Thứ bảy, 05/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

‘Gập ghềnh’ thu hút vốn đầu tư ngành điện

Huyền Trang
- 06:00, 16/01/2021

(DNTO) - Hết năm 2020, mục tiêu hầu hết số hộ dân có điện vẫn chưa thực hiện được do vẫn còn thiếu 81,5% tổng nhu cầu vốn đầu tư điện.

Do đầu tư kém hiệu quả, việc thu hút vốn để cấp điện miền núi, biên giới, hải đảo còn khó khăn. Ảnh: T.L.

Do đầu tư kém hiệu quả, việc thu hút vốn để cấp điện miền núi, biên giới, hải đảo còn khó khăn. Ảnh: T.L.

Thiếu tới 81,5% nhu cầu vốn đầu tư điện

Để triển khai cấp điện cho nông thôn, miền núi, hải đảo, Chính phủ phê duyệt thực hiện theo Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 và Quyết định số 1740/QĐ-CP ngày 13/12/2018, tổng nhu cầu vốn đầu tư là 30.116 tỷ đồng, mục tiêu đến hết năm 2020 hầu hết các số hộ dân có điện.

Giai đoạn 2016-2020, vốn đầu tư cho chương trình cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo từ ngân sách trung ương đã bố trí khoảng 2.2 18 tỷ đồng (vốn trong nước) và vốn do Liên minh châu Âu tài trợ không hoàn lại khoảng 2.525 tỷ đồng (vốn ODA).

Tuy nhiên, ông Bùi Quốc Hùng, Phó Cục trưởng Cục Năng lượng tái tạo, Bộ Công thương cho biết, đến nay, việc huy động vốn ngân sách trung ương cho chương trình khoảng 4,743 tỷ đồng và đối ứng của các chủ đầu tư, đạt khoảng 18,5% tổng nhu cầu vốn, còn thiếu 81,5% tổng nhu cầu vốn (tương ứng với ngân sách trung ương thiếu 20,856 tỷ đồng).

“Như vậy, cân đổi nguồn vốn đến thời điểm hiện nay vẫn còn thiếu 81,5% tổng nhu cầu vốn, vì vậy chắc chắn là mục tiêu ‘đến năm 2020 hầu hết số họ dân nông thôn có điện’ sẽ không thực hiện được. Lý do cơ bản không đạt được mục tiêu của chương trình đề ra là không đủ nguồn lực từ nguồn ngân sách trung ương để cấp phát thực hiện chương trình”, ông Hùng cho biết.

Vì thiếu vốn đầu tư cho ngành điện nên đến hết năm 2020, vẫn còn khoảng 153.911 hộ dân, chiếm tỷ lệ 0,74% chưa có điện, theo số liệu từ Bộ Công thương.

Đặc biệt, trong phần vốn còn thiếu nêu trên rất cần thiết để đầu tư cấp điện bền vững cho các khu vực vùng núi, biên giới, hải đảo là nơi tập trung các đồng bào dân tộc thiểu số và cần được cấp điện bền vững cho việc đảm bảo an ninh, chính trị, xã hội và phát triển đời sống kinh tế cho đồng bào vùng đặc biệt khó khăn.

“Do tính chất đặc biệt của các dự án nên việc huy động các nguồn lực trong nước để xã hội hóa việc thực hiện đầu tư cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo cho đồng bào dân tộc thiểu số là chưa có những bước tiến đáng kể nào về nguồn lực tài chính, do tính hiệu quả đầu tư, do các điều kiện địa lý và điều kiện về công tác quản lý vận hành khai thác sau đầu tư...”, ông Bùi Quốc Hùng cho biết.

Cũng theo ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hàng năm, EVN phải thực hiện bù lỗ khoảng 200 tỷ đồng. Do hiệu quả kinh doanh kém nên khó huy động vốn xã hội hóa cho việc cung cấp điện tại các vùng núi, hải đảo.

Khẩn trương huy động đa dạng nguồn vốn

Bộ Công thương đang xây dựng cơ chế xã hội hóa đầu tư cấp điện bằng nguồn năng lượng tái tạo tại chỗ cho nhân dân và bán điện dư thừa vào lưới điện trung hạ thế quốc gia. Ảnh: T.L.

Bộ Công thương đang xây dựng cơ chế xã hội hóa đầu tư cấp điện bằng nguồn năng lượng tái tạo tại chỗ cho nhân dân và bán điện dư thừa vào lưới điện trung hạ thế quốc gia. Ảnh: T.L.

Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An cho biết, trong những năm tới cần một lượng đầu tư đáng kể vào việc cải tạo lưới điện phân phối hiện có để giảm tổn thất điện năng, nâng cao khả năng cung cấp điện của các trạm biến áp 110kV, lưới điện trung thế, hạ thế các khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo.

Đặc biệt là lưới điện hạ thế nông thôn trước đây đầu tư tạm thời, chắp vá, không đảm bảo an toàn, các hệ thống này cần phải được cải tạo đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đối với hoạt động sinh hoạt và sản xuất khu vực nông thôn.

“Đảm bảo việc tiếp tục và tăng cường đầu tư vào lưới điện phân phối hiện có không chỉ mong đợi vào các hoạt động của chương trình mà đòi hỏi cố gắng, nỗ lực của Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN trong việc huy động các nguồn lực tài chính khác để nâng cấp, cải tạo lưới điện”, thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh.

