Thứ sáu, 24/03/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Năm 2023, triển vọng tươi sáng hơn cho các doanh nghiệp cảng biển

Thạch Hương
- 07:30, 31/01/2023

(DNTO) - VNDirect đánh giá, năm 2023 triển vọng ngành vận tải biển yếu đi do cung vượt cầu, trong khi đó nhóm cảng biển, triển vọng tươi sáng hơn nhờ giá cước vận tải đường biển giảm và giải tỏa ùn tắc tại các cảng lớn.

Trong báo cáo triển vọng ngành Vận tải biển và Cảng biển vừa cập nhật, VNDirect cho thấy trên thị trường quốc tế, sau một thời gian tăng trưởng chóng mặt, giá cước vận tải đường biển bất ngờ sụt giảm, trong đó chỉ số container thế giới (đại diện cho giá cước vận tải container) đã giảm 67% so với mức đỉnh và chỉ số BDI (đại diện cho giá vận chuyển nguyên liệu thô) đã giảm 71% từ mức đỉnh. Đây là kết quả của việc nhu cầu vận tải hàng hoá toàn cầu suy yếu trong khi thị trường lo ngại nguồn cung tăng lên trong thời gian tới.

Lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp khai thác cảng trong 9 tháng 2022. Nguồn: VNDIRECT RESEARCH

Lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp khai thác cảng trong 9 tháng 2022. Nguồn: VNDIRECT RESEARCH

Khối phân tích của VNDirect cho rằng, kết quả kinh doanh của hãng tàu có độ trễ nhất định với biến động của giá cước vận tải biển do các hợp đồng thuê tàu định hạn thường được ký từ 6-12 tháng. Do đó, tác động của việc giảm giá cước vận tải biển sẽ sẽ bắt đầu phản ánh vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải biển trong giai đoạn 2023-2024 tới.

Tuy nhiên, Khối phân tích vẫn nhận thấy một số yếu tố tích cực có thể phần nào giảm bớt tác động tiêu cực từ việc giảm giá cước, bao gồm Trung Quốc trên đà mở cửa trở lại, điều này sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại và tiêu dùng toàn cầu. Ngoài ra, các chuyên gia dự báo giá dầu Brent trung bình sẽ duy trì quanh mức 90 USD/thùng vào năm 2023, điều này sẽ giúp giảm chi phí nhiên liệu cho các công ty vận tải biển.

Cảng biển, triển vọng tươi sáng hơn trong năm 2023-2024

Vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 5,3% CAGR, giúp thúc đẩy sản lượng hàng hóa thông qua (đơn vị: tỷ USD). Nguồn: Infogram, VNDIRECT RESEARCH

Vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 5,3% CAGR, giúp thúc đẩy sản lượng hàng hóa thông qua (đơn vị: tỷ USD). Nguồn: Infogram, VNDIRECT RESEARCH

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác cảng biển tăng trưởng khả quan trong bối cảnh nhu cầu thế giới suy yếu. Trong 9 tháng 2022, xét về sản lượng hàng hóa, cụm cảng TP.HCM vẫn là cụm cảng sầm uất nhất Việt Nam với thị phần 22,1%, tiếp theo là cụm cảng Cái Mép – Thị Vải (15,2%) và cụm cảng Hải Phòng (12,8%). Tổng sản lượng hàng hóa 9 tháng 2022 tăng 3,0% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng hàng hóa của cụm cảng Hồ Chí Minh và cụm cảng Cái Mép – Thị Vải giảm 6,4%/4,1% do luồng lạch bị bồi đắp trong khi sản lượng hàng hóa của cụm cảng Hải Phòng tăng 2,8% vì luồng lạch đã được nâng cấp.

Triển vọng tươi sáng hơn cho các doanh nghiệp cảng biển nhờ giá cước vận tải đường biển giảm và giải tỏa ùn tắc tại các cảng lớn. Khối phân tích tin rằng các yếu tố tích cực bao gồm giá cước vận tải biển thấp hơn, giảm tắc nghẽn tại các cảng lớn và khả năng nới lỏng chính sách Zero Covid tại Trung Quốc có thể bù đắp cho nền kinh tế toàn cầu suy yếu trong năm 2023-2024, mang lại triển vọng trung lập cho ngành cảng biển toàn cầu.

