Dow Jones tiếp tục tăng kỷ lục, nhóm cổ phiếu công nghệ nhuộm đỏ
(DNTO) - S&P 500 giảm 3,02 điểm, tương đương 0,1%, xuống 4.793,54. Dow Jones tăng 214,59 điểm, tương đương 0,6%, lên 36.799,65. Nasdaq Composite giảm 210,08 điểm, tương đương 1,3% xuống 15.622,72.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã tăng lên mức kỷ lục thứ hai liên tiếp của hai ngày đầu năm 2022, trong khi sự sụt giảm của nhóm cổ phiếu công nghệ ảnh hưởng đến thị trường rộng lớn. S&P 500 và Nasdaq cùng giảm.
Cổ phiếu trong các lĩnh vực kinh tế nhạy cảm bao gồm năng lượng, tài chính và công nghiệp tăng khi các nhà đầu tư phân tích dữ liệu sản xuất và lao động, đồng thời tập trung vào việc tăng lợi suất trái phiếu dài hạn. Trong khi đó, sự thoái lui của các cổ phiếu công nghệ đã kéo chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite xuống thấp hơn.
Các khía cạnh khác nhau của thị trường chứng khoán phân hóa, khi các nhà đầu tư xem xét kỹ lưỡng dữ liệu mới cho thấy hoạt động nhà máy ở Mỹ đang mở rộng và thị trường lao động eo hẹp.
Một cuộc khảo sát trong lĩnh vực sản xuất cho thấy các vấn đề trong chuỗi cung ứng có thể đang được cải thiện. Những một nguồn dữ liệu khác chỉ ra rằng số lần công nhân bỏ việc đã tăng lên mức cao trong tháng 11/2021 trong khi tỷ lệ công việc còn trống vẫn ở mức kỷ lục.
Trên thị trường trái phiếu, lợi tức trên trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm chuẩn đã tăng lên 1,666% từ mức 1,628% vào thứ Hai. Lợi tức tăng khi giá trái phiếu giảm.
Patrick Kaser, giám đốc danh mục đầu tư tại Brandywine Global Investment Management, cho biết lợi suất tăng “có lẽ là một dấu hiệu cho thấy thị trường trái phiếu có nhiều niềm tin hơn vào tăng trưởng và nhiều khả năng Fed sẽ tiếp tục đi theo con đường lãi suất cao hơn trong năm tới”. Những sự phát triển đó tốt hơn cho nhóm cổ phiếu gắn liền với sự phục hồi kinh tế và tệ hơn cho các cổ phiếu tăng trưởng giao dịch ở mức định giá cao theo kỳ vọng tỉ lệ lãi suất thấp.
Trong S&P 500, lĩnh vực năng lượng tăng 3,5%, lĩnh vực tài chính tăng 2,6% và lĩnh vực công nghiệp tăng 2%. Mảng công nghệ giảm 1,1%.
Các nhà giao dịch có xu hướng đổ xô vào cổ phiếu công nghệ khi lo ngại về kinh tế leo thang, đặt cược rằng những cổ phiếu này có thể mang lại tăng trưởng. Khi triển vọng sáng sủa hơn, họ thường chuyển sang các công ty có khả năng tự vươn tới một nền kinh tế vững mạnh.
Các nhà đầu tư cũng đang đánh giá sự lây lan của biến thể Omicron khi họ cố gắng dự báo cách đại dịch sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế trong tương lai. Theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins, các ca bệnh đạt kỷ lục ở Hoa Kỳ và số ca nhập viện đang tăng lên nhưng vẫn ở dưới mức đỉnh của đại dịch.
James Athey, một nhà quản lý đầu tư tại Abrdn cho biết: “Sự ôn hòa của biến thể Omicron có khả năng ít gián đoạn hơn, ít áp dụng các biện pháp phong tỏa hơn — tất cả những điều này sẽ trực tiếp tác động đến kỳ vọng thu nhập doanh nghiệp”.
Các nhà quản lý tiền tệ đang hướng tới mùa doanh thu tiếp theo, sẽ bắt đầu vào tuần tới với các báo cáo từ những công ty tài chính lớn. Theo FactSet lợi nhuận trong S&P 500 đã tăng 22% trong quý IV so với một năm trước đó. Ngoài việc nghiền ngẫm kết quả, các nhà đầu tư sẽ lắng nghe manh mối về việc biến thể Covid-19 mới được lan truyền nhanh chóng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh như thế nào.
Eric Freedman, giám đốc đầu tư tại Ngân hàng US Bank Wealth Management, cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng quý này sẽ mạnh mẽ, nhưng hướng dẫn cho quý tới có thể hơi ảm đạm hơn một chút từ các công ty chỉ vì lo ngại về Omicron”.
Trong số các cổ phiếu riêng lẻ, cổ phiếu Apple giảm 2,31 USD, tương đương 1,3%, xuống 179,70 USD sau chạm mức 3 nghìn tỷ USD giá trị thị trường trong phiên đóng cửa hôm trước đó. Cổ phiếu Tesla giảm 50,19 USD, tương đương 4,2% xuống 1.149,59 USD sau khi tăng 14% vào thứ Hai.
Một số cổ phiếu du lịch tăng. Cổ phiếu Royal Caribbean tăng 1,55 USD, tương đương 1,9%, lên 82,38 USD. Cổ phiếu United Airlines tăng 76 cent, tương đương 1,7%, lên 46,25 USD. Cổ phiếu Marriott International đã tăng 4,10 USD, tương đương 2,5%, lên 168,01 USD.
Cổ phiếu Ford Motor tăng 2,54 USD, tương đương 12%, lên 24,31 USD, mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 8/2001, sau khi nhà sản xuất ô tô này tăng gấp đôi mục tiêu sản xuất phiên bản xe bán tải F-150 chạy điện mới.
Giá dầu tăng sau khi OPEC và một nhóm các nhà sản xuất dầu do Nga dẫn đầu đồng ý tiếp tục bơm thêm dầu thô với dự đoán rằng sự gia tăng toàn cầu các ca nhiễm Covid-19 sẽ không làm giảm nhu cầu như những đợt virus trước đó. Dầu thô Brent chuẩn toàn cầu tăng 1,3% lên 80 USD/thùng.
Ở các thị trường khác, Stoxx Europe 600 toàn lục địa tăng 0,8% để đóng cửa ở mức kỷ lục. Ở châu Á, chỉ số Shanghai Composite giảm 0,2% sau khi dữ liệu mới cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc trên diện rộng đã đình trệ trong tháng trước do nhu cầu nước ngoài mờ nhạt, ngay cả khi hoạt động sản xuất phục hồi. Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,1%. Nikkei 225 của Nhật Bản đóng cửa tăng 1,8% khi đồng yên yếu hơn đã thu hút các nhà đầu tư đến thị trường chứng khoán của nước này.