Thứ năm, 03/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Trước điện thoại và TV, Vingroup từng buông những mảng nào?

Văn Hưng
- 09:31, 10/05/2021

(DNTO) - Trước khi dừng sản xuất điện thoại, TV để dồn lực phát triển ôtô, Vingroup từng thoái lui ở nhiều lĩnh vực như hàng không, bán lẻ, nông nghiệp, tài chính, chứng khoán, thời trang…

Tháng 12/2019, hai công ty trong lĩnh vực bán lẻ gồm VinCommerce và VinEco được Tập đoàn Vingroup sáp nhập vào Tập đoàn Masan. Lãnh đạo Vingroup lý giải là để dồn lực cho hoạt động sản xuất công nghiệp và công nghệ với sản phẩm ôtô và điện thoại.

Hơn 1 năm sau, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng thông báo VinSmart sẽ đóng mảng tivi, điện thoại di động để tập trung phát triển công nghệ cao cho VinFast. Quyết định này khiến danh sách những lĩnh vực mà Vingroup từng buông bỏ thêm dài.

Trước đó, doanh nghiệp đa ngành lớn nhất Việt Nam này cũng từng thoái lui ở nhiều lĩnh vực như hàng không, tài chính, nông nghiệp, chứng khoán, bán lẻ, thời trang…

Tham vọng làm chủ bầu trời “chưa kịp cất cánh”

Hồi tháng 7/2019, thông tin doanh nghiệp có tên Công ty Cổ phần Hàng không Vinpearl Air xuất hiện trên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thu hút sự quan tâm đặc biệt từ dư luận. Rồi Vingroup tuyên bố tham vọng lớn trong lĩnh vực hàng không khi dự tính chi ra 4.700 tỷ đồng vốn đầu tư cho Vinpearl Air, riêng vốn chủ sở hữu đã là 1.300 tỷ đồng.

Vinpearl Air cho biết sẽ đặt trụ sở tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, nêu rõ thời điểm cất cánh dự kiến là tháng 7/2020 nếu được phê duyệt. Lượng máy bay khai thác trong năm đầu là 6 chiếc thân hẹp loại 150-220 ghế. Trung bình hàng năm sẽ đưa vào khai thác thêm 6 máy bay và đến năm 2024 đạt 30 chiếc.

Vingroup thậm chí còn mở trường đào tạo phi công chuyên nghiệp. Ảnh: Hoàng Hà.

Vingroup thậm chí còn mở trường đào tạo phi công chuyên nghiệp. Ảnh: Hoàng Hà.

Trong 5 năm đầu hoạt động, Vinpearl Air sẽ tập trung duy trì số chuyến khai thác tại Nội Bài luôn trên mức 30% tổng số chuyến của hãng. Tại Tân Sơn Nhất, hãng sẽ khai thác 21 chuyến/tuần trong năm đầu tiên (chiếm 14,3%) và 112 chuyến/tuần trong năm thứ 5 (19,7%).

Trong năm đầu, dự án không lập kế hoạch khai thác đường bay quốc tế. Đến năm thứ hai (năm 2021), Vinpearl Air sẽ khai thác 32 chuyến quốc tế/tuần. Dự kiến đến năm 2025, Vinpearl Air khai thác 62 đường bay nội địa và 93 đường bay quốc tế.

Tuy nhiên, chỉ sau 5 tháng công bố và chưa đi vào vận hành, tập đoàn này đã phải thoái lui với lý do "tập trung tối đa nguồn lực cho mục tiêu chiến lược là công nghệ và công nghiệp". Cụ thể, ngày 14/1/2020, Vingroup đã gửi văn bản lên Bộ Giao thông Vận tải xin chấm dứt dự án Vinpearl Air.

Tập đoàn tài chính Vincom không thành

Trong những tháng ngày rực rỡ của thị trường chứng khoán Việt Nam (giai đoạn 2007-2008), khi VN-Index tăng liên tục vượt ngưỡng 1.000 điểm, Vingroup đặt tham vọng gia nhập thị trường với Tập đoàn Tài chính Vincom (VFG). Doanh nghiệp sẽ kinh doanh trong các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, quản lý quỹ.

Tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng thậm chí đã chuẩn bị đầy đủ về nhân sự cho công ty tài chính này, là những chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực. Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính của Mỹ lan rộng và ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường chứng khoán Việt vào cuối năm 2008, đầu năm 2009.

