Thứ bảy, 27/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Khảo sát của VCCI cho thấy, có 44% doanh nghiệp trong nước và 38% doanh nghiệp FDI thừa nhận chưa tuân thủ đầy đủ các quy định môi trường. Đáng chú ý, mặc dù có tới 91% doanh nghiệp cho rằng bảo vệ môi trường là trách nhiệm của chính quyền địa phương, nhưng tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng chính họ cũng cần có trách nhiệm lại thấp hơn.
Phổ biến hiện nay là tình trạng công văn trả lời nội dung về việc áp dụng pháp luật của doanh nghiệp không đi thẳng vào vấn đề mà trích dẫn các quy định pháp luật, khiến doanh nghiệp "muốn hiểu ra sao thì hiểu". Nhiều công văn khi nhận được, doanh nghiệp không biết áp dụng thế nào.
Ngành logistics Việt Nam hiện tồn tại tình trạng, hàng trăm doanh nghiệp hoạt động nhưng đơn lẻ, chưa tạo thành chuỗi cung ứng dịch vụ ngành logistics, dẫn tới tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, doanh nghiệp “đông nhưng không mạnh”, phát triển manh mún thiếu quy hoạch làm giảm khả năng cạnh tranh đặc biệt trong bối cảnh hội nhập.
Sáng 22/12, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam với chủ đề “Thách thức & Cơ hội trong trạng thái bình thường mới”, diễn ra tại Hà Nội. Diễn đàn là kênh đối thoại chính sách giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, hướng tới xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam.
TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, nông nghiệp là lĩnh vực ưu tiên có tiềm năng của Việt Nam. Vậy tại sao Việt Nam không trở thành bếp ăn của thế giới, cung ứng được lương thực thực phẩm cho thế giới, trở thành điểm đến hàng đầu của khách du lịch quốc tế?
Tại Diễn đàn chính sách “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 sáng 8/12, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), thông tin về sáng kiến hình thành dự án “Cây tre Việt Nam” kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng phó với dịch Covid-19.
Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp cho rằng, họ không cần tiền, cái họ cần là thể chế. Cùng với việc hỗ trợ doanh nghiệp bằng tài khoá, tín dụng, thì những nỗ lực khơi thông thị trường, cải cách thể chế là động lực lớn nhất giúp doanh nghiệp phát triển.
Vốn mỏng và lo ngại rủi ro pháp lý, trình độ quản trị cũng như nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, là những lý do hàng đầu khiến doanh nghiệp logistics chưa mặn mà đầu tư chuyển đổi số.