Thứ bảy, 04/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Phải công khai lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp

Văn Linh
- 17:00, 24/06/2021

(DNTO) - Để hỗ trợ các doanh nghiệp đang đối mặt với khó khăn của làn sóng Covid-19 thứ tư, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các ngân hàng phải công khai mức lãi suất hỗ trợ.

Căn cứ năng lực, khả năng tài chính của mình, các ngân hàng tính toán thực hiện giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho doanh nghiệp. Ảnh: Đ.T

Căn cứ năng lực, khả năng tài chính của mình, các ngân hàng tính toán thực hiện giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho doanh nghiệp. Ảnh: Đ.T

Yêu cầu công khai lãi vay

Trong văn bản ban hành đầu tháng 6/2021, NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai các biện pháp tăng cường phòng, chống và tháo gỡ khó khăn do tác động của Covid-19. Trong đó, yêu cầu khẩn trương triển khai các biện pháp tiết giảm chi phí, giảm thêm lãi suất cho vay và thực hiện các biện pháp hỗ trợ khách hàng khác.

Mới đây, NHNN Chi nhánh TP.HCM cũng đã có công văn về việc triển khai các biện pháp tăng cường phòng, chống và tháo gỡ khó khăn do tác động của Covid-19. Theo đó, yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, cho vay mới theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN.

Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng phải thực hiện cắt giảm tối đa các loại chi phí nhằm tạo nguồn lực tài chính để hỗ trợ khách hàng, người dân, doanh nghiệp. Các tổ chức tín dụng căn cứ năng lực, khả năng tài chính của đơn vị mình để tính toán thực hiện giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và các biện pháp hỗ trợ khác.

Một điểm được đáng chú ý là, tổ chức tín dụng phải công bố công khai mức lãi suất hỗ trợ, các biện pháp, chính sách hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp được biết.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc phụ trách NHNN Chi nhánh TP.HCM cho rằng, việc công khai lãi vay hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh tác động là cần thiết để giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt khi có nhu cầu vốn.

Đợt bùng phát Covid-19 lần thứ tư đang tiếp tục “quật ngã” nhiều doanh nghiệp. Không có dòng tiền trả nợ, nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh rơi vào khó khăn, thậm chí đối diện nguy cơ có thể bị siết nợ thu hồi tài sản. Vì vậy, theo lãnh đạo một ngân hàng, trong bối cảnh hiện nay, ngân hàng phải tiết kiệm chi phí tối đa để “chia lửa” cùng khách hàng bị ảnh hưởng dịch, nên việc công khai lãi vay là cần thiết để giúp doanh nghiệp tính toán khả năng trả nợ, sử dụng vốn vay hợp lý.

Lãi vay hỗ trợ ra sao?

Bản thân doanh nghiệp cũng luôn muốn được phía ngân hàng công bố lãi vay để tính toán trước khi tiếp cận nguồn vốn, nhất là trong bối cảnh thị trường khó khăn. Đại diện một doanh nghiệp da giày tại Đồng Nai cho biết, trước khi tính toán vay, Công ty luôn tìm hiểu lãi suất ở các ngân hàng để có được mức ưu đãi tốt nhất. Vì thế, việc ngân hàng công bố lãi vay là cần thiết. Tuy nhiên, hiện còn nhiều nhà băng chưa công bố mức lãi suất hỗ trợ cụ thể cho các doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19.

NHNN yêu cầu các ngân hàng khẩn trương triển khai các biện pháp tiết giảm chi phí, giảm thêm lãi suất cho vay và thực hiện các biện pháp hỗ trợ khách hàng khác.  

“Chia lửa” cùng doanh nghiệp, nhưng cũng là cứu chính bản thân mình, các nhà băng đã tung ra nhiều gói tín dụng hỗ trợ lãi vay kể từ khi làn sóng Covid-19 thứ 4 xảy ra. Chẳng hạn, Sacombank vừa đưa ra gói 10.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu và hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó khăn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh. Mức lãi suất dao động từ 4%/năm đến 6,7%/năm, phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, quy mô hoạt động, thời hạn vay và mức độ gắn kết giao dịch với Sacombank.

Ông Phan Đình Tuệ, Phó tổng giám đốc Sacombank cho biết, trong bối cảnh Covid-19, Ngân hàng phải tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho khách hàng, kể cả hy sinh lợi nhuận.

Trước đó, BIDV đã triển khai gói vay 50.000 tỷ đồng lãi suất từ 6,2%/năm. Còn VPBank giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) từ 0,5 - 2%/năm từ nay đến hết ngày 30/9, giúp khối doanh nghiệp này giảm bớt áp lực tài chính để nhanh chóng phục hồi sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn kinh tế khó có khăn chung.

