Giá dầu và lạm phát, vòng luẩn quẩn khiến các ngân hàng trung ương 'đau đầu'
(DNTO) - Sự đau đầu của các ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ ngày càng hiển hiện rõ hơn khi phải đối mặt với triển vọng giá dầu thô lên hơn 100 USD /thùng. Điều này sẽ đẩy cao giá tiêu dùng và làm trầm trọng hơn đối với sức ép tăng lương.
Giá dầu thô Brent hợp đồng tương lai đã tăng 50% trong năm 2021 và hiện đã tăng giá 14% khi năm 2022 mới diễn ra được gần 1 tháng. Với sản lượng khai thác bị thu hẹp, tồn kho thấp và căng thẳng địa chính trị tại một số khu vực khai thác trên thế giới, giá dầu thô sẽ bật qua mốc 100 USD/thùng vào giữa năm nay, theo dự báo của ngân hàng đầu tư Goldman Sachs.
Trong khi đó, ngân hàng JPMorgan đưa dự báo giá dầu thô có thể chạm mốc 125 USD /thùng trong năm nay, và 150 USD/thùng trong năm 2023.
Thật sự việc tăng giá thêm 12 USD từ mức giá hiện tại không phải là quá lớn khi tin tức về lạm phát đã phản ánh khá rõ đà tăng giá năng lượng từ một năm trước đây. Các nền kinh tế đặc biệt ở các nước phương Tây hiện ít phụ thuộc vào năng lượng hơn so với thậm chí một thập kỷ trước đây.
Việc tăng lãi suất cơ bản tại các quốc gia bao gồm Anh và Na Uy và các tín hiệu từ Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), có thể đưa ra trong tuần tới về việc thắt chặt các chính sách tiền tệ với tốc độ nhanh ra sao sẽ kiểm tra được kỳ vọng vào lạm phát sẽ đẩy giá dầu thô lên cao như thế nào.
Một số khác tranh luận rằng ngưỡng tâm lý 100 USD/thùng không hề là nói giảm, đặc biệt là trong tình hình người tiêu dùng, doanh nghiệp và các chính trị gia lo ngại về việc lạm phát lên cao nhất trong nhiều thập kỷ. Chỉ số tăng giá tiêu dùng ở Mỹ gần đây nhất ở mức 7%, cao nhất trong vòng 40 năm qua.
Ngoài ra, theo dữ liệu được công bố hôm qua, lạm phát tại Anh đã tăng cao nhất trong 30 năm, điều này chỉ ra giá năng lượng ảnh hưởng như thế nào đến giá thực phẩm và ngành dịch vụ khách hàng.
“Nếu giá năng lượng không ổn định trở lại, lạm phát sẽ có thể tiếp tục lập đỉnh mới”, theo Frederik Ducrozet, chiến lược gia thuộc Pictet Wealth Management.
“Tuy nhiên, thời điểm này có nhiều khác biệt do chúng ta đang ở điểm mà rủi ro tiếp tục tăng cao và ngân hàng trung ương các nước lo ngại về hiệu ứng lương - tiền do giá năng lượng gây nên hiệu ứng thứ hai sau lạm phát", Frederik Ducrozet nói.
Nếu giá dầu thô chạm 100 USD và đứng ở ngưỡng đó, điều này sẽ gây ra sự lạc lối đối với tính toán của các nhà làm chính sách. Theo dự báo của Ngân hàng trung ương châu Âu, giá dầu Brent đứng ở mức trung bình 77,5 USD trong năm 2022 và giảm xuống 69,4 USD vào năm 2024.
Và nghiêm trọng hơn, giá dầu thô đứng ở mức cao sẽ khiến các doanh nghiệp đẩy chi phí cho người tiêu dùng, hoặc là nhân viên sẽ đòi hỏi lương cao hơn. Đây gọi là hiệu ứng thứ hai khiến lạm phát diễn biến mạnh hơn và gây sức ép lên các ngân hàng trung ương để hành động.
Hiệu ứng trên khác biệt theo từng quốc gia. Tuy nhiên tại khu vực EU, nếu giá dầu tăng thêm 10% thì lạm phát sẽ tăng lên 0,5%.
Tại Mỹ, theo một nghiên cứu của CESifo công bố vào tháng 11 năm ngoái, kịch bản giá dầu thô ở 100 USD sẽ làm tăng chỉ số lạm phát PCE tại quốc gia này lên 1,8% vào cuối năm 2021 và 0,4% vào cuối năm 2022.
Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân PCE là phương tiện yêu thích của Fed để đo lường lạm phát, sẽ có thể tăng 0,4% và 0,3% trong năm 2021 và 2022 tương ứng.
Đối với một số quốc gia, hiệu ứng thứ hai đã hiển hiện với kinh tế Mỹ chứng kiến số việc làm được tạo mới đã đạt đỉnh và giá lương theo giờ đã tăng 0,6% trong tháng 2.
Cùng lúc đó ở châu Âu, sức ép tiền lương đã hiện rõ. Theo chiến lược gia lạm phát Jorge Garayo thuộc ngân hàng Societe Generale nhận định giá dầu thô ở mức 100 USD sẽ tạo ra một môi trường sẽ khuyến khích nhu cầu tăng lương cao hơn.
Cùng với việc kêu gọi thắt chặt chính sách của ECB, thị trường tiền tệ đang đánh cược vào khả năng lãi suất cơ bản sẽ tăng vào cuối năm nay. Thành viên ban lãnh đạo ECB Isabel Schnabel cho biết giá năng lượng tăng trong thời điểm hiện tại sẽ khiến ngân hàng này phải hành động để ngăn đà tăng giá hàng hóa.
Tuy nhiên điều xảy ra đối với giá dầu khi nhu cầu trong mùa đông tăng mạnh là điểm chính yếu. Các tháng tiếp theo sẽ cho thấy các nhân tố như giá điện và tắc nghẽn chuỗi cung ứng nổi lên ra sao. Cuối cùng, nếu giá dầu thô bắt đầu ảnh hưởng đến chi tiêu và làm chậm quá trình phát triển kinh tế, nhu cầu năng lượng sẽ tự động tiết chế.
Massimiliano Castelli, thuộc UBS Asset Management dự báo giá dầu thô sẽ đứng trong khoảng từ 60-80 USD/thùng.
“Nếu chúng ta nhận thấy lạm phát đang củng cố ở mức cao hơn dự đoán chính thức hiện tại, ngân hàng trung ương các quốc gia sẽ có thể bị bắt buộc thực hiện những cách tiếp cận khắc nghiệt hơn, bao gồm cả ECB”, theo Antonio Cavarero thuộc Generali Insurance Asset Management.
“Tuy nhiên điều này cần phải chờ đợi”, Antonio nói thêm.