Thứ tư, 08/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đoạn cao tốc đầu tiên được ký kết theo hình thức PPP

Phan Trang
- 14:26, 06/05/2021

(DNTO) - Ngày 6/5, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng BOT dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam, đoạn Nha Trang – Cam Lâm.

Dự án cao tốc Nha Trang-Cam Lâm chính thức được ký kết theo hình thức PPP. Ảnh: M.T

Dự án cao tốc Nha Trang-Cam Lâm chính thức được ký kết theo hình thức PPP. Ảnh: M.T

Sáng 6/5, Bộ GTVT, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải (nhà đầu tư dự án), Công ty TNHH Đầu tư xây dựng đường cao tốc Nha Trang-Cam Lâm (doanh nghiệp dự án) đã chính thức ký kết Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT) dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Nha Trang-Cam Lâm thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông.

Dự án cao tốc Nha Trang-Cam Lâm dài 50 km, điểm đầu tại Km 5+783, thuộc xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh; điểm cuối tại Km 54+00 thuộc địa phận xã Cam Thịnh Tây, TP. Cam Ranh. Dự án được phân kỳ đầu tư với quy mô 4 làn xe (nền đường rộng 17 m), vận tốc thiết kế 80 km/h. Trên tuyến còn đầu tư 1 hầm đường bộ qua núi Dốc Sạn có chiều dài khoảng 700 m và một số công trình cầu lớn.

Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 5.524 tỷ đồng được đầu tư theo hình thức đối tác công-tư PPP, trong đó, nguồn vốn nhà đầu tư huy động khoảng 2.556 tỷ đồng (trong đó, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư chiếm 20%), nguồn vốn Nhà nước tham gia thực hiện dự án khoảng 2.967 tỷ đồng. Thời gian xây dựng tới năm 2023, thời gian vận hành khai thác hoàn vốn khoảng 16 năm 4 tháng.

Ông Lê Kim Thành, Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư (Vụ PPP - Bộ GTVT) cho biết, dự án cao tốc Nha Trang-Cam Lâm là dự án đầu tiên được tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước, sử dụng phần vốn góp Nhà nước (VGF) để đánh giá tài chính thương mại, được cập nhật quy định chuyển tiếp của Luật PPP và các Nghị định hướng dẫn trong quá trình đàm phán Hợp đồng dự án.

Đặc biệt, dự án Nha Trang - Cam Lâm được Bộ GTVT khẳng định đã khắc phục được các tồn tại của các dự án BOT trước đây như: Bảo đảm lựa chọn cho người sử dụng, mức phí dịch vụ sử dụng đường bộ được xác định ngay từ ban đầu giảm rủi ro cho nhà đầu tư và ngân hàng cung cấp tín dụng trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

“Việc tổ chức đàm phán, ký Hợp đồng thành công ngoài việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, còn mang ý nghĩa rất to lớn trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đang gặp nhiều khó khăn trong thời gian vừa qua; là tín hiệu tích cực đối với môi trường đầu tư PPP trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông giai đoạn 2021-2025 đặc biệt trong điều kiện nguồn vốn ngân sách Nhà nước còn nhiều khó khăn như hiện nay”, ông Thành cho hay.

Đại diện nhà đầu tư, ông Nguyễn Viết Hải, Chủ tịch Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải khẳng định, nhà đầu tư ý thức được dự án sẽ đem lại hiệu quả an ninh-quốc phòng và cam kết sẽ triển khai dự án bảo đảm chất lượng công trình và đúng tiến độ.

Phát biểu tại lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết, Đảng và Nhà nước đã đặt ra mục tiêu tới năm 2030 nước ta có 5.000 km đường cao tốc. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có 1.163 km đường cao tốc, đang triển khai thi công 786 km cao tốc nối với cao tốc Bắc-Nam phía đông, vẫn còn 838 km nữa mới thông được toàn tuyến cao tốc nối từ Lạng Sơn-Cà Mau (có tổng chiều dài 2.083 km) và gắn liền với các trục đường cao tốc giữa các địa phương để tạo động lực phát triển kinh tế vùng miền.

