Thứ hai, 06/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nhiều thương hiệu tivi dần rút khỏi thị trường

Lan Anh
- 10:00, 11/05/2021

(DNTO) - Trước Vsmart, những "ông lớn" Nhật Bản như Panasonic, Toshiba, Sharp cũng không còn mặn mà với thị trường tivi Việt Nam.

VinSmart là thương hiệu tivi mới nhất rút khỏi thị trường. Trong khi đó, Samsung, LG và Sony đang chiếm lĩnh hầu hết thị phần, dù những năm gần đây bắt đầu xuất hiện những thương hiệu tivi đến từ Thái Lan.

Những cái tên lần lượt ra đi

Hải Long, nhân viên lâu năm tại một siêu thị điện máy ở TP.HCM, cho biết từ nhiều năm qua, cạnh tranh giữa các dòng tivi chủ yếu chỉ sôi động ở ba "ông lớn" gồm Samsung, Sony và LG. "Các thương hiệu 'vang bóng một thời' như Panasonic, Toshiba và Sharp dần đi xuống vì mẫu mã ít, chậm cải tiến công nghệ trong khi giá thành cao hơn", Hải Long nhìn nhận.

Hiện nay, tại các chuỗi siêu thị điện máy lớn, người tiêu dùng không còn thấy sự xuất hiện của tivi Toshiba. Đại diện doanh nghiệp cho hay đã dừng bán tivi tại Việt Nam và tập trung vào các mặt hàng điện tử gia dụng khác.

Trước đó, từ năm 2015, Toshiba đã bán một phần công ty cho tập đoàn điện tử Đài Loan Compal Electronics và chuyển giao giấy phép kinh doanh tivi ở Bắc Mỹ. Lý do là mặc dù đã cố gắng cắt giảm chi phí và giới thiệu các dòng tivi màn hình lớn đem về mức lợi nhuận lớn hơn, cuộc cạnh tranh về giá vẫn ngày càng khắc nghiệt đến "khó thở".

Người tiêu dùng hiện khó tìm mua các sản phẩm tivi của Toshiba tại Việt Nam. Ảnh chụp màn hình.

Người tiêu dùng hiện khó tìm mua các sản phẩm tivi của Toshiba tại Việt Nam. Ảnh chụp màn hình.

Tương tự, hồi đầu tháng 5, Panasonic cũng tuyên bố ngừng sản xuất tivi giá rẻ tại các nhà máy ở Ấn Độ và Việt Nam để cắt giảm chi phí, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh. Hiện tại, giống như Sharp, sản phẩm tivi của Panasonic được bày bán tại Việt Nam chỉ còn số ít mẫu, ra mắt từ năm 2018-2019 với công nghệ cũ và mức giá "xả tồn kho".

Panasonic trước đó đã dừng ra mắt dòng tivi plasma và đóng cửa dây chuyền sản xuất tivi tại Mỹ và Trung Quốc. Hãng hiện chiếm 1,8% thị phần tivi trên toàn cầu, theo hãng phân tích Omdia, và chỉ có lãi nhờ tăng trưởng ở thị trường Nhật Bản.

Ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Asanzo, từng đánh giá tivi không còn là ngành hàng chủ chốt của các doanh nghiệp điện tử. Ông cho rằng các hãng chỉ đưa ra sản phẩm mới để duy trì thị phần và thương hiệu, đa số đã dịch chuyển sang nhiều mũi nhọn khác như điện lạnh, lọc nước, lọc không khí...

Mới nhất, Tập đoàn Vingroup tuyên bố VinSmart sẽ dừng sản xuất tivi, điện thoại di động để tập trung nguồn lực phát triển các sản phẩm điện tử và các tính năng về “Infotainment” cho ôtô VinFast. Trên thực tế, từ khi ra mắt 5 dòng sản phẩm đầu tiên vào cuối năm 2019 đến nay, thương hiệu tivi Vsmart chưa có thêm sản phẩm mới nào.

"Việc sản xuất tivi thông minh đã không còn mang lại khả năng đột phá, tạo ra giá trị khác biệt cho người dùng" Ông Nguyễn Việt Quang - Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup

“Việc sản xuất điện thoại hoặc tivi thông minh đã không còn mang lại khả năng đột phá, tạo ra giá trị khác biệt cho người dùng", ông Nguyễn Việt Quang, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup, cho biết.

Đồng quan điểm, ông Phạm Văn Tam cũng nhìn nhận ngành tivi gần như đã bão hòa, trong khi điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, tủ đông... có biên lợi nhuận cao và chi phí bảo hành chỉ chiếm khoảng 1-2%.

"Một mặt là các hãng cạnh tranh nhau đến mức không còn lợi nhuận, mặt khác đặc thù sản phẩm có tấm màn dễ hư hỏng ở thời tiết ẩm nên chi phí bảo hành chiếm đến 10%", ông Tam phân tích.

"Kiềng ba chân" của thị trường tivi

Hồi giữa tháng 3, hãng điện tử, điện lạnh Aqua Việt Nam vẫn công bố chính thức gia nhập thị trường tivi. Ở lần ra mắt đầu tiên, thương hiệu tung ra 4 sản phẩm tivi thông minh AI được coi là dòng chủ lực.