Bức tranh ngành cảng biển Việt Nam có thể tươi sáng hơn trong thời gian tới. Bất chấp thắt chặt tiền tệ toàn cầu, FDI giải ngân vào Việt Nam vẫn tăng 15,2% so với cùng kỳ trong 10 tháng 2022 với phần lớn các dự án nhắm vào lĩnh vực công nghiệp và sản xuất (60%).

Hiệp định RCEP, có hiệu lực vào đầu năm 2022, đã thúc đẩy một số ngành sản xuất của Việt Nam đạt mức tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm 2022, nhưng chậm lại trong nửa cuối năm do tiêu dùng toàn cầu giảm.

“Chúng tôi tin rằng các hiệp định thương mại này sẽ tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm tới khi tiêu dùng toàn cầu phục hồi, từ đó mang lại lợi ích cho ngành cảng biển Việt Nam. Chúng tôi cũng kỳ vọng sản lượng container của Việt Nam sẽ tăng 2,5% so với cùng kỳ trong năm 2022 lên 24,9 triệu TEU sau mức tăng trưởng 2,9% so với cùng kỳ trong 10 tháng 2022, sau đó tăng trưởng với tốc độ CAGR 8,6% trong năm 2022-2030 theo mục tiêu của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) theo quy hoạch tổng thể cảng biển giai đoạn 2021-2030”, VNDirect nhận định.

Những cụm cảng nào sẽ có nhiều tiềm năng tăng trưởng giai đoạn 2023-2024?

Thị phần trên tổng sản lượng hàng hóa trong 9 tháng 2022. Nguồn: Infogram, VNDIRECT RESEARCH

Thị phần trên tổng sản lượng hàng hóa trong 9 tháng 2022. Nguồn: Infogram, VNDIRECT RESEARCH

Trong quy hoạch tổng thể cảng biển giai đoạn 2021-2030, trong số các cụm cảng lớn của Việt Nam, cụm cảng Hải Phòng và cụm cảng Cái Mép – Thị Vải được xếp vào cụm cảng đặc biệt của Việt Nam và sẽ được tập trung phát triển nhiều nhất. Khối phân tích cũng tin rằng hai cụm cảng này sẽ có nhiều tiềm năng tăng trưởng hơn trong giai đoạn 2023-2024. Tỷ lệ công suất dư thừa thấp có thể giúp tăng hiệu suất sử dụng của Cảng Quốc tế Hải Phòng và các cảng hạ nguồn tại đây, đồng thời cũng có thể làm giảm cạnh tranh và tăng giá bán trung bình trong những năm tới. Đồng thời dự báo sản lượng container của cụm cảng Hải Phòng sẽ tăng 3,0%/6,0%/8,0% so với cùng kỳ trong các năm 2022/23/24.

Đến tháng 8/2022, Bộ GTVT phê duyệt dự án nâng cấp luồng Cái Mép – Thị Vải đoạn từ phao số 0 vào bên trong. Tổng mức đầu tư 1.414 tỷ đồng, vốn sẽ được bố trí theo tiến độ thực hiện dự án trong 4 năm. Các dự án này sẽ giúp cụm cảng Cái Mép – Thị Vải tiếp nhận các tàu trọng tải lớn hơn, giảm chi phí cho các hãng vận tải, từ đó thu hút các hãng tàu toàn cầu và giúp tăng sản lượng container thông qua các cảng tại đây.

