Thứ bảy, 16/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Phim 'Mẹ Rừng' và hành trình bảo vệ nguồn sống

Cẩm Lệ
- 10:34, 16/06/2022

(DNTO) - Mẹ Rừng là bộ phim tài liệu sinh thái đầu tiên về người Cơ Tu, được thực hiện hoàn toàn bằng tiếng bản địa – một ngôn ngữ độc đáo đang có nguy cơ mai một. Đây cũng là một trong những tác phẩm chào mừng Năm du lịch Quốc gia – Quảng Nam 2022 và Ngày hội văn hóa Cơ Tu.

 Không giống như nhiều phim tài liệu khác, "Mẹ Rừng" (do Tổ hợp truyền thông My VietNam thực hiện), hoàn toàn không có hình ảnh về nạn phá rừng hay những con số về diện tích rừng tự nhiên bị mất trên thế giới ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á. "Mẹ Rừng" mở đầu ấn tượng với hình ảnh kỳ vĩ của những cánh rừng nguyên sinh nghìn năm tuổi, xanh mát như một dải lụa, nằm vắt trên đỉnh núi Zi’liêng. Đó chính là “Vương quốc Pơ mu” của người Cơ Tu.

Lễ hội khai năm tạ ơn rừng của đồng bào Cơ Tu Quảng Nam. Ảnh: ĐPCC

Lễ hội khai năm tạ ơn rừng của đồng bào Cơ Tu Quảng Nam. Ảnh: ĐPCC

Nhiều đời nay, cộng đồng người Cơ Tu ở vùng biên viễn Quảng Nam vẫn rất tự hào về rừng và nghiêm cấm những ai xâm hại đến mẹ rừng. Họ xem những cây cổ thụ lâu năm như những vị thần. Người Cơ Tu hiểu rằng, họ sống được là nhờ những búp măng tươi, những con cá suối, những cây rau rừng làm phong phú bữa ăn lẫn làm thuốc trị bệnh… Đó là lý do, ngay từ khi khởi thủy ở vùng đất này, người Cơ Tu đã ra quy định cho dân làng: Chỉ được khai thác những cánh rừng nào đã cho phép làm nương rẫy, săn bắn…

Trong vô số những cây Pơ mu lâu năm ở đây có A’Vụa (hay còn gọi là già A’Vụa), hình dáng như con rồng, tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi, được xem là biểu tượng cho sức sống của vùng đất trải qua rất nhiều thăng trầm lịch sử này. Ngoài già A’Vụa còn có già A’Mộ, hình dáng như con hổ. Cả hai đều được người dân tôn kính như Thần Cây phù hộ, bảo vệ dân làng.

Buôn làng của đồng bào Cơ Tu. Ảnh: ĐPCC

Buôn làng của đồng bào Cơ Tu. Ảnh: ĐPCC

Sự trường tồn của già A’Vụa và già A’Mộ qua năm tháng phần nào nhờ vào sự gìn giữ của người Cơ Tu. Với người dân làng nơi đây: “Chỉ được sử dụng những cây ngả, đổ để làm củi hay quan tài, còn những cây còn sống thì tuyệt đối không được phép đụng vào!”. Củi với người Cơ Tu không chỉ dùng để nấu ăn, sưởi ấm trong mùa đông…, mà còn một nhiệm vụ linh thiêng nữa là sưởi ấm cho người chết trước khi đưa xuống mồ. Trong văn hóa của người Cơ Tu, cây cối hay củi đều có linh hồn như con người.

Sự tồn tại của rừng rất quan trọng đối với người Cơ tu trên nhiều khía cạnh tín ngưỡng và nhân sinh. Đây là triết lý và là cách ứng xử bao đời của người Cơ Tu đối với mẹ rừng, với môi trường tự nhiên. “Sống rừng nuôi, chết rừng chôn”. Niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo đó đã giúp họ bảo tồn và phát triển những khu rừng nguyên sinh trong quá trình lịch sử tộc người.

Người dân hàng ngày gắn bó với rừng. Ảnh: ĐPCC

Người dân hàng ngày gắn bó với rừng. Ảnh: ĐPCC

Cũng chính vì tình yêu và tín ngưỡng thờ thần Rừng của người Cơ Tu mà ekip "Mẹ Rừng" đã chọn Lễ khai năm - Tạ ơn Rừng để làm bối cảnh chủ đạo, xuyên suốt 22 phút của phim. Lễ hội là một nét văn hóa truyền thống của đồng bào người Cơ Tu, được tổ chức vào những ngày đầu năm mới.

