Thứ bảy, 24/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nhiều bất cập trong xây dựng, mua bán các dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM

Duy Phương
- 19:07, 11/11/2021

(DNTO) - Sau đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát, gây ảnh hưởng tới đời sống người lao động thu nhập trung bình, thì một trong những vấn đề được lãnh đạo TP.HCM quan tâm là nhà ở xã hội.

Sở Xây dựng TP.HCM đã có tổng kết về nhà ở xã hội và đề ra mục tiêu tại Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2025. Trên thực tế, việc xây dựng nhà ở xã hội tại TP.HCM đang tồn tại nhiều bất cập và lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM cũng thừa nhận đây là lĩnh vực khó.

Dân mòn mỏi chờ nhà ở xã hội

Bà Phan Tường Vân là người mua nhà ở xã hội tại dự án HQC Bình Trưng Đông (Quận 2 cũ, nay thuộc TP.Thủ Đức). Dự án này do Công ty cổ phần Tư vấn– Thương mại– Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân làm chủ đầu tư. Năm 2018, khi ký kết hợp đồng, chủ đầu tư giao hẹn đến quý I/2019 sẽ bàn giao nhà. Tuy nhiên, đến nay đã trễ hẹn 3 năm mà Công ty Hoàng Quân vẫn chưa thực hiện như cam kết. Ngoài việc chậm trễ, bà Vân còn bức xúc bởi Công ty Hoàng Quân yêu cầu người mua nhà phải ký 2 hợp đồng cho cùng một căn hộ.

Dự án nhà ở xã hội HQC Bình Trưng Đông còn dang dở dù chậm tiến độ 3 năm. (Ảnh: Duy Phương)

Dự án nhà ở xã hội HQC Bình Trưng Đông còn dang dở dù chậm tiến độ 3 năm. (Ảnh: Duy Phương)

Cụ thể, bà Vân phải ký Hợp đồng mua bán căn hộ có giá hơn 16 triệu đồng/m2 và Hợp đồng thi công hoàn thiện tiện ích dịch vụ căn hộ có giá hơn 4 triệu đồng/m2 (hợp đồng này ký với Công ty Bảo Linh– nhà thầu xây dựng). Đáng nói, trước đó, khi tìm hiểu dự án thì bà Vân không hề được tư vấn thông tin gì về việc sẽ phải ký 2 hợp đồng làm chênh giá nhà. Theo bà Vân, việc này làm tăng giá nhà ở xã hội lên bằng mức giá bán thương mại cùng tại dự án này và thực chất đây là một cách để lách luật.

“Công ty Hoàng Quân ký chia 2 hợp đồng như vậy, tính ra giá trị thực tế mà chúng tôi trả gần 1,4 tỷ rồi. Không còn mang ý nghĩa là nhà ở xã hội nữa. Những điều Công ty Hoàng Quân đang làm chỉ là dựa vào chính sách của Nhà nước để kinh doanh, kiếm tiền. Chúng tôi rất bức xúc” - bà Vân nói.

Một dự án khác là tổ hợp nhà ở - nhà ở xã hội Tân Bình Apartment cũng trễ hẹn hơn 5 năm chưa bàn giao nhà cho người mua. Chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Tân Bình mở bán năm 2015, cam kết đến tháng 10/2016 bàn giao nhà. Tại dự án này, Công ty Tân Bình cũng buộc người mua nhà phải ký thêm hợp đồng thi công hoàn thiện căn hộ với Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển công nghệ Việt Nam với mức giá từ 300– 500 triệu đồng tùy từng căn hộ.

Năm 2018, UBND TP.HCM ban hành Quyết định xử phạt hành chính đối với chủ đầu tư do xây vượt 2 tầng so với giấy phép, bán nhà khi chưa đủ điều kiện, sai phạm về xây dựng…với số tiền phạt lên đến 1,64 tỷ đồng. Từ đó đến nay, chủ đầu tư không đẩy nhanh tiến độ xây dựng và dự án vẫn đang dang dở. Ông Huỳnh Châu Bảo, người mua nhà dự án Tân Bình Apartment cho biết, việc chủ đầu tư bị xử phạt càng làm ông thêm lo lắng vì không biết đến bao giờ mới được nhận nhà. Việc chậm giao nhà làm ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt, trở thành gánh nặng cả về vật chất lẫn tinh thần cho gia đình ông.

