Thứ bảy, 04/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu lạc quan về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2021

Kim Giang
- 06:00, 24/03/2021

(DNTO) - 76% lãnh đạo doanh nghiệp dự đoán tăng trưởng kinh tế sẽ cải thiện trong năm 2021, tỷ lệ này đã tăng đáng kể so với 22% vào năm 2020, và 42% trong năm 2019, và là mức độ lạc quan cao nhất ghi nhận được kể từ khi câu hỏi này được được đưa vào khảo sát từ năm 2012.

Lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu lạc quan về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2021. Ảnh: T.L

Lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu lạc quan về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2021. Ảnh: T.L

Khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu ghi nhận tỷ lệ cao nhất các CEO lạc quan về tăng trưởng toàn cầu, với lần lượt 86% và 76%. Tỷ lệ này đối với các CEO khu vực châu Á Thái Bình Dương là 73%. 

Ông Bob Moritz, Chủ tịch Toàn cầu của PwC cho biết: “Trong một năm biến động vừa qua, các CEO đã phải nhìn nhận, thiết lập lại hoạt động cũng như phương thức vận hành của doanh nghiệp, đồng thời giải quyết trăn trở về bảng cân đối kế toán, hỗ trợ các nhân viên vượt qua tình cảnh khó khăn”.

 “Các CEO hiện nay đang phải đối mặt với hai thách thức cơ bản: thứ nhất, làm sao để xây dựng niềm tin với các bên liên quan, khi kỳ vọng ngày một gia tăng; và thứ hai, làm sao để doanh nghiệp thích ứng, mang lại kết quả bền vững trong điều kiện môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng. Giải quyết được những vấn đề này, các doanh nghiệp vượt qua đại dịch sẽ trở nên mạnh mẽ, có khả năng thích ứng và hiệu quả cao, tăng cường sức chống chịu trước những cú sốc trong tương lai”, ông Moritz nói.

Niềm tin vào tăng trưởng doanh thu dài hạn đang phục hồi

Các CEO đang lạc quan hơn về triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp. Khoảng 36% cho biết “rất tự tin” về triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp trong 12 tháng tới, cao hơn tỷ lệ 27% vào năm 2020.

Dù nhìn chung mức độ tự tin về tăng trưởng gia tăng ở cấp độ toàn cầu, hiện vẫn có sự chênh lệch lớn giữa các ngành, phản ánh mức độ ảnh hưởng khác nhau của đại dịch đối với hành vi tiêu dùng ở từng lĩnh vực.

Các CEO trong lĩnh vực công nghệ và viễn thông cho thấy mức độ tự tin cao nhất, lần lượt là 45% và 43%. Trong khi đó, CEO thuộc lĩnh vực vận tải và hậu cần (logistics) (29%) và lĩnh vực khách sạn và nghỉ dưỡng (27%) có mức độ lạc quan thấp nhất về khả năng tăng trưởng doanh thu trong 12 tháng tới.

Biến đổi khí hậu chưa được xem là vấn đề cấp thiết

Tỷ lệ các lãnh đạo doanh nghiệp bày tỏ lo ngại về biến đổi khí hậu đã tăng từ 24% (năm 2020) lên 30% vào năm 2021. Mức tăng này còn khá khiêm tốn trong bối cảnh Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc COP26 sẽ được tổ chức tại Glasgow, Vương quốc Anh trong năm nay. Bên cạnh đó, báo cáo cũng ghi nhận mức quan ngại gia tăng đối với hầu hết các mối đe dọa ảnh hưởng tới tăng trưởng.

39% các CEO được khảo sát tin rằng doanh nghiệp của họ cần làm nhiều hơn nữa để “đo lường” tác động của doanh nghiệp tới môi trường. 43% cho rằng doanh nghiệp cần tích cực hơn trong việc “báo cáo” về các tác động môi trường, đây là lĩnh vực được các CEO quan tâm nhiều nhất liên quan đến báo cáo công bố thông tin doanh nghiệp.

Đây là con số đáng khích lệ bởi thông tin đầy đủ và minh bạch hơn từ phía doanh nghiệp về các tác động môi trường sẽ là chìa khóa để thúc đẩy những thay đổi cần thiết hướng đến nền kinh tế cân bằng phát thải carbon (Net Zero).

Tuy nhiên, 60% các lãnh đạo doanh nghiệp chưa đưa nguy cơ biến đổi khí hậu vào quản lý rủi ro chiến lược của mình, một thực tế đáng lo ngại khi biến đổi khí hậu đang đặt ra nguy cơ ngày một lớn về rủi ro vật chất, nguồn lực (physical risk) cũng như chuyển đổi (transitional risk) cho doanh nghiệp. 

