Thứ ba, 16/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đi thật xa để trở về

Lê Minh
- 09:30, 01/02/2022

(DNTO) - Nước mắm, cà phê, bún gạo, bột rau má... từ Việt Nam đang được ưa thích trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) Amazon. Vài năm trở lại đây, sức mạnh từ sàn TMĐT lớn nhất thế giới này đã giúp hàng Việt hiện diện nhiều hơn tại Mỹ và vươn xa trên thế giới.

e4b51f1fcae300bd59f211

Đi thật xa…

Amazon hiện là nhà bán lẻ TMĐT phổ biến nhất và đứng đầu về doanh số bán lẻ trực tuyến ở Mỹ. Sức hấp dẫn của Amazon đã thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam.

Nước mắm Mami của Pacific Foods là một câu chuyện khá thú vị. 3 năm trước, chỉ 8 tháng sau khi đưa nước mắm Mami lên sàn Amazon, sản phẩm này đã được nhiều người tiêu dùng thế giới chú ý. Đến tháng 4/2020, “câu chuyện thần kỳ” xuất hiện: Mami đã đánh bật nước mắm Thái Lan để giành vị trí TOP 1 Amazon. Thời điểm đó, mỗi tháng Amazon bán được hơn 18.000 chai Mami cho người tiêu dùng khắp thế giới.

Nước mắm của Pacific Foods cũng làm theo cách của nhiều người trong nghề: Ủ chượp với tỷ lệ 80% cá – 20% muối

Nước mắm của Pacific Foods cũng làm theo cách của nhiều người trong nghề: Ủ chượp với tỷ lệ 80% cá – 20% muối

“Đây không chỉ là niềm tự hào của Pacific Foods mà còn của nước mắm truyền thống Việt. Từ nay, nước mắm truyền thống Việt Nam đã cạnh tranh sòng phẳng với hàng Thái Lan khi 20 năm qua, sản phẩm của nước này đứng đầu ở kênh siêu thị cũng như kênh bán hàng trực tuyến”, ông Lê Bá Linh, Chủ tịch HĐQT Pacific Foods nói.

…để trở về quê mẹ

Pacific Foods, xuất phát điểm là công ty chuyên xuất khẩu hàng gia vị, sau bao năm “chinh chiến” tại các thị trường tiềm năng như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang rất mong muốn quay về phục vụ người tiêu dùng trong nước, như một trách nhiệm thiêng liêng.

Điều Pacific Foods trăn trở là nước mắm Mami, Hảo Hạng dù khá “trần ai” nhưng lên được (và lên đỉnh bảng) tại sàn Amazon, nhưng còn ít cơ hội phục vụ người tiêu dùng trong nước. Ông Lê Bá Linh nói: “Phục vụ người tiêu dùng trong nước là nhiệm vụ rất quan trọng. Pacific Foods luôn có các sản phẩm tốt, giờ là thời điểm để cống hiến cho người tiêu dùng nội địa, vì họ cần được sử dụng sản phẩm tốt nhất mà khách hàng thế giới đã dùng và công nhận”.

Philippines cũng sản xuất nước mắm nhiều, nhưng họ lại rất thích nước mắm Việt Nam.

Philippines cũng sản xuất nước mắm nhiều, nhưng họ lại rất thích nước mắm Việt Nam.

Người Việt thường ăn nước mắm sống, pha chế làm các loại nước chấm và sử dụng trong nấu ăn. Nhưng người nước ngoài lại sử dụng nước mắm làm gia vị để tăng hương vị món ăn. Ví dụ, món thịt  cừu nướng BBQ có thể ngon hơn và tán bớt mùi cừu khi nêm thêm chút nước mắm truyền thống. Pizza, mỳ pasta hay các món ăn sẽ thêm hấp dẫn khi có tinh túy nước cất từ cá cơm Việt Nam. Điều thú vị là 70%  người tiêu dùng ở nước ngoài dùng nước mắm Mami là người da trắng, trong khi chỉ 30% là người châu Á. 

Chinh phục người tiêu dùng toàn cầu, mang nước mắm ra bàn ăn thế giới

Việt Nam là quốc gia sản xuất nước mắm truyền thống hàng đầu thế giới với công suất 170-180 triệu lít mỗi năm, vượt qua Thái Lan và Philippines. Thế nhưng, điều đáng buồn là nước mắm truyền thống Việt xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới nhưng so với Thái Lan, sản lượng vẫn còn rất nhỏ.

Hầu hết nước mắm chúng ta đang sử dụng là sản xuất truyền thống, kể cả những mặt hàng được làm công nghiệp cũng phải mua cốt là nước mắm truyền thống để làm ra sản phẩm hàng loạt của họ.

"Việt Nam là nước sản xuất nước mắm ngon nhất thế giới. Hiện tại, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc - ở những khu vực gần biển như Hải Nam, có sản xuất nước mắm. Philippines cũng sản xuất nước mắm nhiều, nhưng họ lại rất thích nước mắm Việt Nam. Người Thái cũng sản xuất nước mắm nhưng quy mô không lớn và không ngon như Việt Nam. Không ít công ty Thái qua Việt Nam mua nước mắm cốt về để sản xuất nước mắm công nghiệp đại trà. Có công ty Thái, 1 tháng có thể xuất bán 1.000 container. Điều đó khiến tôi vô cùng trăn trở", ông Lê Bá Linh nêu vấn đề.

