Thứ hai, 06/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đề xuất thu phí để giảm ùn tắc giao thông đô thị: Lo ngại 'tít mù rồi lại vòng quanh'

Ngọc Diệu
- 18:00, 02/11/2021

(DNTO) - Đề xuất thu phí ô tô vào trung tâm nhằm giảm ùn tắc giao thông của TP.HCM và Hà Nội nhận được không nhiều sự đồng thuận từ người dân đô thị và cả giới chuyên gia giao thông. Vì sao lại như vậy?

 Cả chục năm qua, các Đề án điều tiết phương tiện, giảm mật độ phương tiện lưu thông trong nội đô, giảm mật độ xây dựng, quy hoạch giao thông động-tĩnh, rồi phát triển giao thông công cộng… đã được bàn tới, bàn lui nhưng hầu như chưa có đề án, kế hoạch nào được thực hiện. Dự án “buýt nhanh” BRT ở Hà Nội được coi là đột phá về giao thông công cộng – sau gần 4 năm vận hành đã trở thành hiện thực buồn về đầu tư không hiệu quả.

Đề xuất thu phí ô tô vào trung tâm nhằm giảm ùn tắc giao thông của TP.HCM và Hà Nội nhận được ít sự đồng thuận từ người dân đô thị và cả giới chuyên gia giao thông.

Đề xuất thu phí ô tô vào trung tâm nhằm giảm ùn tắc giao thông của TP.HCM và Hà Nội nhận được ít sự đồng thuận từ người dân đô thị và cả giới chuyên gia giao thông.

Nói không quá, thực tế những tuyến đường sắt đô thị, metro đội vốn, chậm tiến độ, quỹ đất đô thị dành cho giao thông đã ít ỏi, ngày càng co hẹp khiến mục tiêu xây dựng đô thị văn minh, hiện đại trở nên xa vời.

Chỉ riêng chuyện để tránh giao thông quá tải, giải pháp là không được “cắm” thêm dự án xây dựng tăng mật độ dân số cơ học, nhưng bằng chứng những năm qua tại Thủ đô, hàng loạt dự án vẫn hiên ngang mọc lên tại những khu vực trong phố - “đất vàng”, mà theo quy hoạch phải xem xét dừng, không cấp mới các dự án xây dựng. Những dự án Trung tâm thương mại – nhà ở cao tầng đó tiếp tục gây áp lực lên hạ tầng giao thông đô thị.

Vỉa hè nhiều năm đương nhiên không thuộc về người đi bộ, chỉ được chấn chỉnh theo các “đợt ra quân”. Kỷ cương trật tự đô thị không được đảm bảo.

Vậy nên, khi có thêm đề xuất dự án nào đó mới, tâm lý của người dân sẽ là thiếu tin tưởng. Chưa nói đến những Dự án ấy được nghiên cứu như thế nào, tính khả thi đến đâu.

Trở lại với Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới đường bộ vào một số khu vực nhằm giảm ùn tắc giao thông” mà sở GTVT Hà Nội vừa hoàn thành trình thành phố. Đề án với 87 trạm thu phí đặt bên trong ranh giới vành đai 3, nằm trên các trục đường hướng tâm vào trung tâm thành phố.

Lộ trình triển khai chia theo các giai đoạn, trong đó hoàn thiện đề án, ban hành mức phí trong giai đoạn 2021-2025. Từ năm 2025-2030 tổ chức thí điểm tại một số vị trí, sau đó có tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm. Tức là lộ trình cũng khá dài, chứ chưa phải thực hiện thu phí ngay.

Thực tế, một đề xuất thu phí tương tự, đã đưa ra cách 7-8 năm. Và vấn đề đặt ra, liệu thu phí, có hạn chế được xe vào nội đô hay không? Câu hỏi đặt ra trước đây, và đến bây giờ, vẫn chung 1 đáp án: tính khả thi rất thấp. Bởi lẽ, nhu cầu giao thông vẫn như vậy và không ngừng tăng, trong khi giao thông công cộng hầu như chưa cải thiện. Điều tiết bằng thu phí, sẽ chỉ làm tăng thêm chi phí cho xã hội mà thôi, chứ không thể thay đổi hành vi của người tham gia giao thông!

