Chủ nhật, 29/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đưa nhiều giải pháp để 'cứu' con tôm

Hồng Gấm
- 13:18, 19/03/2021

(DNTO) - Tại hội nghị phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản năm 2020 do Bộ NN&PTNT tổ chức ở Hà Nội sáng nay 19/3, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho biết, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là hơn 46.217 ha, gấp 1,9 lần so với cùng kỳ năm 2019.

Diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại gấp 1,9 lần so với cùng kỳ

Báo cáo của Cục Thú y cho thấy, trong năm 2020, diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là 43.340 ha, chiếm 93,77% trong tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại, cao gấp 1,94 lần so với cùng kỳ năm 2019 và chiếm 5,88% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước. Ngoài ra có khoảng 10.274 lồng, bè, vèo, bể nuôi thủy sản cũng bị thiệt hại. 

Quang cảnh hội nghị

Quang cảnh hội nghị "Phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản năm 2020". Ảnh: Hồng Gấm.

Ttổng diện tích nuôi cá tra bị thiệt hại là hơn 1.426 ha, gấp 5,76 lần so với cùng kỳ năm 2019, chiếm trên 25% tổng diện tích nuôi cá tra của cả nước. Thiệt hại trên các loài thủy sản khác khoảng 1.452 ha, chủ yếu là diện tích nuôi nghêu/ngao, tôm càng xanh và một số loài thủy sản nước ngọt khác. Ngoài ra là 2.915 lồng (chủ yếu là cá điêu hồng, cá biển và tôm hùm) và 7.258 bè, vèo, bể nuôi thuỷ sản chủ yếu là lươn, ếch và cá nước ngọt.

Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y dự báo diện tích nuôi tôm còn tiếp tục bị thiệt hại, có thể tăng mạnh và nguy cơ dịch bệnh trong thời gian tới là rất cao do nhiều nguyên nhân.

"Do các điều kiện bất lợi của thời tiết ngày càng phức tạp như giao mùa, bão lũ, xâm nhập mặn, các loại mầm bệnh nguy hiểm như bệnh hoại tử gan tuỵ cấp, bệnh đốm trắng, chậm lớn do còi và vi bào tử trùng..., bên cạnh đó là biến đổi môi trường nhanh theo hướng cực đoan, là những tác động xấu làm tôm chậm lớn, kém phát triển, sức đề kháng yếu, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển tác động xấu đến ngành thuỷ sản. Ngoài ra, số lượng các địa phương, nhất là các địa phương trọng điểm về nuôi tôm có kế hoạch và có bố trí kinh phí còn rất thấp, không đủ để triển khai việc phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là hoạt động giám sát chủ động đã và đang phát huy hiệu quả trong nhiều năm qua", ông Đông cho hay.

Trước tình trạng tôm nuôi thiệt hại nhưng không xác định được nguyên nhân với tổng số 33.000 ha, cụ thể, Thái Bình 2.24 ha, Nghệ An 23.67 ha, Quảng Ngãi 1ha, Trà Vinh 7.32 ha, Cà Mau 33 ha, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, Cục Thú y cần nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản quốc gia như các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm để có kế hoạch giám sát cũng như nguồn lực phòng, chống dịch bệnh.

"Các địa phương nuôi tôm bị thiệt hại nặng nhưng không xác định được nguyên nhân chủ yếu là do không lấy mẫu xét nghiệm hoặc lấy mẫu nhưng vẫn không rõ nguồn cơn cụ thể. Nhiều nơi chưa thực sự chú trọng đến công tác phòng chống dịch, công tác thống kê, báo cáo dịch bệnh chưa kịp thời, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng an toàn dịch bệnh. Ý thức chấp hành pháp luật của nhiều hộ còn hạn chế, không thực hiện khai báo dịch bệnh, xả thải bừa bãi khiến thuỷ sản chết, nghi nhiễm bệnh hoặc chưa rõ nguyên nhân ra môi trường làm nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhận định.

Cần giải pháp để "cứu" tôm

Tôm chết kéo dài chưa có dấu hiệu chững lại, nông dân các tỉnh nuôi tôm đang lao đao vì con tôm mất mùa, rớt giá, nhiều người nuôi thua lỗ, lâm nợ và không đủ khả năng tái đầu tư. Hiện nay, lãi suất cho vay của các ngân hàng đang giảm, nhưng người nuôi tôm vẫn không tiếp cận được vì nợ ngân hàng chưa đến kỳ đáo nợ, hoặc mất khả năng trả nợ gốc. 

Bộ NN&PTNT đã đưa ra các giải pháp để “cứu” ngành tôm và người nuôi tôm. Cụ thể, Bộ NN&PTNT, Cục Thú y và các đơn vị thuộc Cục đã phối hợp để chủ động giám sát dịch bệnh nguy hiểm, gây thiệt hại lớn cho sản xuất. Dự báo, lập bản đồ dịch tễ, hướng dẫn đôn đốc các địa phương triển khai kế hoạch giám sát chuỗi sản xuất tôm để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Chú trọng đến giống, vật tư nông nghiệp và hạ tầng thủy sản. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực chế biến, phát triển thị trường. Kèm với đó, chúng ta cần rà soát lại cơ chế chính sách để phát triển ngành thủy sản, qua đó sửa đổi, cập nhật cho phù hợp với yêu cầu thực tế, nhất là dịch vụ hậu cần thuỷ sản.