Trong khi 23% CEO đang lên kế hoạch tăng đầu tư vào các sáng kiến bền vững, gần một phần ba số CEO hiện chưa có kế hoạch thay đổi.

Ông Bob Moritz nhận định: “Chưa bao giờ nhu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp để cùng giải quyết các vấn đề của xã hội lại lớn như hiện nay. Các bên liên quan như khách hàng, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và toàn xã hội đều đặt kỳ vọng các doanh nghiệp sẽ làm tròn trách nhiệm này, và các doanh nghiệp cần thực hiện mọi nỗ lực để có thể đáp ứng kỳ vọng đó. Điều này rất quan trọng, từ góc độ xã hội lẫn thương mại. Và nếu không đáp ứng được, các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ đánh mất niềm tin của các bên liên quan, cơ hội tiếp cận vốn và thậm chí là giấy phép hoạt động của mình”.

Tỷ lệ các lãnh đạo doanh nghiệp bày tỏ lo ngại về biến đổi khí hậu đã tăng từ 24% (năm 2020) lên 30% vào năm 2021. Ảnh: T.L

Tỷ lệ các lãnh đạo doanh nghiệp bày tỏ lo ngại về biến đổi khí hậu đã tăng từ 24% (năm 2020) lên 30% vào năm 2021. Ảnh: T.L

Gia tăng lo ngại về an ninh mạng, chính sách thuế và thông tin sai lệch

Không ngoài dự đoán, đại dịch và khủng hoảng sức khỏe đã trở thành mối đe dọa hàng đầu đối với triển vọng tăng trưởng, vượt qua mối lo ngại về thắt chặt thể chế, chính sách – vốn từng là trăn trở hàng đầu đối với các CEO trong nhiều năm kể từ 2014.

Số hóa phát triển mạnh đã làm tăng rủi ro liên quan tới an ninh mạng. Cùng với sự gia tăng đáng kể về số lượng sự cố an ninh mạng trong năm 2020, bao gồm các vụ tấn công mã độc tống tiền, các mối đe dọa về an ninh mạng đã nhảy vọt lên vị trí thứ hai trong danh sách các mối quan ngại hàng đầu, được trích dẫn bởi 47% CEO so với 33% trong năm 2020.

Ngoài ra, vấn đề lan truyền thông tin sai lệch cũng đang nhanh chóng lọt vào danh sách những mối lo hàng đầu trong mắt các CEO (với 28%, tăng từ 16% trong năm 2020). Đây là vấn đề đã có ảnh hưởng không nhỏ tới các cuộc bầu cử, danh tiếng cũng như sức khỏe cộng động -- tác động tiêu cực tới việc xây dựng niềm tin trong xã hội.

Năm 2020, vấn đề chính sách thuế bất ổn nằm ngoài nhóm 10 mối lo ngại hàng đầu, với tỷ lệ 19%. Tuy nhiên năm nay, tỷ lệ các CEO quan ngại về vấn đề này đã tăng lên 31%, chiếm vị trí thứ 7. Rõ ràng các lãnh đạo doanh nghiệp đang dõi theo các khoản nợ công của chính phủ và đặt ra nhiều khả năng về việc gia tăng thuế doanh nghiệp trong tương lai gần.

Đầu tư kỹ thuật số cho tương lai

Khi được hỏi về các khoản chi cho mục đích chuyển đổi số, gần một nửa số CEO (49%) cho biết đã tăng ngân sách trên 10%. Mặc dù nhiều lãnh đạo doanh nghiệp lên tiếng về các vấn đề tấn công an ninh mạng, điều này chưa đi kèm với hành động cụ thể. Trong số các CEO đang có kế hoạch tăng cường đầu tư về kỹ thuật số, chỉ dưới một nửa có kế hoạch tăng chi tiêu hơn 10% cho an ninh mạng và bảo mật dữ liệu.

36% các CEO có dự định sử dụng tự động hóa và công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh cho nguồn nhân lực. Ảnh: T.L

36% các CEO có dự định sử dụng tự động hóa và công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh cho nguồn nhân lực. Ảnh: T.L

Cùng với đó, ngày càng nhiều CEO (36%) có dự định sử dụng tự động hóa và công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh cho nguồn nhân lực, cao gấp đôi so với tỷ lệ ghi nhận vào năm 2016.