Lý luận đưa ra về giảm ùn tắc, là phải giảm phương tiện các nhân, phát triển giao thông công cộng. Muốn người dân tham gia phương tiện giao thông công cộng, thì cần tổ chức các loại hình vận tải công cộng thực sự tiện ích, đồng thời hạn chế phương tiện cá nhân, hoặc thu phí thật cao ở một số khu vực, để điều tiết.

Đồng thời, muốn phát triển giao thông công cộng, phải ưu tiên quỹ đất cho giao thông, quy hoạch mở rộng mạng lưới giao thông. Quy hoạch xây dựng phải gắn với quy hoạch giao thông, và phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Tất cả phải được gắn kết chặt chẽ, thực thi đồng bộ. Yếu tố này, làm tiền đề cho yếu tố khác.

Với thực tiễn tại hai đô thị lớn, xem ra động vào khâu nào cũng vướng. Bài toán giảm ùn tắc giao thông, khi đưa ra những dự án như thu phí vào nội đô, thiếu hẳn những yếu tố “tiền đề”, lại trở thành kiểu “tít mù rồi lại vòng quanh”. Đây cũng là thực tế, mà một số đô thị lớn nước ta đang và sẽ gặp phải, với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và tư duy ngắn hạn trong phát triển.

Giải bài toán này như thế nào, yếu tố đầu tiên, kỷ cương trật tự đô thị phải được đảm bảo. Kỷ cương trong quản lý đầu tư xây dựng, kỷ cương trong tuân thủ quy hoạch, kỷ cương trong tham gia giao thông của người dân…Có như vậy, những dự án phát triển giao thông đô thị – được nghiên cứu một cách đúng đắn - vì lợi ích cộng đồng, mới có thể được triển khai và phát huy hiệu quả.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Việc duy trì ổn định lưới điện vẫn là yêu cầu quan trọng hàng đầu, vì vậy, theo chuyên gia, quy định “giá 0 đồng” hay “không mua bán điện mặt trời” là cách tiếp cận thận trọng.
19 giờ
Thời sự - Chính trị
Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang tìm kiếm một tiêu chuẩn chung cho chính sách bảo vệ môi trường để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, liên quan đến vụ án Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, đến nay cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố và bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với kỳ họp vào tháng trước.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
70 năm đã trôi qua càng cho ta thấy chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là thiên sử vàng, là mốc son tô thắm lịch sử hào hùng của dân tộc ta, mà còn là một kỳ tích lịch sử mang tầm vóc thời đại.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tăng cường quản lý giá, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng thời điểm, đồng thời yêu cầu xử nghiêm vi phạm về thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường truyền thống và chiếm tỷ trọng hơn 40% hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn thách thức mới, tạo ra những rào cản mới với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. 
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), sáng 26/4, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh (MAUR) đã tổ chức chạy thử nghiệm tự động đoàn tàu tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
49 năm đã trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, ngày của một thiên sử vàng chói lọi – ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, cả giang sơn Việt Nam vĩnh viễn thu về một mối.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
38 nghìn tỷ đô la mỗi năm - là cái giá mà nền kinh tế thế giới phải trả dưới tác động của biến đổi khí hậu, tính đến 2049.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Giá tín chỉ carbon ở các quốc gia dao động rất lớn tùy thuộc vào chất lượng dự án. Có quốc gia bán chỉ 1 USD/tấn carbon nhưng có nơi bán giá cao gấp hàng trăm lần như thế.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Dù xuất nhập khẩu đã có mức phục hồi ấn tượng trong quý đầu năm, nhưng kinh tế thế giới biến động khó lường, Việt Nam cần theo dõi sát sao thị trường để có thích ứng phù hợp. 
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Kể từ năm 2015, toàn bộ ngành công nghiệp xe đạp Đài Loan đã bắt đầu đánh cược với làn sóng xe đạp điện. Loại sản phẩm này được dự đoán sẽ có doanh số ngang ngửa xe đạp thông thường vào năm 2027.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết tăng tưởng xanh là xu thế tất yếu giống như toàn cầu hóa để giữ tăng trưởng kinh tế ổn định chứ không phải chạy theo cuộc chơi của các nước lớn.
3 tuần
Xem thêm