Chính những trăn trở đó khiến ông quyết tâm “tấn công” vào thị trường Trung Quốc, dù nhiều người cho rằng, người dân ở đây chỉ thích ăn xì dầu không ăn nước mắm. Lý luận của ông Lê Bá Linh là: Trước đây, người Trung Quốc chỉ thích uống trà, nhưng sau khi có cà phê Việt Nam vào, họ cũng rất thích cà phê và còn ăn cả phở Việt nữa.

sản phẩm của Pacific Foods có độ mặn và độ nặng mùi ít hơn các loại nước mắm truyền thống nguyên chất bán trong nước.

sản phẩm của Pacific Foods có độ mặn và độ nặng mùi ít hơn các loại nước mắm truyền thống nguyên chất bán trong nước.

“Chúng ta đều biết, tùy vùng miền, cá cơm được đánh bắt về rồi ủ chượp bằng nhiều cách khác nhau, sẽ cho ra những loại nước mắm khác nhau. Nước mắm của Pacific Foods cũng làm theo cách của nhiều người trong nghề: Ủ chượp với tỷ lệ 80% cá – 20% muối và phải từ 12 tháng đến 18 tháng mới cho ra nước mắm.

Với tư duy đi theo xu hướng tiêu dùng của thế giới, sản phẩm của Pacific Foods có độ mặn và độ nặng mùi ít hơn các loại nước mắm truyền thống nguyên chất bán trong nước. Vì lượng muối cần thiết là điều bắt buộc, có nhiều muối mới giúp cá “chín” và tiêu diệt vi khuẩn trong cá, nhằm tạo ra nước mắm tốt hơn. Chất điều vị trong nước mắm là điều cần thiết, vì khi đóng chai, để lâu, nếu chỉ có nước mắm nguyên chất nhưng lại giảm độ mặn, giữ nguyên độ đạm sẽ có nấm mốc hay vi khuẩn - không tốt cho sức khoẻ.

Quan điểm của chúng tôi là dù xuất khẩu hay bán trong nước, chất lượng phải ngang nhau", người dẫn dắt Pacific Foods khẳng định.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
VN-Index mất gần 60 điểm chỉ trong phiên chiều. Cả bảng điện tử đỏ rực khi có tới hơn 150 mã rơi vào giảm sàn và gần 600 mã giảm giá.
18 giờ
Tài chính - Thị Trường
Yêu cầu phát triển bền vững tăng lên sẽ khiến giá tín chỉ carbon tăng để tạo sức ép cho các đối tượng gây phát thải lớn, đồng thời cũng đòi lại quyền lợi cho những người bị ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu.
20 giờ
Công nghệ Số hóa
Google thông báo sẽ cung cấp miễn phí những tính năng chỉnh sửa ảnh được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) đến tất cả người dùng, bất kể là họ sử dụng iOS hay Android.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo giới phân tích, tuần giao dịch mới (15-19/4), trong bối cảnh thị trường đang có hai luồng thông tin trái chiều, nhiều khả năng các chỉ số chứng khoán sẽ giằng co trong biên độ hẹp trước khi một xu thế mới được xác lập.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong nửa đầu tháng 4, thị trường ghi nhận thêm 8 ngân hàng ban hành biểu lãi suất mới, thay đổi bất ngờ khi ồ ạt tăng lãi suất huy động đã trở lại với mức tăng từ 0,1 - 0,3%/năm. Điều này dường như là tín hiệu cho cuộc chạy đua mời gọi thị trường đổ tiền vào ngân hàng.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhu cầu vốn cho phát triển doanh nghiệp tại Việt Nam đang rất lớn, để mở khóa thị trường đón dòng vốn đầu tư nước ngoài, nhằm giảm lệ thuộc vốn trung và dài hạn vào hệ thống ngân hàng, thị trường rất cần vai trò của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm hay bảo lãnh trái phiếu. 
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Cổ phiếu QCG của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai tăng kịch trần, kết phiên trong tình trạng cháy hàng. Đáng nói, diễn biến này xảy ra ngay sau phán quyết toà án của vụ Vạn Thịnh Phát liên quan trực tiếp đến Quốc Cường Gia Lai.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sau báo cáo lạm phát của Mỹ với kết quả nằm ngoài dự báo trước đó, chỉ số DXY tăng vọt, vậy liệu có hay không áp lực với tỷ giá trong nước?
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá dầu diezen và dầu hỏa tăng mạnh trong kỳ điều hành 11/4, giá xăng biến động không lớn
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng đạt mức 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thanh khoản trên thị trường sụt giảm phiên thứ 4 liên tiếp cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư, cũng như lo lắng về rủi ro có thể xảy ra với thị trường.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Hiện sắp vào mùa cao điểm, giá vé máy bay nội địa tăng cao đã khiến nhiều doanh nghiệp du lịch gặp áp lực.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhiều ngân hàng đặt ra các kế hoạch kinh doanh tăng mạnh so với cùng kỳ, thể hiện sự lạc quan về tình hình kinh tế năm nay cũng như muốn các cổ đông nhìn thấy được quyết tâm của chính họ trong giai đoạn nhiều thử thách này.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Quý 1/2024, nền kinh tế bắt đầu ngấm vốn và "chảy" trở lại sau thời gian dài suy giảm, để đích tăng trưởng tín dụng cho cả năm bớt chênh vênh, kỳ vọng nhà điều hành sẽ tiếp tục triển khai các chương trình lãi suất ưu tiên, duy trì ổn định và thực chất, để doanh nghiệp chủ động với bài toán kinh doanh. 
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chi phí cuộc sống gia tăng trong khi các tài chính hộ gia đình khó khăn hơn đã khiến lĩnh vực tiêu dùng không tăng trưởng như kì vọng, lo ngại tác động đến tăng trưởng kinh tế.
6 ngày
Xem thêm