“Trước đó bắt đầu mua nhà thì phải vay ngân hàng. Đã thu nhập thấp không có tiền, bây giờ lại nhiều chi phí. Phí nhà ở, phí ngân hàng…đủ thứ tiền. Bây giờ rất là đuối. Mới nghe thì thấy có sự mạnh tay của các cơ quan Nhà nước. Nhưng càng lo hơn vì chưa thấy được có phương hướng làm sao để dân cư sớm nhận được nhà” - ông Bảo nói.

Người mua dự án Tân Bình Apartment lo lắng bởi hơn 5 năm vẫn chưa được giao nhà. (Ảnh: Duy Phương)

Người mua dự án Tân Bình Apartment lo lắng bởi hơn 5 năm vẫn chưa được giao nhà. (Ảnh: Duy Phương)

Cần chính sách và chế tài cụ thể

Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM, giai đoạn 2016– 2020 TP đặt mục tiêu tăng thêm hơn 2,2 triệu m2 sàn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, TP chỉ phát triển được hơn 1,2 triệu m2 sàn, chỉ đạt 56% chỉ tiêu đề ra. Mới đây, Sở Xây dựng vừa có tờ trình gửi UBND TP về Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021– 2025, trong đó đặt chỉ tiêu tăng thêm 2,5 triệu m2 sàn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, ông Trần Hoàng Quân- Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, để thực hiện mục tiêu không đơn giản và cần phải có chính sách cụ thể.

“Cái này làm rất khó, nếu làm được thì mình đã làm từ rất lâu rồi, cứ loay hoay cái này. Để làm được phải có cơ chế, chính sách gì, chứ nếu không lại giống như nhiệm kỳ trước. Chính vì phát sinh dịch bệnh này, thành ra mình đang suy nghĩ xin TP có cơ chế, chính sách gì để thay đổi” - ông Quân cho biết.

Ở góc độ chuyên gia, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, Nhà nước cần có chính sách phù hợp để thu hút doanh nghiệp cùng tham gia. Chẳng hạn, Nhà nước quy định mức lợi nhuận khi làm nhà ở xã hội là 10%, doanh nghiệp nào cảm thấy chính sách này phù hợp với mình thì sẽ lựa chọn đầu tư.

“Riêng TP.HCM có khoảng 15 tập đoàn và doanh nghiệp tham gia nhà ở xã hội bằng tiền của mình, tự mua đất, tự vay tiền, tự đầu tư. Không thể ép doanh nghiệp làm nhà giá rẻ, nhưng thực sự có rất nhiều doanh nghiệp có ý thức và mong muốn tham gia đóng góp. Chúng tôi đang khuyến khích các doanh nghiệp làm” - ông Châu cho biết

Để đạt được mục tiêu xây dựng nhà ở xã hội, ngoài chính sách thu hút doanh nghiệp tham gia, rất cần có chế tài mạnh tay với những doanh nghiệp lợi dụng chính sách nhân văn về nhà ở để trục lợi. Các cơ quan quản lý ở địa phương cần kiểm tra, giám sát việc xây dựng, mua bán nhà ở xã hội để đảm bảo chủ đầu tư thực hiện nghiêm./.

