Thứ bảy, 25/01/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Phản bác quan điểm 'Việt Nam đi theo chủ nghĩa tư bản mới phát triển theo xu thế thời đại'

GS.TS Vũ Văn Hiền
- 10:26, 03/04/2023

(DNTO) - Mãi mãi giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta tiếp tục giành thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đưa đất nước ta thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Những biến cố dồn dập đầy kịch tính của thế giới trong mấy thập niên qua đã tác động to lớn đến tâm trí và nhận thức của mọi người. Thực tiễn thế giới trong thời gian qua đã có những biểu hiện khác với những quan niệm truyền thống của chúng ta và chưa diễn ra như dự báo của các nhà kinh điển về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Một mặt, chủ nghĩa tư bản mà chúng ta thường nói tất yếu sẽ diệt vong hoặc là nó đang giãy chết, thì nó chưa chết và chưa chuẩn bị chết. Trong khi đó, chủ nghĩa xã hội đã được phát triển mạnh mẽ thành một hệ thống tưởng chừng rất vững chắc nhưng lại bị sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Rồi nữa, cuộc xung đột thảm khốc tại Ukraine, giữa một bên là Nga với bên kia là cả khối NATO và Mỹ, cũng vẫn là để chống lại nước Nga, nơi nhiều di sản của chủ nghĩa xã hội vẫn đang tồn tại. Những biến cố đó làm cho các phần tử phản động và không ít kẻ “ăn theo” càng như được thể, hí hửng rằng chủ nghĩa xã hội, lý tưởng cộng sản đã hết thời; rằng Việt Nam cần phải từ bỏ chủ nghĩa xã hội, theo chủ nghĩa tư bản mới phát triển được và thế mới hợp với xu thế thời đại!

Có thể nhận thấy rõ ngay đó là luận điệu thâm độc của các thế lực thù địch và của một số phần tử cơ hội chính trị. Xem xét cả trên phương diện lý luận và thực tiễn, chúng ta có đủ các luận cứ xác đáng để khẳng định sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta đúng đắn, đầy sáng tạo, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại.

kien-dinh-nhung-nguyen-tac-trong-qua-trinh-xay-dung-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam

Thứ nhất, không có cách nào khác, chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mới là sự lựa chọn duy nhất, đúng đắn của chúng ta.

Nhân loại đã chứng kiến trong thế kỷ XIX-XX, chủ nghĩa tư bản đã toả vòi đi khắp các châu lục để không chỉ “hút máu” nhân dân lao động ở chính quốc, mà còn “hút máu” nhân dân lao động ở các nước thuộc địa. Nhân dân Việt Nam đã trải qua những khổ đau, cơ cực dưới ách thống trị của thực dân, đế quốc nên thấy hết bản chất của chủ nghĩa tư bản. Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, các phong trào yêu nước đã dấy lên mạnh mẽ. Liên tiếp nở ra các cuộc nổi dậy trên khắp mọi miền của đất nước, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, các bậc sĩ phu, kể cả một bộ phận quan lại phong kiến. Các phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế, phong trào Duy Tân, Đông Du, khởi nghĩa Yên Bái cùng hàng chục các cuộc đấu tranh khác nữa đều bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp và thất bại. Điều đó chứng tỏ rằng, nhân dân ta rất giàu lòng yêu nước, có truyền thống đánh giặc ngoại xâm, sẵn lòng ủng hộ các phong trào yêu nước; còn có các bậc sĩ phu, các nhà lãnh đạo các cuộc nổi dậy chống thực dân Pháp đều có trí dũng, không thiếu mưu lược, nhưng tất cả họ, cả giai cấp phong kiến và đại diện cho thế lực tư sản lúc đó đều không thể giải quyết được vấn đề dân tộc ở nước ta. Chưa bao giờ như lúc bấy giờ, công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam ở trong tình hình đen tối, không có đường ra. Bằng cách nào, bằng con đường nào và giai cấp nào có khả năng gánh vác sứ mệnh trọng đại đó.

bh_1

Nhưng rồi lịch sử đã có lời giải đáp. Hơn ai hết, chính Nguyễn Ái Quốc sau này là Hồ Chí Minh đã là người gieo hạt, gây mầm và tạo dựng cách mạng Việt Nam. Trong suốt 30 năm tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nhận rõ con đường giành độc lập dân tộc phải là con đường cách mạng và trở thành một bộ phận của cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột, đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản. Tìm thấy ánh sáng soi đường trong Luận cương của V.I. Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa, Người đã viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến muốn phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi muốn nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo. Hỡi đồng bào đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”[1]. Và Người khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên khắp thế giới khỏi ách nô lệ”[2]. Với kỳ công của Nguyễn Ái Quốc, chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với phong trào yêu nước và phong trào công nhân Việt Nam chuyển hóa thành một sự kiện trọng đại: Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Vừa ra đời, Đảng ta tuyên bố: “Chủ trương tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Lời tuyên bố ấy đồng nghĩa với việc bác bỏ thẳng thừng chế độ phong kiến và chế độ tư bản chủ nghĩa. Có thể hiểu rõ là, ngay sau lời tuyên bố ấy của Đảng, chủ nghĩa xã hội không chỉ là mục tiêu lựa chọn mà đã thực sự thúc đẩy lịch sử của dân tộc Việt Nam chuyển mình, là con đường mà dân tộc Việt Nam đã và đang đi theo dòng thời đại.