Riêng với dự án thành phần đoạn Nha Trang - Cam Lâm, lãnh đạo Bộ GTVT thông tin, dự án này được giải phóng mặt bằng lên tới 98%. “Đây là điểm đặc biệt so với các dự án trước đây bởi vấn đề giải phóng mặt bằng luôn luôn là khó khăn nhất với nhà thầu thi công, đây cũng là cơ sở để nhà đầu tư chắc chắn sẽ thực hiện tiến độ đầu tư xây lắp so với trong hợp đồng”, Thứ trưởng cho biết.

Bên cạnh đó, dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Nha Trang-Cam Lâm cũng là dự án đầu tiên thực hiện theo hình thức PPP. Do đó, theo Thứ trưởng Lê Đình Thọ, ngoài phần vốn hỗ trợ của Nhà nước, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư, để dự án triển khai thành công cần sự tham gia hỗ trợ của các ngân hàng trong việc cho vay vốn tín dụng. Đồng thời, nhà đầu tư cũng cần tiếp tục nghiên cứu các cơ chế huy động nguồn lực khác, trong đó có việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

“Sau khi hợp đồng được ký kết, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phải tập trung triển khai hoàn thiện các thủ tục để triển khai dự án nhanh nhất, hiệu quả cao nhất, đặt chất lượng công trình lên ưu tiên hàng đầu. Trong quá trình triển khai phải quản lý chặt chẽ, bảo đảm công khai, minh bạch. Bộ GTVT sẽ đồng hành, phối hợp chặt chẽ với nhà đầu tư, chính quyền địa phương và cơ quan liên quan để tháo gỡ các khó khăn, tạo mọi điều kiện tốt nhất để triển khai dự án”, Thứ trưởng Bộ GTVT khẳng định.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Nền kinh tế châu Âu cho thấy dấu hiệu triển vọng tích cực, với mức tăng trưởng 0,3% trong quý 1/2024, lạm phát và vấn đề năng lượng có phần thuyên giảm.
13 giờ
Thời sự - Chính trị
Các mặt hàng Việt Nam bị điều tra phòng vệ thương mại đa dạng, từ mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, như tủ gỗ, tôm, cá tra-basa…, đến các mặt hàng có kim ngạch nhỏ hơn như đệm mút, máy cắt cỏ, mật ong...
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Việc duy trì ổn định lưới điện vẫn là yêu cầu quan trọng hàng đầu, vì vậy, theo chuyên gia, quy định “giá 0 đồng” hay “không mua bán điện mặt trời” là cách tiếp cận thận trọng.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang tìm kiếm một tiêu chuẩn chung cho chính sách bảo vệ môi trường để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, liên quan đến vụ án Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, đến nay cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố và bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với kỳ họp vào tháng trước.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
70 năm đã trôi qua càng cho ta thấy chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là thiên sử vàng, là mốc son tô thắm lịch sử hào hùng của dân tộc ta, mà còn là một kỳ tích lịch sử mang tầm vóc thời đại.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tăng cường quản lý giá, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng thời điểm, đồng thời yêu cầu xử nghiêm vi phạm về thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường truyền thống và chiếm tỷ trọng hơn 40% hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn thách thức mới, tạo ra những rào cản mới với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. 
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), sáng 26/4, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh (MAUR) đã tổ chức chạy thử nghiệm tự động đoàn tàu tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
49 năm đã trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, ngày của một thiên sử vàng chói lọi – ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, cả giang sơn Việt Nam vĩnh viễn thu về một mối.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
38 nghìn tỷ đô la mỗi năm - là cái giá mà nền kinh tế thế giới phải trả dưới tác động của biến đổi khí hậu, tính đến 2049.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Giá tín chỉ carbon ở các quốc gia dao động rất lớn tùy thuộc vào chất lượng dự án. Có quốc gia bán chỉ 1 USD/tấn carbon nhưng có nơi bán giá cao gấp hàng trăm lần như thế.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Dù xuất nhập khẩu đã có mức phục hồi ấn tượng trong quý đầu năm, nhưng kinh tế thế giới biến động khó lường, Việt Nam cần theo dõi sát sao thị trường để có thích ứng phù hợp. 
2 tuần
Xem thêm