Thứ năm, 02/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Giải pháp nào đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước?

Huyền Trang
- 10:30, 17/07/2021

(DNTO) - Theo các chuyên gia, một trong những giải pháp giúp thúc đẩy cổ phần hoá nhanh chóng là để doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường.

Mỗi doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm nếu không thực hiện CPH, thoái vốn theo đúng kế hoạch. Ảnh: T.L

Mỗi doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm nếu không thực hiện CPH, thoái vốn theo đúng kế hoạch. Ảnh: T.L

Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính, cho biết trong sáu tháng đầu năm, cả nước có 3 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Bắc và Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị 252 tỷ đồng, trong đó phần vốn của các tập đoàn, tổng công ty là 151 tỷ đồng.

Báo cáo chỉ ra trong 183 doanh nghiệp đã cổ phần hóa chỉ có 39 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục cổ phần hóa (128 doanh nghiệp) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (đạt 30% kế hoạch). Do đó, số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch trong sáu tháng cuối năm là 89 doanh nghiệp (tương ứng 70% kế hoạch).

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên, vấn đề thúc đẩy tiến độ cổ phần hoá mang ra bàn luận. Bình luận về câu chuyện này, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhấn mạnh, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vẫn diễn ra rất chậm và chưa thật thực chất.

Theo quan điểm của ông Cung, để đẩy nhanh quá trình này cần phải tiến hành 2 việc:

Thứ nhất, buộc doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường. Những doanh nghiệp thua lỗ phải phá sản. Nhà nước không thể tốn thêm nguồn lực để đổ vào những dự án kém hiệu quả. Việc dùng nguồn lực nhà nước hay bắt các doanh nghiệp khác cùng gánh vác doanh nghiệp yếu kém chỉ càng khiến doanh nghiệp yếu thêm.

“Với những doanh nghiệp nhà nước có những nguồn lực kém hiệu quả này cần được sử dụng có hiệu quả hơn bằng cách chuyển đi chỗ khác. Có thể là sắt vụn nhưng được chuyển đi chỗ khác chứ không phải sắt vụn ở chỗ sắt vụn. Mọi người nhìn vào đó cũng thấy rằng, nếu không thành công thì sẽ như thế và họ sẽ thay đổi ứng xử, động lực chứ không chờ đợi. Thay đổi đó mới là thay đổi căn bản, nhưng chúng ta chưa dứt khoát”, ông Cung nhìn nhận.

Thứ hai, công tác quản trị doanh nghiệp nhà nước phải tuân theo chuẩn mực toàn cầu. Khi đó, thông tin được minh bạch và thị trường sẽ đánh giá. Nhà đầu tư cũng dễ dàng bỏ vốn vào doanh nghiệp hơn khi họ có thể hiểu doanh nghiệp.

“Nếu chỉ loay hoay thoái vốn, cổ phần hóa mà không thay đổi hai cái này thì nguy cơ bán rẻ rất lớn, mà bán đắt thì không ai mua bởi vì người ta không tin. Nhưng nếu như mình minh bạch, chứng minh được khả năng trong tương lai lớn thì bán đắt người ta vẫn mua vì người ta nhìn thấy lợi nhuận. Còn bây giờ, bán đắt một tý thì nhà đầu tư không mua, bán rẻ thì lại bảo mất mát tài sản. Cho nên quá trình thoái vốn được đẩy nhanh hay không, phụ thuộc vào cả 2 yếu tố nói trên, bằng không sẽ cứ tiếp tục chậm”, ông Cung nói.

Về phía nhà đầu tư, lợi nhuận bao giờ cũng là mục tiêu tìm kiếm của họ. Nhưng ông Cung cũng nhấn mạnh thêm rằng lợi nhuận đó phải có được trên cơ sở sự phát triển của doanh nghiệp, khi mang đến sản phẩm dịch vụ tốt cho người tiêu dùng. Nhà đầu tư sẽ mua cổ phần doanh nghiệp sẵn có trên thị trường và mở rộng thêm. Điều này có lợi cho họ khi không phải thành lập mới doanh nghiệp.

Để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính đề xuất cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, về sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn....

Cùng với đó, cơ quan chức năng cần xây dựng đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021 - 2025, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm cơ sở để tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hoàn thành đề án tái cơ cấu và gia tăng năng lực cạnh tranh là “mục tiêu kép” của Sacombank trong 7 năm qua. Nay đang ở chặng cuối của lộ trình tái cơ cấu, cùng nội lực vững vàng, nhà băng này đã chuẩn bị cho mình một hành trang khác biệt khi bước chân vào hành trình phát triển bền vững sau tái cơ cấu.
4 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trên thị trường xuất hiện nhiều chứng nhận nghiêm ngặt hơn cả chứng nhận hữu cơ, đồng nghĩa với việc rào cản dành cho hàng hóa xuất khẩu ngày càng dày hơn. 
22 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nhân trẻ Long An, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Long An và Hội Công thương Okayama (Nhật Bản), đã ký biên bản ghi nhớ về mở rộng quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực lao động, công nghiệp, du lịch, giáo dục, văn hóa, với kỳ vọng tạo khởi đầu cho những hợp tác, thành công mới trong tương lai.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dù Ngân hàng Nhà nước mới đây đã phát đi thông báo sẵn sàng bán ngoại tệ để can thiệp tỷ giá, song tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và thị trường tự do vẫn nóng. Áp lực tỷ giá đang tác động trực tiếp đến chi phí đầu vào của nhiều doanh nghiệp trong nước.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Phía ngân hàng mong nhận được sự thấu hiểu của cổ đông, đồng thời đang nỗ lực giải quyết những vướng mắc cuối cùng liên quan đến khoản nợ của ông Trầm Bê trước khi tính đến phương án chia cổ tức.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Yêu cầu chống phá rừng, giảm phát thải và các tiêu chí bền vững khác đang đánh thẳng vào chi phí, lợi nhuận và doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.570 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt trên 141 tỷ đồng, sản lượng thực phẩm chế biến trên 23 ngàn tấn, tăng gần 9% so với kết quả thực hiện năm 2023.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai luôn chú trọng hoạt động thăm doanh nghiệp hội viên và kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của doanh nghiệp và địa phương.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Công trình “Trường Sa xanh 2024” nhằm xây dựng và trao tặng các công trình xanh cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang sinh sống, công tác trên Quần đảo Trường Sa, với tổng nguồn lực huy động dự kiến đạt hơn 3 tỷ đồng.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Masan dự kiến doanh thu thuần hợp nhất nằm trong khoảng từ 84.000 - 90.000 tỉ đồng trong năm nay, lợi nhuận sau thuế 2.290 - 4.020 tỉ đồng. Cùng đó, Masan Consumer được định vị sẽ trở thành công ty hàng đầu Đông Nam Á về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
 Ngày 23/4, Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai- UAE.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thư viện container được xây dựng theo từng dạng kết cấu lắp ghép sẵn. Đây là thành quả của sự phối hợp chăm lo cho thiếu nhi thành phố giữa Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM với Hội đồng Đội TP.HCM.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Đơn hàng dệt may trở lại dồi dào nhưng đơn giá thấp, thiếu lao động, chi phí sản xuất tăng khiến doanh nghiệp dệt may phải cân nhắc khi lựa chọn và thực hiện các hợp đồng sản xuất.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, hai tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế cùng giới thiệu các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo trong kết nối, giao thương, đào tạo, tập huấn và xây dựng các không gian làm việc chung để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp, doanh nhân sáng tạo của mỗi tỉnh.
1 tuần
Xem thêm