Thứ năm, 03/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đô thị hóa ở Việt Nam: Những bài học đắt giá

Thanh Hương
- 13:36, 15/12/2020

(DNTO) - Đô thị hóa là hướng tới sự hài hòa giữa kinh tế, môi trường và xã hội với mục tiêu cuối cùng là đời sống cư dân phải khá giả hơn, sống tiện nghi và hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, phát triển đô thị ở nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

dth

Đô thị hóa – câu chuyện của hơn 20 năm về trước…

Kiến trúc sư Nguyễn Hồng Thục, Viện trưởng Viện Nghiên cứu định cư là một trong những người từng tham gia thiết kế cho khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên ở Hà Nội được xây dựng năm 1997. Đó là khu đô thị Linh Đàm. Khi đó bà đã đau đáu dành hết tâm huyết, cân nhắc, đắn đo từng nét vẽ, để cùng với nhiều nhà kiến trúc sư khác, biến vùng đất trũng, ao hồ phía Nam thành khu đô thị mới khang trang, xanh-sạch-đẹp với gần 4.000 căn nhà, đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho hàng vạn cư dân  thủ đô.

Phải khẳng định rằng, khu đô thị mới Linh Đàm khi đó đã góp phần tích cực trong việc tạo dựng bộ mặt đô thị khang trang, hiện đại cho thủ đô, nhất là đã tạo được bước đột phá khi phát triển khu vực phía Nam Hà Nội. Vậy mà nào ngờ, chỉ trong chốc lát, sự điều chỉnh, phá vỡ quy hoạch đã “băm nát” một bức tranh đẹp. Và cũng bắt đầu từ đây, Hà Nội bắt đầu hình thành một “cuộc đua” của những tòa nhà cao ốc.

Điển hình như tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài, một tuyến đường được kỳ vọng là huyết mạch mới tạo đà phát triển cho khu vực phía tây thành phố, giải tỏa một phần áp lực cho đường Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau đó, một loạt khu đô thị đã mọc lên bám dọc tuyến đường, với con số ước tính khoảng 30 - 40 tòa chung cư thuộc gần 20 dự án với chiều cao từ 20 đến trên 30 tầng, trong đó có những “đại đô thị” như khu đô thị Dương Nội với quy mô dân số lên tới 2,5 - 3 vạn người, hay khu Park City với quy mô xấp xỉ 2 vạn người. Ngoài ra, hàng loạt dự án với quy mô khủng cũng mọc lên nhanh chóng như dự án Handico, Diamond Flowers...

Loạn điều chỉnh quy hoạch - đô thị Hà Nội đang từng ngày bị bức tử

Đô thị hóa là một xu thế tất yếu đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh và “nóng” sẽ để lại những hệ quả không tốt cho xã hội. Một đô thị nhếch nhác, thiếu bản sắc, một đô thị mà nhắc tới nó, KTS Nguyễn Hồng Thục, Viện trưởng Viên Nghiên cứu định cư khôi hài khi ví von đó là những“đô thị phòng ngủ”... Đây là một trong những lát cắt về vô số hệ quả mà Việt Nam đã và đang phải gánh chịu trong quá trình phát triển đô thị hóa nhiều thập kỷ qua.

Một thành phố không có những công trình xây dựng mới thì không có điều kiện để phát triển, cả về kinh tế và văn hóa - xã hội. Nhưng xây dựng không theo quy cách nào cả, không có chuẩn mực thì cũng không thể nào tạo động lực phát triển, nếu không muốn nói là ngược lại.

Những năm gần đây, người dân đã chứng kiến không chỉ là sự gia tăng ô nhiễm, từ một loạt hệ thống nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện và nước thải công nghiệp mà còn phải gánh chịu tình trạng ô nhiễm không khí cũng ngày càng tồi tệ gây hại cho sức khỏe cộng đồng và môi trường. Hiện, Việt Nam đang đứng trong top 10 nước ô nhiễm không khí ở châu Á.

Bên cạnh đó, đô thị hóa nhanh với sức ép gia tăng dân số còn kéo theo cơ sở hạ tầng bị quá tải. Các điều kiện về kết cấu hạ tầng như nhà ở, trường học, bệnh viện, điện, nước, đường phố… không đáp ứng kịp nhu cầu của người dân sống tại đô thị. Những quận có tốc độ đô thị hóa nhanh, có nhiều chung cư cao tầng mọc lên trở thành những “điểm nóng” quá tải về trường lớp.