Chỉ trong vài tháng, VN-Index rơi từ vừng 1.200 điểm xuống còn hơn 300 điểm vào tháng 3/2009, giảm gần 4 lần giá trị. Thị trường ngân hàng cũng chứng kiến những biến động lãi suất rất lớn, năm 2008, chính sách thắt chặt tiền tệ của cơ quan quản lý gắn liền với sự căng thẳng về thanh khoản của các ngân hàng thương mại.

Vingroup từng vận hành công ty chứng khoán VincomSC trong khoảng 4 năm trước khi thoái vốn. Ảnh: D.C.

Vingroup từng vận hành công ty chứng khoán VincomSC trong khoảng 4 năm trước khi thoái vốn. Ảnh: D.C.

Cụ thể, lãi suất huy động VND có kỳ biến động mạnh nhất, vào giữa năm 2008, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lên tới 43%/năm, lãi huy động từ người dân xấp xỉ 19-20%/năm, lãi suất cho vay tối đa 21%/năm.

Đối mặt với nhiều diễn biến tiêu cực, Vingroup đã phải tuyên bố hủy kế hoạch tham gia vào mảng tài chính. Lĩnh vực liên quan duy nhất tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tham gia khi đó là chứng khoán với Công ty Chứng khoán VincomSC (VIX) thành lập từ 2007.

Dẫu vậy, sau 2 năm vận hành, Vingroup đã phải thoái vốn khỏi VincomSC vào năm 2011. Lãnh đạo Vingroup cho biết lý do rút lui khỏi lĩnh vực chứng khoán do công ty hoạt động không tốt, liên tục không đạt chỉ tiêu và kế hoạch đặt ra. Việc thoái vốn khỏi VincomSC cũng chính thức kết thúc tham vọng của tập đoàn này trong lĩnh vực tài chính.

Chia tay mảng bán lẻ

Từng tuyên bố mở 300 siêu thị VinMart và gần 10.000 cửa hàng VinMart+ đến năm 2025, tuy nhiên, tham vọng này của Vingroup đã phải đổi hướng khi tập đoàn đạt thỏa thuận sáp nhập hai chuỗi siêu thị này về Tập đoàn Masan và không còn nắm quyền kiểm soát vào cuối năm 2019.

Vingroup khởi động mảng bán lẻ từ năm 2013 với việc thành lập VinMart và VinMart+. Đến tháng 10/2014, tập đoàn này mua lại 70% cổ phần Công ty Ocean Retail (chủ sở hữu chuỗi siêu thị Ocean Mart) và đổi tên thành Công ty Cổ phần Siêu thị VinMart.

Thực tế, bán lẻ sau đó nhanh chóng trở thành nguồn thu lớn thứ hai sau bất động sản của Vingroup từ năm 2015 khi đóng góp gần 13% tổng doanh thu hợp nhất. Tuy nhiên, mảng này của Vingroup thường xuyên báo lỗ hàng nghìn tỷ đồng trước thuế dù doanh thu luôn xấp xỉ 1 tỷ USD/năm.

Vào năm 2019, với 3.022 điểm bán lẻ, chuỗi VinMart và VinMart+ đã mang về cho tập đoàn khoản 26.000 tỷ doanh thu. Dẫu vậy, mảng này lại lỗ EBITDA hơn 2.100 tỷ đồng.

Gần đây, Vingroup đang muốn rút lui hoàn toàn khỏi chuỗi bán lẻ VinMart, VinMart+. Ảnh: Việt Đức.

Gần đây, Vingroup đang muốn rút lui hoàn toàn khỏi chuỗi bán lẻ VinMart, VinMart+. Ảnh: Việt Đức.

Và Vingroup đã quyết định thoái lui khỏi bán lẻ sau hơn 6 năm đầu tư. Không chỉ vậy, thương vụ sáp nhập với Masan cũng chuyển giao mảng nông nghiệp công nghệ cao tại VinEco.

Cùng với đó, Vingroup tuyên bố giải thể VinPro và sáp nhập Adayroi về VinID. Thời điểm tập đoàn mở rộng đầu tư bán lẻ, VinPro cũng được đổ hàng nghìn tỷ để mở rộng và cạnh tranh thị phần với hai đối thủ lớn nhất Thế giới Di động và Nguyễn Kim.

