2 ngày
An toàn thông tin
Trong một bước đi chiến lược nhằm tăng cường khả năng bảo mật cho Google Cloud, Alphabet đã chính thức mua lại Wiz – startup an ninh mạng nổi bật với công nghệ trí tuệ nhân tạo, với mức giá kỷ lục 32 tỷ USD. Tuy nhiên, thương vụ này cũng đặt ra không ít thách thức pháp lý và tài chính, phản ánh sự táo bạo trong chiến lược dài hạn của Alphabet.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
1 tuần
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển (R&D) đạt 2% GRDP; bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng dần theo yêu cầu phát triển.
2 tuần
Xu thế
Năm 2025, các tập đoàn công nghệ hàng đầu đẩy mạnh đầu tư vào các tác nhân AI (AI Agents), với chiến lược tập trung vào việc phát triển hạ tầng và ứng dụng AI ở quy mô lớn. Sự khác biệt so với các giai đoạn trước nằm ở quy mô đầu tư, mục tiêu ứng dụng cụ thể và sự chuyển dịch trong chiến lược kinh doanh.
1 tháng
Chuyển đổi số
Lựa chọn giải pháp chuyển đổi số phù hợp giúp doanh nghiệp không chỉ tối ưu quy trình vận hành và khai thác dữ liệu một cách hiệu quả và bền vững mà còn giảm tải áp lực của nhân viên khi làm việc với công nghệ.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Google đã phát triển một công cụ AI để hoạt động như một cộng tác viên ảo cho các nhà khoa học về y sinh. Trong một số các thử nghiệm ban đầu, công cụ này đã giải quyết được một bí ẩn về khoa học, thứ đã làm cho các nhà khoa học phải đau đầu trong hơn một thập kỷ.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), sẽ xây dựng những phương pháp tiếp cận hoạt động để định hướng hoạt động tương lai của ngân hàng liên quan tới phát triển khu vực tư nhân, chuyển đổi số, hợp tác khu vực và hàng hóa công khu vực.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Google cho biết họ sẽ bắt đầu sử dụng AI để xác định độ tuổi phù hợp của người dùng có phù hợp với việc sử dụng sản phẩm của mình.
1 tháng
Chuyển đổi số
Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và nhiều thành phố lớn khác đã chấp nhận AI như một công cụ, nhân sự để quản lý và điều hành hành chính tốt hơn.
1 tháng
Xu thế
Tâm lý "bigger is better" (càng lớn càng tốt) khiến cuộc chạy đua xây dựng trung tâm dữ liệu ở Việt Nam tiếp tục nóng, không chỉ với các doanh nghiệp nội địa mà còn giữa các tập đoàn công nghệ quốc tế.
1 tháng
Start-up
Xu hướng suy giảm của năm ngoái đặt ra nhiều thách thức hơn đối với thị trường đầu tư mạo hiểm Đông Nam Á. Mặc dù một số lĩnh vực vẫn duy trì sức hấp dẫn nhưng toàn bộ thị trường cần những điều chỉnh sâu sắc để vực dậy.
1 tháng
Xem thêm