Đô thị Việt đánh mất bản sắc vì 4 cái "hóa"

Ở một góc nhìn khác, kiến trúc sư Nguyễn Thế Khải, người có tới 50 năm kinh nghiệm trong nghề và được mệnh danh là “người tạc hồn dân tộc trên mỗi công trình” cảm thấy nuối tiếc khi sự phát triển của đô thị đang đánh mất dần bản sắc riêng có của mỗi vùng. “Hiện nay, kiến trúc Việt Nam đang đánh mất bản sắc bởi 4 cái “hóa”. Thứ nhất là các đô thị đang bị quốc tế hóa, TP. HCM bắt chước Bangkok, Hà Nội bắt chước TP. HCM, các tỉnh lại bắt chước Hà Nội. Thứ hai, các làng xóm đang đô thị hóa một cách cứng nhắc, các khu Kim Liên, Trung Tự, Nhật Tân... mất dần. Thứ ba, các đô thị miền núi đang bị đồng bằng hóa. Thứ tư là kiến trúc của các dân tộc ít người đang bị kinh hóa, điều đó làm cho đâu đâu cũng giống nhau, mất đi các bản sắc”, KTS Nguyễn Thế Khải xót xa bày tỏ.  

dth2

Việt Nam thất bại trong quá trình đô thị hóa - đâu là nguyên nhân?

PGS.TS.KTS Nguyễn Hồng Thục cho rằng, sự thất bại trong quá trình đô thị hóa ở nước ta bắt nguồn từ các nghịch lý trong đô thị hóa. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, đô thị hóa xảy ra trước công nghiệp hóa nhưng ở nước ta, quá trình này đã đi ngược lại. Làn sóng di cư tới các đô thị ngày càng gia tăng sớm hơn tốc độ tăng công nghiệp, dịch vụ. Nhu cầu định cư tại đô thị vì thế tăng theo, gây áp lực về công ăn việc làm, tắc đường và quá tải nhiều dịch vụ thiết yếu ở trung tâm cũ.

Còn theo GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, tất cả các bản quy hoạch ban đầu của đô thị đều rất nghiêm túc nhưng khi thực hiện thì lại có sự điều chỉnh vì lợi ích của nhà đầu tư còn cơ quan quản lý thì lại làm ngơ cho nhà đầu tư làm sai. Cho đến nay, chưa một sai phạm nào liên quan đến việc điều chỉnh quy hoạch bị xử lý trách nhiệm đến cùng. Tất cả cái sự lôm nhôm này là vì lợi ích tư vẫn cài cắm lợi ích công.

Tin nên đọc

“Thả phanh” cho quy hoạch, tùy tiện điều chỉnh quy hoạch, cấp phép xây dựng nhà cao tầng tràn lan… một phần do buông lỏng quản lý, điều này không thể phủ nhận, nhưng ở một góc độ nào đó, KTS Phạm Thanh Tùng, Hội KTS Việt Nam cho rằng, khi còn tồn tại cơ chế xin - cho đã và đang mang lại lợi nhuận rất lớn cho chủ đầu tư thì tình trạng xây dựng bất chấp quy hoạch sẽ còn tiếp diễn. Thậm chí với một cách nói ví von, KTS Phạm Thanh Tùng thẳng thắn chỉ ra, quy hoạch đô thị Hà Nội hiện nay đang bị các dự án đầu tư dẫn dắt.   

dth3

Việt Nam - tìm lời giải để kiến tạo đô thị bền vững…

“Việt Nam sẽ chỉ có một cơ hội duy nhất để đô thị hóa đúng đắn. Nếu thất bại trong đô thị hóa, chúng ta cũng sẽ thất bại trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa”… Đây là khẳng định của ông Nguyễn Sinh Hùng, lúc còn đảm nhiệm vị trí Phó thủ tướng thường trực Chính phủ tại một hội nghị Đô thị Toàn quốc, cách đây hơn 10 năm. Bởi vậy có lẽ đã đến lúc, chúng ta không thể chậm chễ hơn nữa, rất cần một cuộc “đại phẫu” để tìm cơ hội vàng bứt phá.

 Theo KTS Nguyễn Hồng Thục, giai đoạn này, Việt Nam cần “kìm hãm”, làm chững lại sự phát triển nóng của quá trình đô thị hóa và quan trọng hơn là cần thay đổi tư duy về phát triển đô thị từ những nhà quản lý.

KTS Nguyễn Hồng Thục cũng thừa nhận, xây dựng một đô thị bền vững cần rất nhiều tiêu chí, song không thể thiếu tiêu chí về chất lượng thị dân. Trong giai đoạn tới cần định hình những phẩm chất của một tầng lớp thị dân mới, sao cho xứng đáng là chủ nhân của những đô thị hiện đại. 

dth4

Đặc biệt đã đến lúc, Việt Nam cần quan tâm xây dựng mô hình đô thị xanh - đô thị thông minh, xem đó là giải pháp chiến lược được ưu tiên hàng đầu.

TS Nguyễn Hữu Ninh, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, một đô thị được coi là “chuẩn” xanh, cần nhiều yếu tố, trong đó cây xanh chỉ là một phần. Quan trọng hơn là ở đó phải kiểm soát được nguồn chất thải, tái sử dụng chất thải, sử dụng nhiên liệu sạch, tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường quản trị, vận hành xanh và cuối cùng là đảm bảo yếu tố cây xanh, mặt nước, văn hóa trong mỗi đô thị. 