Điều dễ nhận thấy là, khi đại dịch bùng phát, nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất tiêu dùng, y tế, giáo dục, công nghệ và chế biến đã có những điều chỉnh, thay đổi sản xuất - kinh doanh, tạo ra những sản phẩm phù hợp nhu cầu trong tình hình mới. Có được những thay đổi đó, không thể không nhắc tới vai trò vô cùng quan trọng của ngành ngân hàng trong việc cung cấp vốn và dịch vụ tài chính.

Sớm nhận thức được ý nghĩa của việc cấp tín dụng đối với sự phát triển của DNNVV, theo ông Nguyễn Hoàng Minh, những năm qua, việc cung cấp tín dụng cho các DNNVV tại TP.HCM được lãnh đạo và ngành ngân hàng đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện.

Đồng thời, các tổ chức tín dụng cũng phải chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, hiệp hội doanh nghiệp, khách hàng trên địa bàn để tìm hiểu nhu cầu vốn, đáp ứng kịp thời vốn cho tiêu thụ nông sản, nhu cầu vốn sản xuất - kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn; không để xảy ra chậm tiêu thụ nông sản, gián đoạn chuỗi sản xuất, cung ứng do không tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng.

Ngân hàng cũng chủ động rà soát, đánh giá tình hình khó khăn, thiệt hại do dịch Covid-19, trên cơ sở đó có các giải pháp cụ thể để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh...

Trước đó, NHNN cũng đã có Công văn 3947/NHNN-CSTT yêu cầu chủ tịch Hội đồng Quản trị, Hội đồng Thành viên, tổng giám đốc, giám đốc các tổ chức tín dụng; giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai các biện pháp tăng cường phòng, chống và tháo gỡ khó khăn do tác động của dịch Covid-19. Trong đó, yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện cắt giảm tối đa các loại chi phí nhằm tạo nguồn lực tài chính hỗ trợ khách hàng, người dân, doanh nghiệp.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 4/2024, nhà đầu tư nước ngoài có giá trị mua ròng đạt hơn 777 tỷ đồng, trong đó mua vào 1.887 tỷ đồng và bán ra hơn 1.109 tỷ đồng.
10 giờ
Tài chính - Thị Trường
Để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu hơn 8 triệu tấn, cộng đồng thương nhân, doanh nghiệp xuất khẩu gạo kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành nên có chính sách ưu đãi hơn cho đầu tư trung dài hạn. "Nếu lãi suất hợp lí thì doanh nghiệp sẽ hành động mạnh dạn, hành động sớm hơn". 
11 giờ
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
17 giờ
Tài chính - Thị Trường
Theo các chuyên gia, hiện nay nhiều người đã rút tiền tiết kiệm tại các ngân hàng đầu tư vào bất động sản, đợi lên giá và bán. Điều này cũng phù hợp với thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của dân cư và cả doanh nghiệp cuối tháng 1/2024 đã giảm gần 200 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2023.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngay khi tổ chức thành công đại hội cổ đông và thông tin về báo báo cáo tài chính quý 1, cổ phiếu DIG của Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng bất ngờ bị bán mạnh.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Xăng Ron 92 giảm 8 đồng/lít, xăng Ron 95 tăng 40 đồng/lít trong kì điều hành hôm nay 2/5.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo nhiều công ty chứng khoán, thị trường đang bước vào vùng trũng thông tin, nhà đầu tư cần linh hoạt ứng phó trước những biến động khó lường trong ngắn hạn.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trên nền xám của bức tranh kinh tế, việc hút gần 9,27 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm 2024 được đánh giá là rất thành công, đột phá cả về số lượng, quy mô vốn, chất lượng dự án. Đây là tín hiệu tích cực cho Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh để tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. 
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mặc dù các doanh nghiệp và ngành chức năng đang tính toán lại các giải pháp kích cầu để giữ đà tăng trưởng tiêu dùng nội địa, song quý 1/2024, tăng trưởng bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ đạt 8,2%. Sức mua yếu đang là nỗi lo lớn của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong điều kiện hiện nay, cân đối ngoại tệ trên thị trường có những gay gắt hơn trước, để tránh tạo thêm sức ép cho tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm phù hợp để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ của doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu quay đầu giảm trong kỳ điều hành chiều nay 25/4, chỉ riêng dầu mazut tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhu cầu vay vốn là rất lớn, song hiện chỉ khoảng 2% hợp tác xã (HTX) tiếp cận được vốn từ các tổ chức tín dụng, 80% HTX phải vay ở hệ thống tín dụng đen với lãi suất cao. Phó Thống đốc Đào Minh Tú chỉ rõ, việc tín dụng chưa "chảy" vào HTX nguyên nhân đến từ cả 2 phía HTX và ngân hàng. 
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị giá FPT chạm giá trần 120.100 đồng/cp, mức đỉnh cao nhất của cổ phiếu này kể từ khi chào sàn. Diễn biến trên cũng đã gây hiệu ứng tích cực dẫn dắt toàn nhóm cổ phiếu công nghệ tăng trung bình trên 6,68%, cao nhất thị trường.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
1 tuần
Xem thêm