Thứ bảy, 05/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Giải ngân vốn đầu tư công vẫn điệp khúc chậm

Thùy Dương
- 09:05, 16/04/2021

(DNTO) - Giải ngân vốn đầu tư công được xác định là phần quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2021, tuy nhiên tốc độ giải ngân nguồn vốn này trong những tháng đầu năm vẫn còn chậm.

Đại dịch COVID-19 đã khiến nền kinh tế trong và ngoài nước ảnh hưởng suốt thời gian qua. Giải ngân vốn đầu tư công được xác định là phần quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2021, tuy nhiên tốc độ giải ngân nguồn vốn này trong những tháng đầu năm vẫn còn chậm.

Lãnh đạo Bộ Tài chính đã từng nhấn mạnh cần quyết liệt thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 ngay từ đầu năm để tạo động lực và bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt và vượt mục tiêu đề ra.

Giải ngân vốn đầu tư công được xác định là phần quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ảnh minh hoạ: TTXVN

Giải ngân vốn đầu tư công được xác định là phần quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ảnh minh hoạ: TTXVN

Theo đó, cần thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, gắn trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả giải ngân; kiên quyết cắt giảm, điều chuyển vốn của các bộ, ngành, địa phương và các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp sang các bộ, ngành, địa phương và các dự án có khả năng tốt hơn.

Theo Bộ Tài chính, tình hình giải ngân tổng kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước, ước thanh toán từ đầu năm đến hết tháng 3 là hơn 66 nghìn tỷ đồng, đạt 11,7% kế hoạch. Đối với giải ngân vốn kế hoạch các năm trước kéo dài chuyển sang năm 2021 là 5,2 nghìn tỷ đồng, đạt 9,43% kế hoạch. Riêng đối với nguồn vốn kế hoạch năm 2021, ước đến hết tháng 3 giải ngân đạt hơn 60,7 nghìn tỷ đồng, bằng 11,95% kế hoạch.

Bộ Tài chính cho biết, tỷ lệ giải ngân ước 3 tháng đạt thấp và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020; vốn nước ngoài gần như chưa giải ngân (ước chỉ đạt 0,66%). Đến thời điểm này, hầu hết các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt thấp, có tới 44/50 bộ (31 bộ chưa giải ngân kế hoạch vốn) và 27/60 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 10%.

Theo báo cáo từ Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Nam, hết quý I/2021 tỉnh này mới giải ngân được 711 tỷ đồng, đạt trên 13% kế hoạch vốn năm 2021 được giao.Kho bạc Nhà nước tỉnh cho biết kết quả giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2021 hiện vẫn còn quá thấp, tiến độ này đang chậm so với chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Đại diện Kho bạc Nhà nước tỉnh cho rằng nguyên nhân khiến tiến độ giải ngân chậm là do trong các tháng đầu năm, các cơ quan, đơn vị, các huyện, thành phố đang tập trung giao chi tiết kế hoạch vốn cho các đơn vị trực thuộc sau khi có kế hoạch của UBND tỉnh.

Bên cạnh đó, nhiều chủ đầu tư đang tiếp tục thực hiện rà soát, đối chiếu một số thủ tục của kế hoạch vốn năm 2020 được phép kéo dài qua năm 2021, việc đền bù giải phóng mặt bằng còn quá nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Hay tại Ninh Thuận, mặc dù xác định giải ngân vốn đầu tư công có ý nghĩa quan trọng giúp kích cầu nền kinh tế, tạo đà tăng trưởng nhưng qua 3 tháng đầu năm, tỉnh này cũng mới giải ngân được 275 tỷ đồng, đạt 10% kế hoạch.

Kết quả giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2021 hiện vẫn còn quá thấp, tiến độ này đang chậm so với chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Ảnh minh hoạ: TTXVN

Kết quả giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2021 hiện vẫn còn quá thấp, tiến độ này đang chậm so với chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Ảnh minh hoạ: TTXVN

Lý giải về thực trạng này, Bộ Tài chính cho biết, trong các tháng đầu năm, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đang tập trung giải ngân vốn 2020 kéo dài sang năm 2021 song song với việc giải ngân kế hoạch vốn năm 2021 dẫn đến tỷ lệ giải ngân đầu năm 2021 còn thấp.

Bên cạnh đó, một số dự án lớn đang phải thực hiện điều chỉnh các thủ tục đầu tư (dự án đường cao tốc Bắc – Nam,…) hay các tháng đầu năm các chủ đầu tư đang triển khai các công việc như xây dựng kế hoạch đấu thầu, kế hoạch thi công… nên cần nhiều thời gian để có khối lượng thanh toán.

Đặc biệt, theo ông Lê Tuấn Anh, Phó vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính), một trong những nguyên nhân phải nhắc đến đầu tiên khiến cho việc giải ngân chậm làm ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả giải ngân của các bộ, địa phương là giải phóng mặt bằng. Hiện việc này gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về đơn giá, phương án đền bù, khó khăn trong di dời các công trình tiện ích... Hơn nữa, cũng có tình trạng chủ đầu tư chưa kiên quyết trong việc đôn đốc nhà thầu triển khai thi công dẫn đến công việc còn trì trệ; các tháng đầu năm chưa giải ngân được nhiều.

Ngoài ra, các dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 do hầu hết các hoạt động đều gắn với yếu tố nước ngoài từ khâu nhập máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát, thống nhất với nhà tài trợ đối với từng hoạt động và kế hoạch của dự án,...

Các lý do này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ thực hiện của phần lớn các dự án ODA. Hoạt động giải ngân do đó cũng ngưng trệ do không có khối lượng hoặc nếu có khối lượng thì cũng chậm được xác nhận.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, đầu tư công rất quan trọng trong thời điểm hiện tại khi nền kinh tế bị tác động bởi đại dịch COVID-19. Đây là tiền đề quan trọng để tiếp tục vực dậy kinh tế trong đại dịch. Do đó, ông Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh cần phải tạo mọi điều kiện để nhanh chóng giải ngân vốn đầu tư công.

Trả lời báo chí, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng năm nay thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn cho 5 năm tới do đó các bộ, ngành, địa phương cần phải có kế hoạch cũng như tiến độ rõ ràng, cụ thể cho từng loại dự án.

Đồng thời, cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn về mặt pháp lý cũng như các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công như lập tổ công tác, thực hiện quy trách nhiệm và bắt lỗi thật nặng những cá nhân nào né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm và nêu rõ những khuyết điểm cũng như chế tài để xử lý.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch của các dự án, Bộ Tài chính đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp để góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Cụ thể, bộ rà soát sửa đổi cơ chế kiểm soát thanh toán vốn đầu tư để phù hợp với yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, đơn giản hóa thủ tục kiểm soát chi với nguyên tắc thanh toán trước, kiểm soát sau; rút ngắn thời gian kiểm soát thanh toán từ 7 ngày xuống còn 1 đến 3 ngày làm việc, rút ngắn thời gian rút vốn nước ngoài chỉ còn 1 ngày, tăng cường thực hiện kiểm soát chi, rút vốn và giải ngân qua hệ thống công nghệ thông tin…

Bộ Tài chính cũng kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát số vốn kế hoạch năm 2021 còn lại đến nay chưa phân bổ chi tiết của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xét, quyết định đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Tài chính cũng đề nghị các bộ, ngành chủ trì xây dựng Chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và đề xuất phương án bố trí vốn năm 2021 để báo cáo cấp có thẩm quyền phân bổ vốn cho các địa phương thực hiện.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
  Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo. 
2 giờ
Thời sự - Chính trị
Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 
2 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
20 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
3 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Xem thêm