Theo kế hoạch của Bộ Công thương, giai đoạn 2021-2025, chương trình sẽ triển khai cấp điện cho khoảng 871.263 hộ dân (trong đó, khoảng 153.911 hộ dân, chiếm tỷ lệ 0,74% chưa có điện; 717.352 hộ dân có điện nhưng cấp điện không ổn định, liên tục) của 6.811 thôn bản trên địa bàn 2.197 xã; cấp điện 2.638 trạm bơm quy mô vừa và nhỏ tại 13 tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long kết hợp cấp điện cho nhân dân.

Đồng thời chương trình cũng đề xuất bổ sung cấp điện lưới quốc gia hoặc các nguồn điện năng lượng tái tạo cho các đảo còn lại như đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị); Thổ Chu, An Sơn và Nam Du (Kiên Giang); các thôn đảo: Ninh Tân, Ninh Đảo, Điệp Sơn, Bích Đầm (Khánh Hòa); cấp điện lưới cho Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu).

Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2021 – 2025 là 25.884 tỷ đồng (đã trừ vốn do tỉnh Quảng Ninh tự đầu tư); chuyển tiếp vốn còn thiếu sang giai đoạn 2021 – 2025 là 20.856 tỷ đồng. Ngân sách nhà nước cấp tối đa 85% tổng vốn đầu tư; các địa phương và các đơn vị thuộc EVN tự thu xếp tối thiểu 15% tổng vốn đầu tư.

Để có nguồn vốn bổ sung ngân sách trung ương thực hiện cấp phát và cho chủ đầu tư vay lại triển khai chương trình, Bộ Công thương kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội cân đối nợ công, ưu tiên để Chính phủ huy động các nguồn vốn vay ODA, vốn ưu đãi nước ngoài.

“Bộ Công thương đã trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định Đề xuất dự án Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo sử dụng vốn vay ưu đãi của Ngân hàng thế giới (WB) khoảng 360 triệu USD, vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) khoảng 400 triệu USD,…

Đồng thời Bộ cũng đang xây dựng cơ chế chính sách xã hội hóa đầu tư cấp điện bằng nguồn năng lượng tái tạo tại chỗ cho nhân dân và bán điện dư thừa vào lưới điện trung hạ thế quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để làm cơ sở bổ sung nguồn lực thực hiện mục tiêu của chương trình giai đoạn 2021-2025”, ông Bùi Quốc Hùng cho biết.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Dù còn phải chờ đợi thêm công bố chính thức về thuế quan từ Mỹ nhưng theo nhiều chuyên gia, hiện tại các yếu tố nội lực tích cực sẽ đóng vai trò then chốt hơn so với hoạt động xuất khẩu trong quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế.
23 giờ
Tài chính - Thị Trường
Chứng khoán bật tăng hơn 7 điểm trong phiên sáng, tuy nhiên phiên chiều có thời điểm chỉ số rơi xuống hơn 10 điểm, kết phiên VN-Index vẫn giảm so với phiên hôm qua khi thông tin thuế đối ứng Mỹ áp cho Việt Nam xuất hiện trên trang mạng xã hội của ông Donald Trump.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu chứng khoán đồng loạt bật tăng trong phiên giao dịch ngày 2/7 đã kéo thị trường đi lên. VN-Index kết phiên tăng 7 điểm vượt ngưỡng 1.380 điểm.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có hiệu lực vào ngày 15/10 tới đây sẽ đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, theo đó lợi nhuận của nhiều ngân hàng dự báo sẽ tăng, giúp nhóm cổ phiếu này được hưởng lợi.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Các quyết định đầu tư chứng khoán ngày càng khó khăn hơn khi thị trường có nhiều ẩn số đang chờ lời giải như thông tin thuế quan, kết quả kinh doanh quý 2 các doanh nghiệp niếm yết, giá vàng bất ngờ đảo chiều...
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong bối cảnh nền kinh tế số bùng nổ, các quốc gia Đông Nam Á đang đồng loạt hành động để đảm bảo công bằng và chống thất thu thuế từ lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT). Indonesia và Việt Nam là hai ví dụ điển hình mới nhất, mỗi nước áp dụng một cách tiếp cận riêng nhưng cùng chung mục tiêu đưa hàng triệu nhà bán hàng online vào khuôn khổ thuế.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới ra thông báo khuyến cáo khách hàng cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo rong hoạt động mua bán vàng miếng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chiều 26/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính. Đây là điều chỉnh tăng lần thứ 5 liên tiếp. Theo đó, giá xăng RON 95 tiến gần mốc 22.000 đồng/lít.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam vẫn chưa thể góp mặt trong danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi của MSCI trong tháng 6 này. Thị trường đặt nhiều kỳ vọng cho đợt đánh giá nâng hạng tháng 9 này của FTSE Russell.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Bật tăng mạnh sau thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump không kích Iran, giá dầu thế giới tăng bốc đầu, nhóm cổ phiếu dầu khí lại bất ngờ quay đầu giảm, trung bình giảm gần 5% thị giá, sau thông tin có thỏa thuận ngừng bắn tại Trung Đông.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sau khi giảm mạnh hơn 10 điểm, tương đương giảm khoảng 0,7%, thị trường chứng khoán ngày 23/6 chỉ còn mất 1,7 điểm thời điểm chốt phiên sáng.
1 tuần
Xem thêm