Năm 2021: Công nghệ ảo có khả năng tái cấu trúc doanh nghiệp hơn bao giờ hết
(DNTO) - Đại dịch Covid-19 buộc nhiều doanh nghiệp nhanh chóng ứng dụng toàn bộ công nghệ vào hoạt động kinh doanh sản xuất. Năm 2021, thách thức là làm sao để các dịch vụ trực tuyến càng dễ tiếp cận hơn trước đây.
Năm 2021, những công ty áp dụng chiến lược kỹ thuật số định hướng (a purpose-driven digital strategy) vì một thế giới “ưu tiên công nghệ ảo” mới (virtual-first) sẽ thành công. Tập trung vào các vấn đề xã hội vốn là nguyên lý cốt lõi của cách tiếp cận doanh nghiệp, trong một thế giới trực tuyến ngày càng phổ biến.
Tác động của Covid-19 lên kinh tế, chính trị và xã hội có ý nghĩa như bài kiểm tra lại vai trò của chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số. Chúng ta cần xem lại cách làm việc, cách tương tác với khách hàng và cách phát triển và vận hành công việc trong thế giới ưu tiên công nghệ ảo theo từng tiến trình. Tăng cường những câu hỏi về cách đánh giá nhu cầu giữa không gian hữu hình với việc vận hành một dịch vụ ảo đúng nghĩa. Điều đó cũng buộc chúng ta phải xem xét lại cách để đảm bảo rằng lực lượng lao động tương lai được đào tạo và đào tạo lại một cách hiệu quả.
Các tổ chức cần đi đầu trong đồng bộ hóa ứng dụng kỹ thuật số và cung cấp quyền truy cập cho tất cả mọi người, để ai cũng có thể tham gia.
Trong năm qua, để đáp ứng tình hình dịch Covid-19, sự đổi mới và chuyển đổi nhanh chóng đã xác định lại hoạt động kinh doanh trên tất cả các ngành và giúp doanh nghiệp tập trung vào ứng dụng kỹ thuật số hơn nhiều. Ví dụ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở Anh, việc chuyển sang khám chữa bệnh từ xa (telehealth) đã đạt kết quả 93% số lượt chăm sóc sức khỏe ban đầu (primary-care). Ngoài ra, việc mở các mô hình kinh doanh mới, khám chữa bệnh từ xa có tiềm năng to lớn trong việc giải quyết sự chênh lệch về điều kiện y tế ở các vùng nông thôn và các cộng đồng chưa được phục vụ bằng cách thúc đẩy y tế dự phòng và giảm sự phụ thuộc vào việc cấp cứu và sự chăm sóc khẩn cấp. Khám chữa bệnh từ xa được thực hiện theo cách này và cân bằng với khả năng truy cập băng thông rộng như nhau, là bản chất của chiến lược kỹ thuật số có mục đích.
Mọi mô hình kinh doanh và đổi mới công nghệ sẽ được xây dựng dựa trên chiến lược dữ liệu phổ cập (a ubiquitous-data strategy), mà yêu cầu tiêu chuẩn là thông tin ở khắp mọi nơi. Sự gia tăng của các thiết bị kết nối và các dịch vụ điện toán đám mây (cloud-based services) sẽ cho phép các tổ chức nắm bắt và khai thác khối lượng lớn dữ liệu chưa từng có. Điều này sẽ dẫn đến các quyết định trong quá trình hoạt động, hiểu sâu hơn về khách hàng và giúp họ phát triển các sản phẩm mới và dịch vụ mới.
Các chính phủ sẽ tăng cường tham gia và đóng vai trò trong việc xác định và quản lý sự phát triển dữ liệu, bảo mật và quyền riêng tư cho các doanh nghiệp và người dân. Khi càng nhiều người dân yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hơn đối với dữ liệu của họ, các chính sách doanh nghiệp về tính minh bạch trong cách dữ liệu được thu thập và sử dụng sẽ trở nên quan trọng hơn đáng kể. Một ví dụ điển hình là khả năng của các chính phủ trong việc hiểu và chia sẻ kết quả của các thử nghiệm lâm sàng trên toàn cầu, đồng thời đẩy nhanh các giải pháp khi đối mặt với các cuộc khủng hoảng y tế.
Cơ hội thiết lập nền tảng kỹ thuật số giúp gia tăng cả sự công bằng trên toàn cầu. Đổi mới công nghệ địa phương sẽ thúc đẩy sự phục hồi kinh tế, tăng trưởng và khả năng thương mại trong thế giới ưu tiên công nghệ ảo này. Nó sẽ cho phép các cộng đồng giải quyết các vấn đề mang tính địa phương và áp dụng chúng một cách tổng thể.
Các tiến bộ và đổi mới công nghệ sẽ tập trung vào khả năng ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), kết nối những trải nghiệm khách hàng vào hai lĩnh vực gồm: một là các nền tảng kết nối như cơ chế vận chuyển; hai là điện toán biên và các thiết bị như dịch vụ tiêu thụ-và-thu thập. Điều này dựa vào việc cung cấp công nghệ mạng không dây ở khu vực nông thôn và các cộng đồng chưa được phục vụ, và cả việc cung cấp các dịch vụ đến nơi bị loại trừ trước đây. Công nghệ hỗ trợ, với việc tập trung vào khả năng tiếp cận cho tất cả mọi người, sẽ là chiến lược trải nghiệm khách hàng cốt lõi.
Để tiếp tục giải quyết các cuộc khủng hoảng, chúng ta phải bắt đầu giải quyết các vấn đề hiện tại với tầm nhìn về những thách thức trong tương lai. Năm 2021, một câu hỏi lớn đặt ra là cách chúng ta xác định chuẩn mực đạo đức đối với xã hội. Tác động của đại dịch lên ngành nông nghiệp toàn cầu như sự gián đoạn đáng kể về nguồn lao động sẵn có, hệ sinh thái chuỗi cung ứng và sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng,.. đã nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương trong thế giới kết nối của chúng ta.
Năm 2021, để giải quyết một ví dụ cụ thể nêu trên, chúng ta sẽ phải khai thác sự đổi mới công nghệ và các mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực nông nghiệp chính xác (precision agriculture - được hiểu là việc sử dụng cảm biến và các thuật toán thông minh với sự kết nối thông tin để cung cấp nước, dinh dưỡng, thuốc trừ sâu vào thời điểm và số lượng mà cây thực sự cần, đảm bảo tính bền vững, bảo vệ môi trường.). Thách thức sẽ là làm sao thực hiện điều đó theo những cách bền vững và công bằng hơn.
Tóm lại, như chúng ta hình dung về tương lai ưu tiên công nghệ ảo và tác động của nó lên mọi mặt đời sống-xã hội như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, môi trường, cơ sở hạ tầng, chính sách và thương mại,… năm 2021, những tổ chức nào khai thác một cách khéo léo và linh hoạt - dự đoán tương lai từ góc độ đạo đức - sẽ thành công vượt bậc và còn tiến xa hơn thế nữa.
Theo quan điểm cá nhân của bà Jacky Wright – Giám đốc Kỹ thuật số (CDO) của Microsoft