Tập trung quan trắc môi trường tại các vùng nuôi tôm, khuyến cáo cho các cơ quan quản lí, các tổ chức cá nhân nuôi thuỷ sản chủ động xây dựng và triển khai quy trình chăm sóc, các yếu tố môi trường, ao nuôi (độ mặn pH,nhiệt độ,độ kiềm, NH3,H2S...) thu mẫu xét nghiệm bệnh thuộc danh mục bệnh phải công bố dịch khi có thuỷ sản chết bất thường hoặc mắc bệnh truyền nhiễm. 

Có quy trình an toàn sinh học, kiểm dịch chặt chẽ đối với con giống thuỷ sản theo quy định và kiểm soát chất lượng con giống. Tăng cường bồi dưỡng các lớp tập huấn tuyên truyền để nâng cao kỹ năng chuẩn đoán, xét nghiệm cho người dân.

Xây dựng mô hình quản lí cộng đồng hiệu quả, quy trình kỹ thuật công nghệ mới chuyên nghiệp hơn, việc truy xuất vùng nuôi, ao nuôi cần ứng dụng công nghệ 4.0 để thích ứng với các sự cố môi trường tại các vùng nuôi tập trung. Thực hiện cơ giới hoá để hạ giá thành sản phẩm và tăng sức cạnh tranh.

Khuyến khích các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với sử dụng chế phẩm sinh học, thảo dược, vacxin... nhằm nâng cao tỷ lệ sống, tăng sức đề kháng. Vận động bảo vệ môi trường, hướng dẫn các cơ sở nuôi phải có ao xử lí nước thải, khu xử lí tiêu độc, cam kết thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường để nông dân có thể định hướng tổ chức sản xuất phù hợp và hiệu quả.

"Ngành thủy sản cần phát triển có trách nhiệm theo hướng kinh tế tuần hoàn, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, hiệu quả. Những giải pháp đưa ra được xem là cơ sở quan trọng để ngành thủy sản Việt Nam tiếp tục tạo nên bước đột phá theo hướng hiện đại, và phát triển bền vững, khẳng định vị thế mới trong nền kinh tế nước ta", Thứ trưởng bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Trong bối cảnh nền kinh tế số bùng nổ, các quốc gia Đông Nam Á đang đồng loạt hành động để đảm bảo công bằng và chống thất thu thuế từ lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT). Indonesia và Việt Nam là hai ví dụ điển hình mới nhất, mỗi nước áp dụng một cách tiếp cận riêng nhưng cùng chung mục tiêu đưa hàng triệu nhà bán hàng online vào khuôn khổ thuế.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới ra thông báo khuyến cáo khách hàng cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo rong hoạt động mua bán vàng miếng.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chiều 26/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính. Đây là điều chỉnh tăng lần thứ 5 liên tiếp. Theo đó, giá xăng RON 95 tiến gần mốc 22.000 đồng/lít.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam vẫn chưa thể góp mặt trong danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi của MSCI trong tháng 6 này. Thị trường đặt nhiều kỳ vọng cho đợt đánh giá nâng hạng tháng 9 này của FTSE Russell.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Bật tăng mạnh sau thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump không kích Iran, giá dầu thế giới tăng bốc đầu, nhóm cổ phiếu dầu khí lại bất ngờ quay đầu giảm, trung bình giảm gần 5% thị giá, sau thông tin có thỏa thuận ngừng bắn tại Trung Đông.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sau khi giảm mạnh hơn 10 điểm, tương đương giảm khoảng 0,7%, thị trường chứng khoán ngày 23/6 chỉ còn mất 1,7 điểm thời điểm chốt phiên sáng.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Động thái tấn công Iran từ Chính quyền ông Trump đã làm căng thẳng thêm xung đột giữa Israel và Iran, các thị trường tài chính trên thế giới, trong đó có chứng khoán, được cho sẽ đứng trước nhiều thách thức.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, thị trường đang cùng lúc xuất hiện nhiều biến số, từ câu chuyện của Fed, xung tại Trung Đông hay thuế quan của Mỹ, tuy nhiên biến số lớn nhất nhà đầu tư cần quan tâm chín là nội tại nền kinh tế.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán trong nước giữ tâm lý lạc quan khi bật tăng hơn 22 điểm nhờ đồng loạt các mã cổ phiếu và các nhóm ngành tăng giá, bất chấp lo lắng từ như xung đột giữa Iran - Israel hay thông tin thuế đối ứng của Mỹ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tình hình kinh tế tại châu Á trong các ngày qua có phần ổn định mặc cho nhiều biến động trên thế giới và giá dầu tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
F88 đang từng bước chuẩn bị để chính thức tham gia thị trường chứng khoán với hơn 8,2 triệu cổ phiếu đăng ký, mệnh giá 10.000 đồng.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Diễn biến của tỷ giá VND/USD không còn xuất phát từ các yếu tố quốc tế như DXY hay CNY, mà đến từ sự thay đổi trong chiến lược cấu trúc vốn và nghĩa vụ trả nợ ngoại tệ, điều này có thể tạo nên áp lực mang tính dài hạn, ông Trần Ngọc Báu - CEO Công ty Dữ liệu Kinh tế Tài chính WiGroup cho biết.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua ​​thập kỷ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1960 do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
2 tuần
Xem thêm