Chúng ta khẳng định như vậy bởi vì việc giải quyết vấn đề độc lập dân tộc theo ý thức hệ phong kiến và tư sản , trong khuôn khổ của chế độ phong kiến và chế độ tư bản chủ nghĩa không tránh khỏi những mâu thuẫn và những hạn chế bắt nguồn từ bản chất kinh tế và chính trị của các chế độ ấy, những hình thái kinh tế xã hội dựa trên các quan hệ tư hữu về tư liệu sản xuất và các quan hệ đối kháng giai cấp. Vượt qua những mâu thuẫn và hạn chế trong việc giải quyết độc lập dân tộc theo lập trường phong kiến và tư sản chỉ có thể là con đường gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, tức là giải quyết độc lập dân tộc theo lập trường của giai cấp công nhân, của chủ nghĩa xã hội khoa học.

Bản chất của chủ nghĩa xã hội là thực hiện triệt để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Chủ nghĩa xã hội xoá bỏ căn nguyên kinh tế sâu xa của tình trạng người bóc lột người do chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sinh ra. Chỉ với chủ nghĩa xã hội, mô hình cho mọi thành viên của cộng đồng dân tộc trở thành người chủ thực sự có cuộc sống vật chất ngày càng phong phú, bảo đảm cho đất nước và dân tộc vượt qua tình trạng đói nghèo lạc hậu và tụt hậu trong tương quan với các dân tộc khác giữa một thế giới ngày càng phát triển.

Rõ ràng là sự lựa chọn mục tiêu độc lập dân tộc gắn chặt với chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhân dân ta, xét về logic là một tất yếu khách quan; xét về lịch sử, là hoàn toàn phù hợp với sự vận động của cách mạng Việt Nam và xu thế của thời đại; xét về nhu cầu là hoàn toàn xuất phát từ điều kiện cụ thể của một của một nước thuộc địa, nửa phong kiến và nguyện vọng cháy bỏng của nhân dân Việt Nam; và xét về mặt xã hội, đó là một hệ giá trị cơ bản lớn nhất quyết định sự phát triển của đất nước hôm nay và mai sau. Chính vì thế, “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” của Đảng năm 1991 đã xác định: “Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh cơ; song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội và đó là quy luật tiến hóa của lịch sử”[3]. Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) tiếp tục khẳng định: “Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”[4]; “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”[5].

Thứ hai, chủ nghĩa tư bản không phải là xã hội tốt đẹp.

cac-ban-chat-cua-chu-nghia-tu-ban

Chủ nghĩa tư bản từ khi ra đời đến nay đã liên tục có sự điều chỉnh để thích nghi với bối cảnh mới và đã đạt được nhiều thành công để tiếp tục tồn tại. Mặc dù vậy, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những ung nhọt và những căn bệnh cố hữu của nó. Như Các Mác đã tiên định, bất bình đẳng trong thu nhập của chủ nghĩa tư bản ngày càng tăng lên mạnh mẽ. Thu nhập của một vài tỉ phú ở Mỹ hiện tại tương đương với tổng số có được của cả chục triệu đồng bào nghèo khổ ở đất nước này. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra sự thịnh vượng hơn bao giờ hết mà lịch sử nhân loại đang chứng kiến, nhưng cũng tạo ra sự bất bình đẳng to lớn, nhất là khi nói tới cảnh sa hoa tột đỉnh của một số ít người và cảnh cùng cực của hàng tỷ con người. Đó chính là mâu thuẫn không thể chối cãi trong chế độ tư bản. Bredinsky, người Mỹ gốc Ba Lan, nguyên là cố vấn an ninh thời Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, đã xuất bản cuốn sách “Ngoài vòng kiểm soát, sự nổi loạn toàn cầu bên thềm thế kỷ XXI”. Đây là cuốn sách đưa ra nhiều luận cứ cho các chiến lược của Mỹ. Mặc dù đã cố tô vẽ cho bộ áo cánh sặc sỡ của chủ nghĩa tư bản Mỹ, nhưng chính Bredinsky phải thừa nhận 20 vấn đề nan giải của xã hội Mỹ. (1) Nợ nần; (2) Thâm hụt thương mại; (3) Khối lượng tiền tiết kiệm vào đầu tư thấp; (4) Không có khả năng cạnh tranh công nghiệp; (5) Tỷ lệ tăng năng suất lao động thấp; (6) Chăm sóc y tế không đầy đủ; (7) Giáo dục trung học chất lượng kém; (8) Cơ sở hạ tầng của xã hội xấu đi và tình trạng sa sút lan tràn ở đô thị; (9) Một giai cấp giàu có tham lam; (10) Tình trạng kiện tụng tràn lan không đem lại lợi ích gì; (11) Vấn đề chủng tộc và nghèo đói ngày càng sâu sắc, (12) Tội ác và bạo lực tràn lan; (13) Sự lan tràn của nền văn minh ma túy ồ ạt; (14) Tình trạng lan tràn tâm lý tuyệt vọng xã hội; (15) Quá nhiều giấy phép mại dâm; (16) Sự truyền bá ồ ạt về đồi trụy tinh thần bằng phương tiện nghe nhìn, (17) Suy giảm về ý thức công dân; (18) Sự nổi lên của nền văn hóa đa phương có nhiều nguy cơ chia rẽ; (19) Một yếu tố trở ngại đang xuất hiện trong hệ thống chính trị. Nó làm cho cử tri càng thấy chính quyền của mình rất xa xôi, thiếu trách nhiệm, và tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi; (20) Cảm giác tuyệt vọng về tinh thần ngày càng phổ biến.

