Thứ tư, 15/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nhiều thách thức cần vượt qua để phát triển điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII

Thạch Hương
- 21:06, 07/12/2023

(DNTO) - Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu chuyển đổi 18 GW điện than vào năm 2030 được thay thế bằng 14 GW điện khí LNG và 12-15 GW nguồn năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, khuôn khổ pháp lý, quy hoạch đồng bộ xây dựng khu công nghiệp, giá bán điện khí LNG... là những thách thức cần vượt qua.

Theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030 sẽ phát triển 23.900 MW điện khí LNG, tương đương tỷ trọng hơn 14,9% cơ cấu nguồn điện. Ảnh minh họa

Theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030 sẽ phát triển 23.900 MW điện khí LNG, tương đương tỷ trọng hơn 14,9% cơ cấu nguồn điện. Ảnh minh họa

Tại Diễn đàn: "Hiện thực hóa mục tiêu phát triển điện khí LNG theo Quy hoạch Điện VIII", chiều 7/12, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định: “Việt Nam có nhiều cơ hội, thuận lợi phát triển điện khí LNG. Đây là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và các nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ thị trường điện khí LNG”.

Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, phát triển điện khí LNG tại Việt Nam, Phó Chủ tịch VCCI, cũng chỉ ra những vướng mắc đang gặp phải, cụ thể: Việt Nam phải nhập khẩu hoàn toàn loại nhiên liệu này, giá nhiên liệu khí hóa lỏng chiếm từ 70-80% giá thành điện năng sản xuất nhưng lại biến động thất thường. Thách thức đặt ra là cần xây dựng cơ chế giá phù hợp vừa thích nghi với những thay đổi giá nhiên liệu vừa đảm bảo không tác động quá lớn tới giá bán lẻ điện…

PGS.TS Ngô Trí Long, Chuyên gia kinh tế nhận định: Khuôn khổ pháp lý hiện hành cho các dự án LNG cho điện ở Việt Nam vẫn chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Việc nhập khẩu LNG phải theo các thông lệ mua bán LNG quốc tế. Trong khi Việt Nam hiện chưa có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến thiết kế, xây dựng và vận hành các cơ sở hạ tầng phục vụ nhập khẩu. Cơ chế giá điện sử dụng nhiên liệu LNG chưa có quy định đầy đủ. Vấn đề kho chứa cũng là thách thức lớn. Hiện nước ta mới chỉ có duy nhất 1 kho được xây dựng đưa vào vận hành tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngoài ra, còn nhiều kho chứa LNG đang trong giai đoạn lập kế hoạch trên toàn quốc.

Theo chuyên gia Ngô Trí Long, các dự án LNG thường đòi hỏi nguồn vốn lên tới hàng tỷ USD cho cả chuỗi khí - điện. Trên thế giới có khoảng 120 quốc gia và lãnh thổ đã phát triển ngành công nghiệp khí và thị trường khí. Thị trường khí của mỗi nước đều có đặc điểm riêng tùy thuộc vào điều kiện địa lý - tự nhiên, nguồn tài nguyên dầu khí và các loại khoáng sản khác, thành tựu khoa học công nghệ, hệ thống kinh tế - chính trị - xã hội, quan điểm và mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ. 

Nêu quan điểm, ông Nguyễn Văn Phụng, Chuyên gia cao cấp về Thuế và Quản trị Doanh nghiệp, cho biết việc phát triển điện khí LNG hiện nay đang gặp phải những thách thức lớn như, bản thân các dự án điện khí LNG gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp cả về công nghệ, yêu cầu cao về kỹ thuật, suất đầu tư lớn, quy trình sản xuất kinh doanh chứa đựng nhiều công đoạn rủi ro và mức độ rủi ro cao hơn các dựa án điện truyền thống, giá thành sản xuất cao.

Hiện vẫn chưa có khung giá phát điện cho nhà máy phát điện khí LNG cũng như các cam kết sản lượng điện mua hàng năm (do giá thành điện khí LNG cao hơn các nguồn điện khác), chưa có cam kết bao tiêu sản lượng khí hàng năm, cam kết về hệ thống truyền tải và đấu nối điện của dự án…

Hệ thống cơ sở hạ tầng cảng, phương tiện vận chuyển và kho chứa LNG đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, đang trong giai đoạn lập kế hoạch cảng; trong khi đó, chúng ta chưa có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến thiết kế, xây dựng, vận hành các cơ sở hạ tầng phục vụ nhập khẩu, kho chứa LNG; chưa có kinh nghiệm trong phát triển chuỗi dự án điện – khí LNG, trong xây dựng và vận hành các dự án kho cảng LNG và tham gia vào thị trường LNG thế giới.