Trong khi đó, chia sẻ với Zing, đại diện Sony Việt Nam cũng khẳng định trong thời gian tới sẽ tập trung vào phân khúc tivi màn hình lớn và cạnh tranh dựa trên công nghệ, chất lượng sản phẩm.

Những năm qua, hãng này cùng các tên tuổi lớn khác như Samsung, LG và các thương hiệu tivi Trung Quốc, Thái Lan như TCL, Mobell, Falcon, Casper... liên tục tung ra sản phẩm và công nghệ mới để đối đầu trực diện.

Đại diện Samsung Việt Nam cho biết đã vạch chiến lược cụ thể để duy trì vị thế dẫn đầu thị trường 8K, đồng thời đa dạng hóa dãy sản phẩm QLED và mở rộng thị trường cho các dòng tivi lifestyle.

Đồ họa: Hà My.

Đồ họa: Hà My.

Theo báo cáo mới nhất của hãng nghiên cứu GfK, tính đến hết quý III/2020, bộ ba thương hiệu đang dẫn đầu thị trường tivi tại Việt Nam là Samsung, Sony và LG. Trong đó, Samsung chiếm thị phần lớn nhất, lên đến 44,7%.

Tuy nhiên, trong khi Samsung và LG liên tục gia tăng 1-5% thị phần qua mỗi năm từ 2018, thì "miếng bánh" của Sony lại dần nhỏ đi, từ mức 32,6% năm 2018 còn 25,9% vào cuối tháng 9 năm nay.

Đồng thời, Samsung ngày càng nới rộng khoảng cách với 2 đối thủ, khi con số thị phần đã bắt đầu lớn hơn tổng thị phần của Sony (25,9%) và LG (17,6%) cộng lại.

Báo cáo này cũng cho thấy thị trường tivi màn hình lớn từ 55 inch trở lên có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ bất kể đại dịch Covid-19. Tính đến hết tháng 9, người tiêu dùng Việt Nam mua 919.300 chiếc tivi ở phân khúc này, tăng 29% so với năm 2017. Thị phần nhờ đó cũng đạt 44%, tăng 11% so với năm ngoái.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Giới phân tích khuyến nghị, trong tuần giao dịch mới, nhà đầu tư vẫn nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức vừa phải, chưa vội giải ngân ngay mà chờ đợi những điều chỉnh sắp tới của thị trường.
14 giờ
Tài chính - Thị Trường
Trong tháng 4/2024, các quỹ ETF tại Viêt Nam tiếp tục ghi nhận dòng vốn rút ròng giá trị hơn 1.823 tỷ đồng. Cũng trong tháng 4, nhà đầu tư nước ngoài duy trì bán ròng với tổng giá trị hơn 5.316 tỷ đồng. Tổng dòng vốn rút ròng lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024 là hơn 8.016 tỷ đồng
17 giờ
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tăng cường quản lý giá, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng thời điểm, đồng thời yêu cầu xử nghiêm vi phạm về thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 4/2024, nhà đầu tư nước ngoài có giá trị mua ròng đạt hơn 777 tỷ đồng, trong đó mua vào 1.887 tỷ đồng và bán ra hơn 1.109 tỷ đồng.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu hơn 8 triệu tấn, cộng đồng thương nhân, doanh nghiệp xuất khẩu gạo kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành nên có chính sách ưu đãi hơn cho đầu tư trung dài hạn. "Nếu lãi suất hợp lí thì doanh nghiệp sẽ hành động mạnh dạn, hành động sớm hơn". 
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo các chuyên gia, hiện nay nhiều người đã rút tiền tiết kiệm tại các ngân hàng đầu tư vào bất động sản, đợi lên giá và bán. Điều này cũng phù hợp với thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của dân cư và cả doanh nghiệp cuối tháng 1/2024 đã giảm gần 200 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2023.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngay khi tổ chức thành công đại hội cổ đông và thông tin về báo báo cáo tài chính quý 1, cổ phiếu DIG của Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng bất ngờ bị bán mạnh.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Xăng Ron 92 giảm 8 đồng/lít, xăng Ron 95 tăng 40 đồng/lít trong kì điều hành hôm nay 2/5.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo nhiều công ty chứng khoán, thị trường đang bước vào vùng trũng thông tin, nhà đầu tư cần linh hoạt ứng phó trước những biến động khó lường trong ngắn hạn.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trên nền xám của bức tranh kinh tế, việc hút gần 9,27 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm 2024 được đánh giá là rất thành công, đột phá cả về số lượng, quy mô vốn, chất lượng dự án. Đây là tín hiệu tích cực cho Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh để tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. 
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mặc dù các doanh nghiệp và ngành chức năng đang tính toán lại các giải pháp kích cầu để giữ đà tăng trưởng tiêu dùng nội địa, song quý 1/2024, tăng trưởng bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ đạt 8,2%. Sức mua yếu đang là nỗi lo lớn của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trong điều kiện hiện nay, cân đối ngoại tệ trên thị trường có những gay gắt hơn trước, để tránh tạo thêm sức ép cho tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm phù hợp để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ của doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu quay đầu giảm trong kỳ điều hành chiều nay 25/4, chỉ riêng dầu mazut tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.
1 tuần
Xem thêm