Trước đó, Vingroup cũng từng mở ra nhiều dự án kinh doanh khác như VinDS, Vinlinks, VinExpress, VinFashion... nhưng đều sớm phải rút lui không lâu sau đó. Đơn cử như VinFashion được thành lập từ năm 2014 thì sau một năm đã thoái lui. Tương tự là Vinlinks, VinExpress.

Tin khác

Đồng hành cùng doanh nghiệp
Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025 diễn ra ngày 1/7, Tập đoàn SCG đã giới thiệu chiến lược ESG 4 Plus và mô hình Thành phố Carbon thấp Saraburi từ Thái Lan, được chứng minh hiệu quả trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh.
21 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sacombank tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng khi lần thứ 4 liên tiếp được Tạp chí tài chính quốc tế The Asset bình chọn là “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối và thị trường vốn tốt nhất Việt Nam 2025” (Best in Treasury and Working Capital SMEs Vietnam) trong khuôn khổ giải thưởng The Asset Triple A Award 2025.
23 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Anh Đỗ Tấn Quy đề cao yếu tố chất lượng và an toàn khi mua chiếc ô tô đầu tiên. Sau một thời gian sở hữu, trải nghiệm VinFast VF 6 với nhiều kỷ niệm khó quên, chủ xe này càng khẳng định quyết định đó là đúng đắn.
23 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ba doanh nhân trẻ đại diện cho lực lượng khởi nghiệp nông nghiệp Việt Nam vừa có chuyến công tác và học tập tại Hàn Quốc trong khuôn khổ chương trình đào tạo nông nghiệp tiên tiến và giao lưu thanh niên hai nước do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức. Đoàn công tác do ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam làm Trưởng đoàn.
1 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Sàn thương mại điệu tử EcoHub chính thức ra mắt dành riêng cho các doanh nghiệp Xanh, sản phẩm Xanh trong nước. Tuy nhiên, làm sao để sàn hoạt động hiệu quả, thực chất là điều được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay?
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) chính thức có trạm sạc siêu nhanh quy mô lớn đầu tiên của V-Green với 40 cổng sạc 120 kW, mở 24/7, đáp ứng nhu cầu sạc ngày càng cao của cộng đồng chủ xe điện VinFast.
2 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Phù Yên (Sơn La) hiện có khoảng 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo được hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của nông dân.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 7 đang là ngôi sao thu hút khách hàng trẻ bởi thiết kế “gây mê”, sức mạnh vượt xa xe xăng cùng phân khúc cùng chi phí sở hữu quá lời.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 9 đang là “ngôi sao sáng” trong phân khúc SUV điện hạng E, với thiết kế sang trọng, công nghệ tiên tiến, chính sách giá cạnh tranh và khả năng tiết kiệm vượt trội.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Từng sở hữu nhiều xe tiền tỷ, anh Phạm Ngọc Dương (Hà Nội) “dừng lại” với VinFast VF 9 vì trải nghiệm vượt mong đợi về sản phẩm cũng như dịch vụ hậu mãi. Chiếc xe đã đồng hành với vị doanh nhân này trên hàng chục nghìn cây số dọc đất nước.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tại các nước châu Âu, một trong những nơi tiêu thụ thịt nhiều nhất trên thế giới, các công ty sản xuất thịt đã nghiên cứu và sử dụng các công nghệ hiện đại trong quy trình giết mổ - chế biến - bảo quản và vận chuyển để giúp thịt luôn tươi ngon.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sự bắt tay giữa SATRA, một tổng công ty thương mại hàng đầu và UEH, một trường đại học kinh tế có tiếng, được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của xã hội.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Gần đây, dư luận xôn xao trước việc một doanh nhân, sau khi chấp hành xong án phạt tù, tham gia buổi làm việc với Chủ tịch một tỉnh để đề xuất dự án phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh đó. Thay vì ghi nhận thiện chí cống hiến và năng lực của người đã hoàn lương, nhiều ý kiến công khai nghi ngờ, cho rằng “người như vậy không xứng đáng ngồi cùng lãnh đạo địa phương”.
2 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Trong 10 năm qua, chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc đã tạo nên cuộc “cách mạng xanh” ở Mường La, Sơn La, người nông dân đã chuyển đổi từ canh tác truyền thống sang ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
2 tuần
Xem thêm