Thứ ba, 23/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Phản bác quan điểm 'Việt Nam đi theo chủ nghĩa tư bản mới phát triển theo xu thế thời đại' (tiếp theo)

GS.TS Vũ Văn Hiền
- 10:48, 04/04/2023

(DNTO) - Mãi mãi giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta tiếp tục giành thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đưa đất nước ta thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Cho dù chủ nghĩa tư bản ngày nay đã có sự thay đổi nhất định trong những hình thức quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối nhưng vẫn không thể khắc phục được mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Mâu thuẫn đó biểu hiện ra thành những mâu thuẫn cụ thể sau đây: Thứ nhất, mâu thuẫn giữa tư bản và lao động. Sự phân cực giàu nghèo và tình trạng bất công xã hội tăng lên, chứng tỏ bản chất bóc lột giá trị thặng dư vẫn tồn tại, dù được biểu hiện dưới những hình thức tinh vi hơn. Cả sự bần cùng hóa tuyệt đối lẫn tương đối của giai cấp công nhân vẫn đang diễn ra và có phần phức tạp. Trong xã hội tư bản ngày nay, sự bất bình đẳng và các tệ nạn xã hội vẫn tồn tại một cách phổ biến; sự suy đồi về xã hội, văn hóa và đạo đức ngày càng trầm trọng. Tệ phân biệt chủng tộc, tình trạng bất công đã làm tăng các tệ nạn xã hội và trở thành một thách thức gay gắt. Tội ác và bạo lực tràn lan. Ngày nay, trong xã hội tư bản, sự tha hóa không chỉ diễn ra trong lao động mà còn diễn ra trong mọi mặt của đời sống xã hội. Không những môi trường tự nhiên mà cả môi trường xã hội cũng bị ô nhiễm và hủy hoại. Đời sống văn hóa và đạo đức của xã hội tư bản xuống cấp nghiêm trọng. Thứ hai, mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc. Ngày nay, mâu thuẫn này đang chuyển thành mâu thuẫn giữa các nước chậm phát triển bị lệ thuộc với những nước đế quốc. Thứ ba, mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau, chủ yếu là giữa ba trung tâm kinh tế, chính trị hàng đầu của thế giới tư bản (Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu), giữa các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia. Thứ tư, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Mâu thuẫn này vẫn tồn tại một cách khách quan và là mâu thuẫn xuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Trong thực tế, mâu thuẫn này biểu hiện trong mưu đồ của các thế lực đế quốc, lợi dụng sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở một số nước để đẩy mạnh cuộc phản kích quyết liệt bằng mọi thủ đoạn (không loại trừ sự can thiệp bằng quân sự) nhằm xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Nhưng điều đó không thể thực hiện được bởi điều kiện quốc tế đã có những thay đổi, giữa một số nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đã thiết lập quan hệ chính thức về mặt nhà nước, có quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh về nhiều mặt, do vậy mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản ngày nay biểu hiện chủ yếu bằng “diễn biến hòa bình” và chống “diễn biến hòa bình”. Tuy hình thức biểu hiện có khác trước, nhưng đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản vẫn là cuộc đấu tranh rất quyết liệt.

bvtq

Thực tế thời gian qua, một số nước Đông Âu và ở Liên Xô cũ sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa tan rã đã đi theo con đường chủ nghĩa tư bản nhưng đã qua hơn 30 năm mà không hề giàu có, ngược lại đã vấp phải những khó khăn chồng chất về kinh tế - xã hội và nhiều người đã nuối tiếc những năm tháng trước đây, khi còn hệ thống xã hội chủ nghĩa. Để hiểu rõ hơn vì sao chúng ta lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta có thể trích dẫn những luận cứ đầy sức thuyết phục của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một ít cá nhân và phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và hủy hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có”. Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng khẳng định “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam”.

anhtin-thay

Thứ ba, Việt Nam đã thành công và kiên quyết giữ vững độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trở thành hệ giá trị phát triển của Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng, trong thời đại ngày nay. Đó cũng chính là logic phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, làm nên cốt cách Việt Nam, bản lĩnh Việt Nam và vị thế Việt Nam trước thế giới.

Nhận thức và hành động theo sự lựa chọn và theo hệ giá trị đó, từ năm 1930 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng Mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

anhngang

Qua hơn 78 năm giành và giữ độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt 37 năm đổi mới, với hệ giá trị đó, Đảng Cộng sản Việt Nam xứng đáng tiêu biểu cho bản lĩnh Việt Nam trong việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, đã tỏ rõ tính độc lập tự chủ trong mọi đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại, đưa nước ta từ một xứ thuộc địa, nửa phong kiến trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người chủ đất nước, làm chủ xã hội; đất nước ta ra khỏi tình trạng đói nghèo, kém phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế; có quan hệ quốc tế ngày càng rộng mở, có vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế. Qua 37 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 32 năm thực hiện “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hình thành, phát triển, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước được đẩy mạnh; kinh tế vĩ mô ổn định; tốc độ tăng trưởng kinh tế chung đã ở mức cao, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, quy mô và tiềm lực kinh tế đất nước tăng lên. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ phát triển con người, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được coi trọng và đạt nhiều kết quả quan trọng. Các chính sách xã hội, xoá đói giảm nghèo, chính sách dân tộc, tôn giáo thực hiện có kết quả. Chính trị xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đạt nhiều thành tích nổi bật. Sức mạnh đại đoàn kết trong dân tộc được củng cố, dân chủ xã hội chủ nghĩa được tăng cường. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có nhiều tiến bộ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn; tổ chức bộ máy lập pháp, hình pháp và tư pháp ngày càng hoàn thiện. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả rõ rệt. Nhìn tổng thể, mọi lĩnh vực trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước được thực hiện đồng bộ, mạnh mẽ, hiệu quả, được nhân dân cả nước đồng lòng ủng hộ, tin tưởng, được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Tờ báo cánh tả People’s World của Mỹ ngày 25/01/2021 cho rằng: “Sở dĩ Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam thu hút sự chú ý của quốc tế vì Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ trên trường quốc tế, trở thành quốc gia hùng mạnh cả về kinh tế và ngoại giao”. Sau Đại hội XIII của Đảng, Đài truyền hình KBS bình luận: “Việt Nam sau một thời gian lao khổ, hôm nay đứng dậy sáng lòa cùng nhân loại. Việt Nam ngẩng cao đầu, tự hào hòa đồng và đi lên cùng nhân loại”. Rõ ràng là, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đó là sự khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng về tinh đúng đắn tuyệt đối của Đảng và nhân dân ta trong việc lựa chọn con đường chủ nghĩa xã hội.