Tin khác

Bất động sản
Ngày 10/5/2025, tại công trường dự án cao ốc phức hợp TTC Plaza Đà Nẵng (số 46 Điện Biên Phủ, phường Chính Gián, quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng) đã diễn ra lễ cất nóc dự án và bàn giao khối đế thương mại cho AeonMall Việt Nam.
1 tuần
Bất động sản
Bất động sản tại các tỉnh phía Nam đang hồi phục mạnh mẽ, đặc biệt là tại Bình Dương, Long An, với vai trò dẫn dắt của TP Hồ Chí Minh, mang lại cơ hội cho cả người mua ở thực và nhà đầu tư dài hạn.
1 tuần
Bất động sản
Trong bối cảnh kênh trái phiếu "đóng băng" và áp lực tài chính đè nặng, nhiều doanh nghiệp bất động sản chuyển hướng sang phát hành cổ phiếu để tìm vốn. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng thành công, khi niềm tin thị trường vẫn còn mong manh. 
2 tuần
Bất động sản
Ngay sau khi Quyết định 26/2025/QĐ-UBND TP Hồ Chí Minh chính thức có hiệu lực từ ngày 27/2, trong đó cấm sử dụng căn hộ chung cư để kinh doanh lưu trú ngắn ngày, hàng loạt chủ nhà cho thuê Airbnb đã bị hủy hợp đồng, mất dòng tiền và rơi vào thế tài chính nguy hiểm. Đáng chú ý, đây lại chính là phân khúc được các hộ gia đình và nhà đầu tư cá nhân sử dụng nhiều nhất trong nền tảng lưu trú chia sẻ này.
4 tuần
Bất động sản
Ngày 19/4, chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước, Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ - Vinhomes Green Paradise. Với quy mô 2.870 ha và lợi thế sinh thái đặc biệt, dự án có tầm nhìn trở thành khu đô thị ESG hàng đầu thế giới, thể hiện đẳng cấp về ESG của Việt Nam trên bản đồ toàn cầu.
1 tháng
Bất động sản
Thị trường bất động sản Việt Nam chứng kiến sự chuyển dịch đáng kể khi nhu cầu thuê nhà tăng mạnh, đặc biệt trong giới trẻ. Sự thay đổi này không chỉ phản ánh thực trạng kinh tế mà còn mở ra cơ hội lớn cho lĩnh vực cho thuê bất động sản.
1 tháng
Bất động sản
Trận động đất tại Myanmar và dư chấn tới Hà Nội, TP HCM đã dấy lên lo lắng về sự an toàn của người dân sống tại các chung cư cao tầng. Điều này tác động đến thị trường bất động sản, đặc biệt là giá nhà chung cư. Tại Hà Nội, giá chung cư có giảm sau cơn "địa chấn" này hay không?
1 tháng
Bất động sản
Thị trường bất động sản vùng ven khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam. Phân khúc này không chỉ mang lại tiềm năng sinh lợi cao mà còn có nhiều ưu điểm về tính ổn định và khả năng phát triển trong tương lai.
1 tháng
Bất động sản
Ngày 26/3, Tập đoàn Vingroup đã khởi công Vinhomes Green City - khu đô thị phức hợp đầu tiên trong hệ sinh thái tại Long An, mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng, góp phần kiến tạo sự phát triển thịnh vượng cho cả khu vực.
1 tháng
Bất động sản
Khi các kênh đầu tư đều có nhiều yếu tố hấp dẫn nhưng cũng có không ít rủi ro đi kèm, việc lựa chọn kênh đầu tư phù hợp trở nên khó hơn với nhà đầu tư.
1 tháng
Bất động sản
Thị trường bất động sản khu công nghiệp Việt Nam đang bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ. Dòng vốn FDI ổn định, nhu cầu thuê đất công nghiệp cao, giá cho thuê tăng và làn sóng dịch chuyển sản xuất toàn cầu... là những động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
2 tháng
Bất động sản
Các doanh nghiệp đang đặt nhiều kỳ vọng vào TP Thủ Đức sau quy hoạch mới, sẵn sàng đồng hành cùng chặng đường phát triển tiếp theo của thành phố mới này.
2 tháng
Bất động sản
Việc tăng trưởng giá bất động sản của khu Đông Tp.HCM là hoàn toàn khả thi trong tương lai, khi ngay đầu năm 2025 khu vực này liên tục đón loạt “tin vui” về hạ tầng, quy hoạch.
2 tháng
Bất động sản
Sự kiện ra mắt tòa Sea, tòa tháp thứ hai thuộc Grand Marina, Saigon – Khu căn hộ hàng hiệu Marriott & JW Marriott đẳng cấp thế giới, đồng thời đánh dấu cột mốc dòng căn hộ hàng hiệu phân khúc đô thị của JW Marriott lần đầu tiên ra mắt tại Châu Á - Thái Bình Dương và chính thức đi vào hoạt động tại Việt Nam.
2 tháng
Bất động sản
"Đến năm 2025, hơn 10.000 căn dự kiến sẽ mở bán, trong đó căn hộ hạng B chiếm 54% tổng số căn. Đến năm 2027, nguồn cung tương lai đạt khoảng 46.000 căn đến từ 69 dự án. Thành phố Thủ Đức dự kiến chiếm 52%, quận Bình Tân chiếm 11% và quận 7 chiếm 10%", chuyên gia Savills thông tin.
2 tháng
Xem thêm