“Tôi đồng tình với những nhận định của các chuyên gia về những thách thức đang đặt ra đối với phát triển điện khí LNG ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, những thách thức đó không thể không giải quyết được nếu như chúng ta có nhận thức đầy đủ, toàn diện, có sự thay đổi tư duy về giá điện trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Và quan trọng hơn là sự quyết tâm cao của các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước trong việc cùng nhau phối hợp, cộng tác để tháo gỡ các nút thắt, các vướng về chính sách, về quản lý thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình”, ông Nguyễn Văn Phụng nói.

Theo quan điểm cá nhân, vị chuyên gia này đưa ra một số kiến nghị về cơ chế quản lý giá, thuế, phí và lệ phí điện khí LNG. Về cơ chế giá điện, theo ông Phụng, điện khí LNG dứt khoát phải thực hiện theo cơ chế giá thị trường, không có chuyện áp mức giá thấp để bảo đảm khung giá điện thấp đi. 

"Cần phải loại bỏ tư duy lâu nay là “các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang sử dụng để sản xuất ra điện như than, nắng, gió, khí, dầu, thủy điện…, thuộc quyền sở hữu toàn dân, nên điện sinh hoạt của người dân phải để mức thấp nhất, thậm chí Nhà nước phải bù cho dân”. Phải thay đổi được tư duy này, chúng ta mới có cơ hội xóa bỏ tương quan bất hợp lý trong giá điện sinh hoạt lâu nay”, ông Phụng thẳng thắn bày tỏ.

Đối với điện khí LNG, ông Phụng cho rằng, thực tế hiện nay đã cho thấy giá thành sản xuất điện từ khí LNG chắc chắn cao hơn nhiều so với điện được sản xuất ra từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên than, nắng, gió, thủy điện. Do vậy, rất cần phải có một khung giá điện cho nguồn điện này được xấy dựng trên phương pháp khoa học, có tham khảo thực tiễn kinh nghiệm ở một số quốc gia đã và đang áp dụng thực hiện tốt.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Tại sự kiện dành cho các nhà phát triển I/O 2024 được diễn ra vào rạng sáng 15/5 theo giờ Việt Nam, Google thông báo việc nâng cấp chatbot Gemini cũng như lần đầu giới thiệu về những AI mới.
6 giờ
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng hợp tác, tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực Trung Quốc có thế mạnh, Việt Nam nhu cầu và ưu tiên cao, như đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, năng lượng tái tạo...
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhiều quy định về kinh doanh xăng dầu còn bất cập khiến doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhỏ trên thị trường luôn trong tình trạng “nằm trên giường bệnh”, thậm chí “nín thở” mỗi lần điều chỉnh xăng dầu.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện gửi các bộ, ngành, địa phương yêu cầu tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng nhà nước kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh vàng miếng, nhất là các hành vi đầu cơ, thao túng, đẩy giá…; trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật kịp thời chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an xử lý theo quy định.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Chi phí đầu tư một suất điện mặt trời mái nhà tại các nhà xưởng rất lớn, có thể lên tới hàng tỷ đồng nhưng không phải lúc nào điện sản xuất ra cũng tiêu thụ hết. Chuyên gia cho rằng nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp bán điện cho đối tác để thu hồi vốn và khuyến khích thị trường này phát triển.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Ban lãnh đạo Hội Doanh nhân trẻ Gia Lai đã đồng hành chương trình "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Gia Lai 2024", ủng hộ và trao tặng 20 suất quà (200.000 đồng/suất) và 10 suất quà trị giá 200.000đồng/suất, cho gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Ia Lang, huyện Đức Cơ, Gia Lai.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Nền kinh tế châu Âu cho thấy dấu hiệu triển vọng tích cực, với mức tăng trưởng 0,3% trong quý 1/2024, lạm phát và vấn đề năng lượng có phần thuyên giảm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Các mặt hàng Việt Nam bị điều tra phòng vệ thương mại đa dạng, từ mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, như tủ gỗ, tôm, cá tra-basa…, đến các mặt hàng có kim ngạch nhỏ hơn như đệm mút, máy cắt cỏ, mật ong...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Việc duy trì ổn định lưới điện vẫn là yêu cầu quan trọng hàng đầu, vì vậy, theo chuyên gia, quy định “giá 0 đồng” hay “không mua bán điện mặt trời” là cách tiếp cận thận trọng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang tìm kiếm một tiêu chuẩn chung cho chính sách bảo vệ môi trường để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, liên quan đến vụ án Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, đến nay cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố và bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với kỳ họp vào tháng trước.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
70 năm đã trôi qua càng cho ta thấy chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là thiên sử vàng, là mốc son tô thắm lịch sử hào hùng của dân tộc ta, mà còn là một kỳ tích lịch sử mang tầm vóc thời đại.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tăng cường quản lý giá, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng thời điểm, đồng thời yêu cầu xử nghiêm vi phạm về thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
1 tuần
Xem thêm