Thứ năm, 09/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Doanh nghiệp niêm yết tận dụng cơ hội để vượt qua khủng hoảng

Hương Giang
- 14:00, 28/03/2021

(DNTO) - Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2021 được dự báo sẽ gặp nhiều thuận lợi do hệ thống pháp lý về chứng khoán cơ bản được hoàn thiện, hệ thống công nghệ thông tin mới sẽ được triển khai cho toàn thị trường, cùng với đó dòng vốn nước ngoài được dự báo có khả năng quay trở lại với tỷ trọng cao hơn…

Năm 2020 ghi nhận sự tham gia rất mạnh mẽ của các nhà đầu tư mới vào thị trường chứng khoán. Ảnh: T.L

Năm 2020 ghi nhận sự tham gia rất mạnh mẽ của các nhà đầu tư mới vào thị trường chứng khoán. Ảnh: T.L

Đánh giá về thị trường chứng khoán trong năm 2020 vừa qua, bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho rằng, Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 nước có sự chống chịu cũng như phục hồi lớn nhất trong đại dịch Covid-19. Tính về chỉ số, thị trường trong năm 2020 đã phục hồi 70% so với thời điểm đáy của năm 2020, và tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng sự ổn định từ đầu năm 2021 đến nay.

Theo bà Bình, sự tăng trưởng đó của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng do đại dịch đến từ một số nguyên nhân chính. Thứ nhất là sự điều hành của Chính phủ giúp nền kinh tế Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng kép, vừa giữ được tăng trưởng GDP thuộc diện cao nhất thế giới, vừa chiến thắng dịch bệnh. Điều này tạo tâm lý rất tốt cho nhà đầu tư.

Nguyên nhân thứ hai theo bà Bình là bản thân nội lực của các doanh nghiệp niêm yết cũng có sự chống chịu rất tốt trong nền kinh tế, thậm chí còn thể hiện sự tận dụng cơ hội để vượt qua khó khăn trong khủng hoảng.

Kết quả kinh doanh năm 2020 chưa kiểm toán cũng cho thấy mức tăng trưởng tốt tương đương với kết quả của năm 2019. Có nghĩa đại dịch Covid-19 tác động lên doanh nghiệp không nghiêm trọng như chúng ta nghĩ.

Và yếu tố thứ ba chúng tôi đánh giá rất cao, đó là năm 2020 ghi nhận sự tham gia rất mạnh mẽ của các nhà đầu tư mới vào thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư mới trên thị trường Việt Nam đã tạo động lực lớn cho thị trường trong năm 2020”.

Những yếu tố sẽ hỗ trợ mạnh cho thị trường chứng khoán năm 2021

Để bước sang năm 2021, bà Bình cho rằng, thị trường tiếp tục có những cơ hội để có thể tiếp tục đà tăng trưởng.

Cơ hội thứ nhất là dự báo tăng trưởng của nền kinh tế. Theo dự báo của các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới như Quỹ tiền tệ quốc tế IMF và Ngân hàng thế giới WB đều nhận định, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ vào khoảng 6,5 – 6,8%. Đây là dự báo tương đối khả quan.

Một loạt chính sách về thị trường chứng khoán chính thức có hiệu lực sẽ là cú hích thay đổi cả về mặt chất lượng lẫn quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam. Ảnh: T.L

Một loạt chính sách về thị trường chứng khoán chính thức có hiệu lực sẽ là cú hích thay đổi cả về mặt chất lượng lẫn quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam. Ảnh: T.L

Ngoài ra, mặt bằng chính sách của các ngân hàng thương mại cũng tiếp tục duy trì ở mức thấp, và đó là yếu tố khiến kênh đầu tư vào thị trường chứng khoán vẫn là kênh hấp dẫn về mặt ngắn hạn,

“Bên cạnh đó, không thể không kể đến từ đầu năm 2021, một loạt chính sách về thị trường chứng khoán chính thức có hiệu lực. Đây là cú hích thay đổi cả về mặt chất lượng lẫn quy mô của thị trường”, bà Bình nhận định.

Dưới góc nhìn của doanh nghiệp về chứng khoán, ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán Kiến thiết Việt Nam, cho rằng, nhìn lại năm 2020 cho thấy, tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp đạt được 7,5% so với cùng kỳ năm 2019. Mặc dù đại dịch xảy ra khiến nền kinh tế khó khăn, nhưng mặt bằng nói chung vẫn có hiệu quả đáng kể.

Trong nhóm này đáng kể nhất là nhóm tài chính, bao gồm các nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, đặc biệt là ngành chứng khoán có tăng trưởng lợi nhuận sau thuế là 50%, ngành ngân hàng là 19%.