Ngoài việc khai năm cầu may, lễ Tạ ơn rừng cũng chính là nguyện ước của người Cơ Tu, mong cho mùa màng bội thu, mong cho sức khỏe đầy đủ, không thiên tai, dịch bệnh… Và nhất là mong cho khu rừng vẫn vững chãi thêm từng ngày! Tuy có phần hơi đáng tiếc vì năm nay do dịch bệnh Covid-19 nên lễ hội có quy mô nhỏ. Dẫu vậy, người xem vẫn khá thích thú và bị cuốn theo từng điệu múa Da Dá của những phụ nữ, từng nhịp nhảy Tân Tung của đàn ông trong làng… hòa trong tiếng trống, tiếng chiêng và âm thanh của núi rừng xung quanh…

Rừng Pơ mu ở Huyện Tây Giang- Quảng Nam. Ảnh: ĐPCC

Rừng Pơ mu ở Huyện Tây Giang- Quảng Nam. Ảnh: ĐPCC

Trải qua từng hình ảnh, từng lời chia sẻ, từng nét văn hóa của lễ hội Tạ ơn Rừng… người xem có thể hiểu được lý do vì sao người Cơ Tu lại yêu thương khu rừng của họ đến thế. Rừng vừa là nguồn cội đồng thời là nguồn sống của con người. Đó là lý do để con người và tự nhiên phải sống hài hòa cùng nhau, không thể tách rời!

Ngoài tín ngưỡng thờ thần rừng, phim tài liệu Mẹ Rừng cũng giúp người xem hiểu thêm về văn hóa tâm linh của người Cơ Tu. Họ coi hình tượng con Gà trống (tiếng Cơtu là A tưch) như một linh vật đem lại sự may mắn, bình an cho thôn làng. Khi dựng Gươl hay cổng làng, người dân đều tạc tượng gà và đặt ở vị trí cao nhất để bày tỏ sự kính trọng, biết ơn, đồng thời thể hiện ước mơ vươn cao, vươn xa, cuộc sống ngày càng ấm no. Điểm đặc biệt nhất của "Mẹ Rừng" có lẽ là ở chỗ phim chọn ngôn ngữ chính cho câu chuyện bằng tiếng Cơ Tu.

Sinh hoạt hàng ngày của các cô gái Cơ Tu. Ảnh: ĐPCC

Sinh hoạt hàng ngày của các cô gái Cơ Tu. Ảnh: ĐPCC

Những khó khăn trong việc phiên dịch và thấu hiểu tiếng Cơ Tu, nhất là tiếng Cơ Tu cổ được bù đắp lại bởi vẻ đẹp của một thứ ngôn ngữ độc đáo đang bị mai một và cần được gìn giữ, bảo tồn này. Chính việc để cho ngôn ngữ Cơ Tu vang lên trong suốt chiều dài của bộ phim, càng làm cho câu chuyện của Mẹ Rừng ý nghĩa. Ý nghĩa không chỉ đối với người Cơ Tu hôm nay mà cho thế hệ trẻ người Cơ Tu nói riêng và người Việt nói chung sau này. Bởi tiếng nói và chữ viết chính là linh hồn của mỗi dân tộc, là công cụ tốt nhất để bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc.

Với thời lượng 22 phút, có lẽ là quá ngắn để "Mẹ Rừng" chuyển tải hết câu chuyện giữ rừng của người Cơ Tu. Vẫn còn nhiều kỳ vọng và chờ đợi mà khán giả muốn gửi gắm ở bộ phim. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh, "Mẹ Rừng" đã mang đến cho khán giả một thước phim chỉn chu, đầu tư về mặt hình ảnh với những khung hình đẹp mắt, tiết tấu nhanh gọn, hấp dẫn, cách dàn dựng mới lạ… là một điều đáng ghi nhận. Bên cạnh đó, những thông điệp ý nghĩa mà "Mẹ Rừng" chuyển tải đến khán giả cũng là những điều đáng ghi nhớ về phim.

Người dân hàng ngày chọn những cây rừng đã gãy về làm củi . Ảnh: ĐPCC

Người dân hàng ngày chọn những cây rừng đã gãy về làm củi . Ảnh: ĐPCC

"Mẹ Rừng" đã gieo vào lòng thế hệ trẻ một tình yêu sâu sắc về văn hóa truyền thống, góp phần truyền lửa cho người xem về việc chăm sóc, giữ gìn, bảo vệ cây rừng. Và sau những lời nhắc nhớ ấy là hình ảnh bước chân của người Cơ Tu tiếp tục tiến vào rừng, như nói thay cho lời kết: người Cơ Tu vẫn bền bỉ đời trước truyền đời sau, gắn bó với Rừng, gìn giữ rừng và những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, như những tán cây cổ thụ bao đời vẫn bám chặt trên dải đất Trường Sơn.

