Thứ ba, 07/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Dự báo chu kỳ giảm giá nhiều loài thủy sản có thể vẫn tiếp diễn ít nhất tới hết nửa đầu năm 2024, cho thấy đà phục hồi cho xuất khẩu thuỷ sản sẽ còn đối diện nhiều cam go. Ngoài việc đòi hỏi các doanh nghiệp phải vượt khó, rất cần các giải pháp tăng năng lực cạnh tranh cho ngành thủy sản.
Vượt xa kế hoạch ban đầu, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021 bứt phá ngoạn mục ước đạt gần 9,6 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ, trong đó, con tôm được xem như "nước cờ" chủ chốt để băng qua đại dịch Covid-19.
Để chống "bay màu" thẻ vàng sang đỏ trong khai thác IUU,Tổng cục Thuỷ sản sẽ đề xuất thành lập Trung tâm quản lý điều hành đối với ngành khai thác hải sản nhằm theo dõi nghiêm tất cả các hoạt động của cảng cá, cũng như có các giải pháp chỉ đạo điều hành liên thông giữa Trung ương với 28 tỉnh, thành giáp biển.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định 1664, phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu chung là phát triển nuôi biển trở thành một ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, thủy sản có vai trò rất quan trọng, chiếm khoảng 35% trong tổng giá trị của ngành nông nghiệp và là lĩnh vực còn nhiều dư địa để tăng trưởng. Do đó, khi dịch Covid-19 còn kéo dài, đòi hỏi ngành thủy sản vừa phải chống dịch, vừa phải đảm bảo tăng trưởng.
Đã gần 4 năm trôi qua, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn lơ lửng "án treo" thẻ vàng. Nếu không có giải pháp và hành động quyết liệt để tuân thủ các quy định chống khai thác IUU, khiến thẻ vàng chuyển sang thẻ đỏ, thủy sản Việt Nam sẽ còn đứng trước nguy cơ đánh mất thị trường EU béo bở.