Ông Bob Moritz nhận định: “Một năm sau đại dịch, chúng ta ở thời điểm bước ngoặt khi các chương trình tiêm chủng bắt đầu được triển khai trên toàn thế giới. Dù chưa thể định hình sự phục hồi sau đại dịch, rõ ràng là chúng ta sẽ không đơn giản quay trở lại như trước đây. Để đạt được những thay đổi cần thiết, các CEO sẽ cần nghĩ khác và liên tục đánh giá các quyết định cũng như hành động của mình dựa trên các tác động đối với xã hội. Qua đó, các lãnh đạo doanh nghiệp đồng thời đặt ra định hướng giúp xây dựng niềm tin và mang lại kết quả bền vững cho các cổ đông, xã hội và hành tinh của chúng ta”.

Một năm trôi qua kể từ thời điểm Covid-19 được tuyên bố là đại dịch, các CEO toàn cầu đang bày tỏ mức độ lạc quan kỷ lục về phục hồi kinh tế toàn cầu. Đây là một trong những kết quả chính của cuộc khảo sát Lãnh đạo Doanh nghiệp Toàn cầu lần thứ 24 do PwC thực hiện với 5,050 CEO đến từ 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 2/2021.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Bức tranh kinh doanh ngành ngân hàng trong quý 1/2024 đã khá hoàn chỉnh khi phần lớn các nhà băng công bố báo cáo tài chính.
10 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nghiệp trẻ Hải Dương vừa tổ chức chương trình xúc tiến thương mại, kết nối với một số doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh Hoà Bình - Sơn La - Điện Biên.
11 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chuyên gia kinh tế bày tỏ sự lạc quan về dòng tiền sản xuất, kinh doanh sẽ không bị trì trệ như 2023 vì nhiều tín hiệu tích cực của nền kinh tế.
11 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, các đoàn viên, thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá, được Hội Doanh nhân trẻ Thanh Hoá chia sẻ về những hạn chế đang gặp phải khi khởi nghiệp, đồng thời đưa ra những lời khuyên để các bạn trẻ có sự chuẩn bị tốt trong quá trình khởi nghiệp.
12 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hoàn thành đề án tái cơ cấu và gia tăng năng lực cạnh tranh là “mục tiêu kép” của Sacombank trong 7 năm qua. Nay đang ở chặng cuối của lộ trình tái cơ cấu, cùng nội lực vững vàng, nhà băng này đã chuẩn bị cho mình một hành trang khác biệt khi bước chân vào hành trình phát triển bền vững sau tái cơ cấu.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trên thị trường xuất hiện nhiều chứng nhận nghiêm ngặt hơn cả chứng nhận hữu cơ, đồng nghĩa với việc rào cản dành cho hàng hóa xuất khẩu ngày càng dày hơn. 
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nhân trẻ Long An, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Long An và Hội Công thương Okayama (Nhật Bản), đã ký biên bản ghi nhớ về mở rộng quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực lao động, công nghiệp, du lịch, giáo dục, văn hóa, với kỳ vọng tạo khởi đầu cho những hợp tác, thành công mới trong tương lai.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dù Ngân hàng Nhà nước mới đây đã phát đi thông báo sẵn sàng bán ngoại tệ để can thiệp tỷ giá, song tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và thị trường tự do vẫn nóng. Áp lực tỷ giá đang tác động trực tiếp đến chi phí đầu vào của nhiều doanh nghiệp trong nước.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Phía ngân hàng mong nhận được sự thấu hiểu của cổ đông, đồng thời đang nỗ lực giải quyết những vướng mắc cuối cùng liên quan đến khoản nợ của ông Trầm Bê trước khi tính đến phương án chia cổ tức.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Yêu cầu chống phá rừng, giảm phát thải và các tiêu chí bền vững khác đang đánh thẳng vào chi phí, lợi nhuận và doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.570 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt trên 141 tỷ đồng, sản lượng thực phẩm chế biến trên 23 ngàn tấn, tăng gần 9% so với kết quả thực hiện năm 2023.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai luôn chú trọng hoạt động thăm doanh nghiệp hội viên và kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của doanh nghiệp và địa phương.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Công trình “Trường Sa xanh 2024” nhằm xây dựng và trao tặng các công trình xanh cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang sinh sống, công tác trên Quần đảo Trường Sa, với tổng nguồn lực huy động dự kiến đạt hơn 3 tỷ đồng.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Masan dự kiến doanh thu thuần hợp nhất nằm trong khoảng từ 84.000 - 90.000 tỉ đồng trong năm nay, lợi nhuận sau thuế 2.290 - 4.020 tỉ đồng. Cùng đó, Masan Consumer được định vị sẽ trở thành công ty hàng đầu Đông Nam Á về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
 Ngày 23/4, Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai- UAE.
1 tuần
Xem thêm