Như vậy, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không chỉ là mục tiêu, là nhu cầu, là cương lĩnh hành động, là ngọn cờ hiệu triệu, mà còn là động lực, là niềm tin sắt son của dân tộc Việt Nam ta. Chủ nghĩa xã hội là cội nguồn thắng lợi của cách mạng Việt Nam hôm qua, hôm nay và mai sau.

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy biến động, vừa có hoà bình, hợp tác, hội nhập, vừa đua tranh, cạnh tranh gay gắt trong cộng đồng quốc tế. Thế giới đã chứng kiến bao cảnh đau thương của nhiều dân tộc ở châu Phi, ở Trung Đông, dù đã giành được độc lập nhưng đất nước bị hoang tàn bởi các xung đột chia rẽ trong nội bộ và sự can thiệp từ bên ngoài. Ngay một số nước dù có độc lập dân tộc nhưng việc tranh giành giữa các lực lượng chính trị trong nước làm cho tình hình luôn nóng bỏng, cuộc sống của nhân dân không được bình yên. Vậy nên, dù thời cuộc biến đổi xoay vần ra sao, dù phải đối mặt với tất cả mặt tích cực và tiêu cực, bất trắc; dù cho ai đó bị loá mắt bởi những bộ áo cánh sặc sỡ cả chủ nghĩa tư bản thì hệ giá trị về chủ nghĩa xã hội, trong ý thức và trong hành động vẫn là mục tiêu, lý tưởng của Việt Nam phù hợp xu thế thời đại. Mãi mãi giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta tiếp tục giành thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đưa đất nước ta thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

(Hết)

Phản bác quan điểm 'Việt Nam đi theo chủ nghĩa tư bản mới phát triển theo xu thế thời đại'

 

Tin khác

Thời sự - Chính trị
38 nghìn tỷ đô la mỗi năm - là cái giá mà nền kinh tế thế giới phải trả dưới tác động của biến đổi khí hậu, tính đến 2049.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Giá tín chỉ carbon ở các quốc gia dao động rất lớn tùy thuộc vào chất lượng dự án. Có quốc gia bán chỉ 1 USD/tấn carbon nhưng có nơi bán giá cao gấp hàng trăm lần như thế.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Dù xuất nhập khẩu đã có mức phục hồi ấn tượng trong quý đầu năm, nhưng kinh tế thế giới biến động khó lường, Việt Nam cần theo dõi sát sao thị trường để có thích ứng phù hợp. 
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Kể từ năm 2015, toàn bộ ngành công nghiệp xe đạp Đài Loan đã bắt đầu đánh cược với làn sóng xe đạp điện. Loại sản phẩm này được dự đoán sẽ có doanh số ngang ngửa xe đạp thông thường vào năm 2027.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết tăng tưởng xanh là xu thế tất yếu giống như toàn cầu hóa để giữ tăng trưởng kinh tế ổn định chứ không phải chạy theo cuộc chơi của các nước lớn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
“Làm mới” động lực cải cách thể chế, khơi thông thị trường trái phiếu và bất động sản, tận dụng tối đa các FTA… là những động lực mới giúp kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xử lý ngay tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao; cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong việc thực hiện các giao dịch mua, bán vàng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sau 1 tháng kể từ MV Cho em xin quá giang, Thoại Nghi đã chính thức trở lại với một dự án âm nhạc hoành tráng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng đạt mức 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ cùng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã giúp Hải Phòng duy trì mức tăng trưởng cao, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Giống như các phương tiện di chuyển khác, mức tiêu hao năng lượng của xe điện phụ thuộc vào tốc độ lái xe, nhiệt độ môi trường, thói quen lái, tải trọng trên xe… khiến quãng đường đi được sau mỗi lần sạc đầy có sự chênh lệch ít nhiều so với con số các nhà sản xuất công bố. Tuy nhiên, nếu chọn thương hiệu xe tốt và có cách sử dụng phù hợp, nhiều mẫu xe điện có thể di chuyển được quãng đường xa hơn tiêu chuẩn.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Trước tình hình hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là mã độc tống tiền (ransomware) tăng mạnh thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ quán triệt báo cáo ngay về cơ quan chủ quản, đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố và Cơ quan điều phối quốc gia…
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Đây là một nỗ lực mới giữa các quốc gia Đông Nam Á để cùng nhau tích hợp mạng lưới thanh toán xuyên biên giới, vốn vô cùng quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong vùng.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Sinh viên tốt nghiệp Nhật Bản đang rời bỏ con đường sự nghiệp truyền thống và tìm đến cơ hội khởi nghiệp.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Luật Đất đai sửa đổi đang khơi thông dòng vốn ngoại khi thu hút đông đảo Việt kiều quay về đầu tư, đồng thời mở rộng cửa để các “cá mập” ngoại đổ bộ vào thị trường bất động sản Việt Nam.
2 tuần
Xem thêm