Thứ sáu, 29/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

“Làm sao để mỗi địa phương trên cả nước có thể nâng cao được hiệu quả quản lý của chính quyền thông qua việc liên thông, nhất quán về dữ liệu để cùng nhau đóng góp cho sự đi lên của đất nước, là điều tôi mong mỏi nhất”, doanh nhân Lê Trí Hải - Giám đốc Công ty Toàn Cầu Xanh trăn trở.
Hỗ trợ giải đáp những khó khăn, vướng mắc trong việc quản lý, vận hành... giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt các cơ hội và hiểu rõ những thách thức trong quá trình chuyển đổi số là một trong những mục tiêu quan trọng mà Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam hướng tới.
Sự kiện Lễ trao Danh hiệu Doanh nhân trẻ Khởi nghiệp xuất sắc 2021, với chủ đề “NEXT GENERATION”, sẽ được tổ chức vào ngày 26/12/2021. Chương trình được Livestream tại Fanpage Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam https://www.facebook.com/dntvn.vn/.
Theo các chuyên gia, để "đón sóng" chuyển đổi số, sự "sẵn sàng" của các lãnh đạo doanh nghiệp mới là quan trọng nhất, họ cần phải có sự quyết tâm, cam kết dám đi đến tận cùng, bởi chỉ có như vậy mới phát huy được hết hiệu quả mà chuyển đổi số mang lại.
Công nghệ RPA sẽ triển khai thử nghiệm trong chuyển đổi số doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực kinh doanh như sản xuất, bán lẻ, quản lý nội bộ, tài chính… nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, cắt giảm chi phí vận hành nội bộ. 
Ông Trần Anh Vương - Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho rằng, dịch Covid-19 khiến rất nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa nhà máy từ 2 đến 3 tháng. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ hơn. Và cũng nhờ chuyển đổi số, nhiều doanh nghiệp đã vượt qua khủng hoảng.
Việc sớm đầu tư cho chuyển đổi số đã giúp nhiều doanh nghiệp có thêm sức đề kháng để chống chịu với những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19.
“Trước đây, chúng tôi đã làm khảo sát về các công ty bảo hiểm và rất thất vọng vì mức độ ứng dụng công nghệ thông tin rất thấp, nhiều công ty có trang web nhưng 3-4 tháng không cập nhật, số điện thoại tư vấn không đúng” - ông Lê Thanh Tâm, Tổng giám đốc IDG Việt Nam cho hay.
Để nhân viên làm quen với các công cụ mới, phương thức làm việc mới khi doanh nghiệp chuyển đổi số là hành trình khá khó khăn, yêu cầu sự kiên trì của lãnh đạo doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp mất hợp đồng vì chưa kịp đầu tư chuyển đổi số; trong khi, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi hàng tỷ đồng để mua giải pháp công nghệ, thế nhưng, kết quả nhận lại hoàn toàn trái ngược với kỳ vọng.
Trong khi nhiều bộ ngành, tổ chức, doanh nghiệp… Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi số thì song hành với đó, các cuộc tấn công mạng gia tăng khiến doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ mất an toàn, bảo mật dữ liệu.
Để tìm cách thích nghi với thị trường chuyển đổi số đang ở giai đoạn đầu, còn khó khăn như Việt Nam, các startup, doanh nghiệp công nghệ không chỉ là đơn vị bán sản phẩm mà đã tự chuyển mình thành nhà tư vấn, đơn vị cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp.
Việc lựa chọn quy trình chuyển đổi số phù hợp rất quan trọng với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo chuyên gia, với nguồn lực hạn chế, tài chính hạn hẹp, doanh nghiệp không nhất thiết phải có một quy trình cho riêng mình.
“Tôi đã can một doanh nghiệp chi 10 tỉ đồng để mua phần mềm ERP khi chưa có bất kì cơ sở hạ tầng nào, chỉ vì thấy doanh nghiệp khác áp dụng nên bắt chước để làm”, ông Nguyễn Quang Minh, sếp của Bizen Việt Nam nêu ví dụ về sai lầm một doanh nghiệp chuyển đổi số theo xu hướng.
Các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng với quy mô và thủ đoạn tinh vi, trong khi các doanh nghiệp đang bước đầu của quá trình chuyển đổi số, nếu không cảnh giác bảo mật sẽ dễ dàng bị tin tặc tấn công và trục lợi.