(còn nữa)

[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H1996, t.11, tr562.

[2] Hồ Chí Minh: Sđd, t15, tr 588.

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, t.14, 2007, tr133.

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb chính trị quốc gia, HN, 2011, tr70-71.

[5] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb chính trị quốc gia, HN, 2011, tr70-71.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Nam diễn viên Vũ Đằng sẽ sánh đôi cùng “nàng Kiều' Trình Mỹ Duyên trong bộ phim phát sóng vào ngày mùng Một Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Bộ phim với nhiều tình tiết thú vị, cùng không gian sông nước miền Tây hứa hẹn mang đến nhiều cảm xúc tích cực cho khán giả.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Việc Việt Nam xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia liên tục tăng trưởng qua nhiều năm giúp ta khẳng định vị thế trên trường quốc tế, là điểm nhấn thu hút FDI, du lịch, công nghệ cao….
2 ngày
Chuyển đổi số
Ngày 15/1, Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI, với chủ đề "Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam". Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Năm 2024, giá trị Việt Nam trong 158 tỷ USD của ngành công nghiệp công nghệ số là 32%. Chúng ta đặt mục tiêu giá trị Việt Nam sẽ đạt trên 50% vào năm 2030. Đây là mục tiêu rất cao nhằm đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy gia công.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Mặc dù xuất nhập khẩu năm qua cán đích gần 800 tỷ USD nhưng chưa thực sự bền vững do vẫn phụ thuộc nhiều vào khối FDI. Khi các doanh nghiệp nội địa chiếm thế thượng phong, lúc đó những thành quả xuất nhập khẩu mới vững chắc.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng ngày 10/1, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH Một thành viên (SATRA) tổ chức khai trương Trung tâm Thương mại SATRA Võ Văn Kiệt (Centre Mall Võ Văn Kiệt) tại 1466 đường Võ Văn Kiệt, phường 3, quận 6, TP.HCM.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều 8/1, trả lời câu hỏi của báo chí liên quan vụ việc trên mạng xã hội lan truyền thông tin "lãnh đạo Ngân hàng ACB đánh bạc hàng chục triệu USD", người phát ngôn Bộ Công an cho biết hiện Bộ Công an chưa nhận được đơn thư của cả hai bên.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025. Theo đó, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Phấn đấu tăng trưởng ít nhất 8% hoặc cao hơn...
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho rằng mục tiêu tăng trưởng 2 con số là hoàn toàn khả thi nếu Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế xanh phát triển. Muốn vậy cần có cơ chế để tạo thuận lợi cho dòng vốn xanh.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Chiều 7/1, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ Bộ Công Thương quý IV năm 2024 và gặp mặt các cơ quan báo chí nhân dịp năm mới 2025. Tại đây, lãnh đạo Bộ giải đáp một loạt vấn đề nóng được dư luận quan tâm.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Đây là nhận định của các chuyên gia tại Diễn đàn kịch bản kinh tế Việt Nam (VESF) lần thứ 17, chiều ngày 7/1.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Vượt qua nhiều thách thức, GDP năm 2024 tăng 7,09%, cao hơn nhiều so với dự báo của các tổ chức quốc tế, cùng với đó là hàng loạt chỉ tiêu khởi sắc khác là tiền đề quan trọng để "lấy đà" đón năm 2025 thuận lợi, khi cả nước đang hừng hực khí thế, tự tin, khát vọng chuyển mình bước vào kỷ nguyên mới.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo vị Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, chính quyền của Tổng thống Donald Trump có thể sẽ sớm áp dụng các biện pháp tang thuế nhằm cân bằng cán cân thương mại, giảm thâm hụt với các nước đối tác như Ấn Độ, Trung Quốc, EU và cả Việt Nam.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Biến động kinh tế thế giới và chính sách bảo hộ thương mại từ các cường quốc có thể làm giảm đà tăng trưởng của Việt Nam. Thêm vào đó, áp lực từ giá dầu, hàng hóa thế giới và biến động tỷ giá vẫn có thể ảnh hưởng mạnh đến hoạt động xuất nhập khẩu và sức mua của người tiêu dùng trong nước.
3 tuần
Thời sự - Chính trị
Những quyết định đột phá trong cải cách thể chế trong năm vừa qua sẽ giúp Việt Nam duy trì tăng trưởng kinh tế trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
3 tuần
Xem thêm