Đồng quan điểm này, bà Vương Phan Liên Trang, Phó Tổng giám đốc Công ty Encity, công ty tư vấn quốc tế cung cấp các giải pháp đô thị và kiến tạo không gian tại Singapore và Việt Nam cho rằng: “Trong xu hướng sống mới của cư dân đô thị thời hiện đại và công nghệ 4.0, nhu cầu về nhà ở của người dân có thay đổi. Môi trường sống hiện đại phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, xanh, sạch, đẹp, gần gũi với thiên nhiên, nâng cao giá trị cuộc sống. 

Không gian xanh trong thành phố, ước mơ của cư dân đô thị. Ảnh: VOV

Không gian xanh trong thành phố, ước mơ của cư dân đô thị. Ảnh: VOV

Một trong những mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII của Đảng bộ Thành phố Hà Nội là phát triển nhanh và bền vững thủ đô theo hướng đô thị xanh, thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực. Chắc chắn đây là một hướng đi đúng và cần thiết. Người dân thủ đô lại tiếp tục kỳ vọng và tin tưởng vào một nhiệm kỳ mới khởi sắc. Bởi lẽ, sự phát triển bao giờ cũng luôn đi kèm với những áp lực gìn giữ những giá trị cũ và tiếp thu phương thức mới phù hợp. Nhưng chắc chắn, một đô thị như Hà Nội,TP. HCM hay bất cứ một đô thị nào khác sẽ chỉ tốt hơn nếu ở đó con người được đặt ở vị trí trung tâm.

                                  Thanh Hương/VOV

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
6 giờ
Thời sự - Chính trị
Trong dòng chảy đầy biến động của kinh tế thế giới, việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận thương mại mang tính bước ngoặt là sự kiện đáng chú ý trên bình diện song phương, mà còn đến vào đúng thời điểm đất nước vừa bước vào kỷ nguyên phát triển mới, và cộng đồng doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội chưa từng có để vươn ra toàn cầu.
7 giờ
Thời sự - Chính trị
Luật Công chứng 2024, có hiệu lực từ 1/7/2025, đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong lĩnh vực công chứng tại Việt Nam. Cùng với nhiều quy định tích cực khác, quy định bắt buộc phải chụp ảnh người ký với công chứng viên khi công chứng và triển khai công chứng trực tuyến… là những thay đổi được người dân hết sức quan tâm.  
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng không chịu thuế VAT.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của ngành sản xuất trong tháng 6 đạt 49,7 điểm. Mặc dù con số này cho thấy sự cải thiện nhẹ so với mức 49,5 của tháng 5 và 49,0 của tháng 4, đây vẫn là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này nằm dưới ngưỡng 50 điểm.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Bước ngoặt 1/7/2025 không chỉ là dấu mốc hành chính, đó là cột mốc đánh dấu bản lĩnh chính trị, đạo đức công vụ và sự kiên định vì nhân dân của cả hệ thống.
2 ngày
Trung ương hội
Chiều 30/6, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Họp báo công bố Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025), với sự tham dự của đại diện các đơn vị chỉ đạo, phối hợp tổ chức, các chuyên gia, thành viên Ban Tổ chức, Ban Cố vấn Diễn đàn và đông đảo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Sau ngày 1/7, người dân có thể đăng ký xe tại bất kỳ công an xã nào trong tỉnh. Biển số xe sẽ được cấp theo danh sách mã số của các địa phương sáp nhập, ưu tiên từ số thấp đến cao.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 30/6, tại TP.HCM, Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP.HCM đã long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, cũng như thành lập các tổ chức Đảng và chỉ định nhân sự cho các cấp chính quyền và đoàn thể mới.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Hôm nay (30/6), từ 8h sáng, trên cả nước sẽ đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Cuộc chiến thương mại và các chính sách thuế quan mới do Hoa Kỳ khởi xướng đang tạo ra những tác động sâu sắc và đa chiều lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, ngành kho bãi tại Mỹ đang đứng trước những thách thức và sự thay đổi cấu trúc chưa từng có, đồng thời mở ra cả cơ hội và thách thức cho các quốc gia sản xuất như Việt Nam.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong một động thái bất ngờ, Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngày 26/6 (giờ Mỹ) đã làm dậy sóng chính trường quốc tế với tuyên bố "chúng tôi vừa ký với Trung Quốc ngày hôm qua", ngay sau đó lại hé lộ về một thỏa thuận thương mại "rất lớn" sắp đạt được với Ấn Độ.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 26/6, Cục Thuế cho biết vừa có thông báo về việc tạm dừng các hệ thống thuế điện tử để triển khai nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu sắp xếp cơ quan thuế theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, thời gian từ 18h ngày 27/6 đến 8h ngày 1/7.
6 ngày
Xem thêm