Tin khác

Văn hoá - Xã hội
Sau khi đăng quang Miss International 2024, Hoa hậu Thanh Thủy đã cùng các Á hậu quốc tế ghé thăm trụ sở UNICEF tại Nhật Bản và tham gia vào nhiều hoạt động khác.
5 giờ
Văn hoá - Xã hội
Đánh dấu hành trình khởi đầu tôn vinh tài năng Việt, đơn vị +84 Entertainment đã có buổi ra mắt hai ca sĩ độc quyền: Cheng và Han Sara nhận được sự ủng hộ của rất đông các nghệ sĩ nổi tiếng Phạm Quỳnh Anh, Thảo Trang, Đinh Tiến Đạt, Minh Hằng, Gil Lê - Xoài Non, Phương Vy, Cường Seven, Vũ Ngọc Anh...
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Lê Linh được biết đến không chỉ là nữ doanh nhân thành công trong kinh doanh, mà cô còn thường xuyên tham gia tài trợ và đầu tư vào các chương trình giải trí. Gần đây nhất, bộ phim điện ảnh 'Cô dâu hào môn' đó Công ty Muse Films sản xuất có sự đồng hành của Lê Linh cùng SK Pictures ở vai trò đơn vị đồng sản xuất.
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Chương trình nghệ thuật Quê hương biển gọi lần thứ 6 vừa công bố dàn nghệ sĩ tham gia chương trình: Cẩm Vân - Khắc Triệu, Ngọc Sơn, Quang Dũng, Phương Thanh, Nguyên Vũ, Ưng Hoàng Phúc, Cece Trương,...cùng nhiều diễn viên điện ảnh và phần biểu diễn thời trang của NTK Việt Hùng.
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Fashion show “Cội nguồn tinh hoa hội tụ” được tổ chức nhân dịp kỉ niệm 75 năm thành lập trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội vào tối 12/11. Đây là dịp để các thế hệ gặp gỡ, kết nối, chia sẻ và tiếp tục phát triển giá trị thẩm mỹ trong thời trang Việt Nam.
3 ngày
Văn hoá - Xã hội
Nhấm nháp chút rượu, bia là một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực nhưng là khi nó được sử dụng có chừng mực. Buồn thay, ngày nay, nét đẹp văn hóa của rượu đã bị biến tướng. Nhiều vụ tai nạn, vụ án xảy ra mà nguyên nhân là do rượu. Thậm chí, kẻ mất mạng, người đi tù trong khi tuổi đời còn rất trẻ. 
3 ngày
Văn hoá - Xã hội
Sau 2 năm ở ẩn, ca sĩ Trúc Nhân tung ra sản phẩm mới với tên gọi 'Không ra gì' bùng nổ với phần đầu tư hình ảnh và âm nhạc đúng chất giải trí, nhưng ẩn chứa nhiều thông điệp thú vị về đời sống.
3 ngày
Văn hoá - Xã hội
Tại Hội nghị The 5th PharmaResearch Global Symposium của Hàn Quốc, bác sĩ June Hà Phượng cùng 12 đại biểu của đoàn Việt Nam tham dự gặp gỡ của các chuyên gia ứng dụng thành công Rejuran chia sẻ giá trị khoa học tiên tiến trong tái tạo và trẻ hóa da.
3 ngày
Văn hoá - Xã hội
Huỳnh Thị Thanh Thủy thành công chinh phục ngôi vị Miss International - Hoa hậu Quốc tế trong trang phục dạ hội của NTK Lê Thanh Hòa mang hình ảnh hoa anh đào, một biểu tượng đẹp và trang nhã của đất nước Nhật Bản.
4 ngày
Văn hoá - Xã hội
NSND Trịnh Kim Chi đã nhiều lần thành công trong việc dàn dựng các vở kịch nói được trình diễn trên sân khấu kịch về đề tài truyền thống cách mạng tạo được những dấu ấn đậm nét. Mới đây chị bắt tay dàn dựng vở Ngày ấy cổng trời sau 2 vở diễn Rặng trâm bầu và Hai người mẹ.
4 ngày
Văn hoá - Xã hội
Hoa hậu Kỳ Duyên xuất hiện tại tập 1 chương trình Cơ hội cho ai phát sóng trên kênh VTV3 với đề xuất làm việc không lương để hướng tới mục tiêu xây dựng 5 điểm trường học vùng cao để hỗ trợ cho các em học sinh
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Giải thưởng này do tổ chức Trinity Quốc tế 2024 trao tại diễn đàn Trinity 2024. Trinity 2024 là diễn đàn thương mại bán lẻ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hàng không, thu hút hơn 400 lãnh đạo cấp cao và chuyên gia toàn cầu của hơn 80 doanh nghiệp đến từ 30 quốc gia trên thế giới.
5 ngày
Văn hoá - Xã hội
Sau thành tích Á hậu 4 của Hoa hậu Đoàn Thu Thủy, đơn vị nắm bản quyền vừa tổ chức buổi casting nhằm tuyển chọn ứng viên xứng đáng tranh tài ở cuộc thi Miss Global 2025. Theo công bố trước đó, đảm nhận vai trò ban giám khảo gồm có thạc sĩ Huỳnh Minh Hòa, đạo diễn Lê Việt.
5 ngày
Văn hoá - Xã hội
Trong 2 ngày 9 và 10/11/2024 tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM diễn ra Ngày hội Việt Nam Xanh 2024 với chủ đề “Tiết giảm, tái sử dụng, tái chế” nhằm mục đích kêu gọi mọi tầng lớp người dân chung tay góp cho một Việt Nam Xanh. Trong đó doanh nghiệp đi tiên phong, truyền thông làm cầu nối và mỗi người dân một hành động nhỏ.
6 ngày
Văn hoá - Xã hội
Ngoài gây mất trật tự an toàn giao thông đường phố, vấn nạn “quái xế” còn gây ra những vụ tai nạn chết người rất thương tâm. Thảm trạng này, cần xử lý dứt điểm.
1 tuần
Xem thêm