Còn ở nhóm ngành phi tài chính như tài nguyên cơ bản, công nghệ thông tin… đều tăng trưởng trên 30%. Tuy nhiên, có những nhóm ngành chịu ảnh hưởng rất tiêu cực trong năm Covid-19 là nhóm dịch vụ, giải trí, du lịch, nghỉ dưỡng, bất động sản…, suy giảm hơn 50%, đặc biệt du lịch giảm hơn 200%, hàng không ảnh hưởng rất nặng nề.

“Chúng tôi cũng kỳ vọng vào nhóm ngành được đẩy mạnh đầu tư công trong thời gian tới như nhóm vật liệu xây dựng, sắt thép, xi măng, hay nhóm thay đổi tiêu dùng trong thời gian Covid-19 như nhóm kinh tế số, tiêu dùng; nhóm hàng không, bất động sản, bán lẻ, đồ uống… Khi Covid-19 qua đi, vaccine được tiêm đại trà, chúng tôi kỳ vọng những nhóm ngành này sẽ tăng tốc vào 6 tháng cuối năm”, ông Bình nói.

Nhận định về thị trường chứng khoán năm 2021, ông Ngọc kỳ vọng, năm nay kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ có sự hồi phục ở mức 21%.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, đến nay một trong những kết quả nổi bật mà chuyển đổi số ngành ngân hàng mang lại là mỗi ngày có lượng giao dịch khoảng 800.000 tỷ đồng, tương đương 40 tỷ USD được chuyển qua hệ thống thanh toán ngân hàng một cách thông suốt.
17 giờ
Tài chính - Thị Trường
Lãi suất trúng thầu trái phiếu Chính phủ tại các kỳ hạn 5 năm, 10 năm và 15 năm có xu hướng tăng dần trong tháng 4, trong đó, lãi suất trúng thầu tại thời điểm cuối tháng cao hơn từ 0,3%/năm đến 1,1%/năm so với phiên đầu tháng.
18 giờ
Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu hàng không đều trắng bảng chiều dư bán, nhà đầu tư có tiền cũng khó mua được.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giới phân tích khuyến nghị, trong tuần giao dịch mới, nhà đầu tư vẫn nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức vừa phải, chưa vội giải ngân ngay mà chờ đợi những điều chỉnh sắp tới của thị trường.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong tháng 4/2024, các quỹ ETF tại Viêt Nam tiếp tục ghi nhận dòng vốn rút ròng giá trị hơn 1.823 tỷ đồng. Cũng trong tháng 4, nhà đầu tư nước ngoài duy trì bán ròng với tổng giá trị hơn 5.316 tỷ đồng. Tổng dòng vốn rút ròng lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024 là hơn 8.016 tỷ đồng
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tăng cường quản lý giá, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng thời điểm, đồng thời yêu cầu xử nghiêm vi phạm về thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 4/2024, nhà đầu tư nước ngoài có giá trị mua ròng đạt hơn 777 tỷ đồng, trong đó mua vào 1.887 tỷ đồng và bán ra hơn 1.109 tỷ đồng.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu hơn 8 triệu tấn, cộng đồng thương nhân, doanh nghiệp xuất khẩu gạo kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành nên có chính sách ưu đãi hơn cho đầu tư trung dài hạn. "Nếu lãi suất hợp lí thì doanh nghiệp sẽ hành động mạnh dạn, hành động sớm hơn". 
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo các chuyên gia, hiện nay nhiều người đã rút tiền tiết kiệm tại các ngân hàng đầu tư vào bất động sản, đợi lên giá và bán. Điều này cũng phù hợp với thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của dân cư và cả doanh nghiệp cuối tháng 1/2024 đã giảm gần 200 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2023.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngay khi tổ chức thành công đại hội cổ đông và thông tin về báo báo cáo tài chính quý 1, cổ phiếu DIG của Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng bất ngờ bị bán mạnh.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Xăng Ron 92 giảm 8 đồng/lít, xăng Ron 95 tăng 40 đồng/lít trong kì điều hành hôm nay 2/5.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo nhiều công ty chứng khoán, thị trường đang bước vào vùng trũng thông tin, nhà đầu tư cần linh hoạt ứng phó trước những biến động khó lường trong ngắn hạn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trên nền xám của bức tranh kinh tế, việc hút gần 9,27 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm 2024 được đánh giá là rất thành công, đột phá cả về số lượng, quy mô vốn, chất lượng dự án. Đây là tín hiệu tích cực cho Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh để tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. 
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Mặc dù các doanh nghiệp và ngành chức năng đang tính toán lại các giải pháp kích cầu để giữ đà tăng trưởng tiêu dùng nội địa, song quý 1/2024, tăng trưởng bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ đạt 8,2%. Sức mua yếu đang là nỗi lo lớn của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
1 tuần
Xem thêm