Ngoài ra, việc Bộ Chính trị đã thông qua Nghị quyết 24 sẽ là cú hích cho Cái Mép – Thị Vải khi đề cập đến việc triển khai các cơ chế, chính sách mới, nhất là đã định hướng hình thành khu thương mại tự do gắn với cảng biển khu vực Cái Mép, biến Cụm cảng Cái Mép – Thị Vải trở thành cụm cảng trung chuyển quốc tế lớn ở châu Á. Trong giai đoạn 2022-24, đối mặt với những khó khăn từ suy thoái kinh tế toàn cầu, Khối phân tích kỳ vọng sản lượng container Cái Mép – Thị Vải sẽ tăng 5,0%/8,0%/12,5% so với cùng kỳ trong giai đoạn 2022-2024.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Thị trường tăng nhẹ 4 điểm trước thông tin tăng lãi suất từ Fed. Mặc dù vậy, dòng tiền vẫn yếu, khối lượng giao dịch co lại đang tạo nhiều thách thức cho các nhà đầu tư ngắn hạn.
21 giờ
Tài chính - Thị Trường
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa đang dần lấy lại phong độ tăng trưởng. Nếu như trong 15 ngày cuối tháng 2, xuất khẩu giảm tới 7,2%, thì sang đến 15 ngày đầu tháng 3 đã tăng trở lại với 6,9%. Do đó, các doanh nghiệp đang cần thêm những trợ lực, đặc biệt về chính sách, để có sức tăng trưởng tốt trong thời gian tới.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Hai tuần sau cuộc sụp đổ lớn thứ hai trong lịch sử ngành Ngân hàng Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cương quyết theo đuổi đường lối tăng lãi suất để chống lạm phát.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, với thanh niên, điều lo lắng nhất là về chỗ ở, ổn định việc làm. Thời gian tới, các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách nhà ở phù hợp với mặt bằng thu nhập của người lao động, nhất là người trẻ, vừa ra trường.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo ông Lã Giang Trung, CEO của Passion Investment, với những rủi ro của hiện tại như khả năng về suy thoái của kinh tế thế giới, khủng hoảng tài chính, thị trường sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thậm chí có thể xuống thấp hơn mức thấp nhất của năm 2022.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sacombank liên tục triển khai các chương trình ưu đãi về vốn hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư sản xuất kinh doanh
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon (Silicon Valley Bank – SVB) đã để lại bài học lớn nhất với các ngân hàng Việt Nam. Theo đó, việc kiểm tra sức khoẻ với hệ thống ngân hàng trong nước cần được xem là việc làm thường xuyên, định kỳ.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong lĩnh vực chứng khoán, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã và đang hỗ trợ Chính phủ Việt Nam nhiều hoạt động nâng cao năng lực, bao gồm hợp tác nghiên cứu, khảo sát và đào tạo về thị trường trái phiếu cũng như thị trường cổ phiếu.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
“Điểm nghẽn” hiện nay đối với các đơn vị sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, đó là sự chưa đồng bộ giữa các bộ Luật trong việc coi phụ phẩm của ngành chăn nuôi là nguyên liệu của ngành khác, trong khi Luật Bảo vệ Môi trường có các điều khoản coi đó là “rác thải”.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay 21/3, giá xăng dầu đồng loạt quay đầu giảm mạnh. 
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trường tiếp tục một phiên rớt sâu khi VN-Index mất hơn 22 điểm quay lại với mốc 1.023 điểm, trước nhiều tác động từ các yếu tố vĩ mô bên ngoài. Những biến động mạnh của thị trường chứng khoán đang đặt nhà đầu tư trước nhiều thử thách mới.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giới phân tích nhận định, tuần mới (20-24/3), thị trường trong nước sẽ khó bứt phá trong ngắn hạn, và chỉ số VN-Index nhiều khả năng vẫn giao dịch trong biên độ hẹp từ mức 1.030-1.070 điểm trong tuần mới.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo Agriseco, nhóm ngành chứng khoán sẽ gặp áp lực giảm giá đến từ các thông tin kém tích cực của kết quả kinh doanh quý 1 năm nay. Việc giải ngân và bán với nhóm này nên được thực hiên trước khi kết thúc tháng 3, các chuyên gia khuyến nghị.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
"Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã ban hành xong Thông tư về bảo lãnh điện tử và đang phối hợp với các bộ ngành xử lý vấn đề giao dịch điện tử, chữ ký điện tử cho hoạt động ngân hàng để thuận lợi cho việc cho vay trên môi trường điện tử mà các ngân hàng đang rất quan tâm", ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc NHNN, cho hay.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tín dụng bán lẻ đang là "miếng bánh" béo bở được tất cả nhà băng nhắm tới để cải thiện biên lãi ròng (NIM) và phân tán rủi ro. Để giành vị trí "ngôi vương", nhiều nhà băng không ngại mạnh tay chi cho công nghệ, khiến mặt trận bán lẻ ngày càng khốc liệt hơn.
5 ngày