Chủ nhật, 05/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đại biểu Quốc hội: 'Có cần thiết bỏ ra 400 tỷ đồng chỉ để làm ra bộ sách giáo khoa mới'?

Hà Linh
- 16:37, 24/10/2023

(DNTO) - "Có cần bỏ ra trên dưới 400 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để làm thêm một bộ sách giáo khoa nữa hay không? Việc ra đời một bộ sách giáo khoa “của Bộ” có dẫn đến tình trạng trở lại độc quyền, xoá bỏ xã hội hoá không", Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nêu rõ những nghi ngại.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy lo ngại việc biên soạn một bộ sách giáo khoa của bộ có trở lại độc quyền, xóa bỏ xã hội hóa. Ảnh: TL.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy lo ngại việc biên soạn một bộ sách giáo khoa của bộ có trở lại độc quyền, xóa bỏ xã hội hóa. Ảnh: TL.

Vào thời điểm này, việc quyết định giao Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa là sự thay đổi chính sách giữa chừng rất lớn. Nhiều chuyên gia giáo dục, giáo viên và người dân không đồng tình với sự thay đổi đó.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội đặt vấn đề như trên khi Quốc hội thảo luận tại tổ về kinh tế, xã hội, ngày 24/10. Bà Thúy cho biết, báo cáo của đoàn giám sát mới gửi Quốc hội đã đưa ra nhiều giải pháp, kiến nghị xác đáng. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề dư luận chưa đồng tình và bản thân bà "nghi ngại".

Theo báo cáo kết quả giám sát, trong giai đoạn 2015 - 2022, Nhà nước đã bố trí 213.449 tỷ đồng cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa. Trong đó, chi thường xuyên là 81.770 tỷ đồng, chiếm 38,3%, chi đầu tư là 131.679 tỷ đồng, chiếm 61,7%.

"Liệu con số này chính xác đến đâu? Ai cũng biết chi thường xuyên bao gồm chi lương và chi phí hành chính cho bộ máy, còn chi đầu tư là chi cho cơ sở vật chất. Dù đổi mới hay chưa đổi mới chương trình, sách giáo khoa thì những khoản này vẫn phải chi", bà Thúy nêu. 

Bà Thúy thông tin, tính đến hết năm 2022 mới có các khối lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10 thực hiện đổi mới. Còn khối lớp 6, 9, 12 vẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa cũ. Việc báo cáo giám sát không bóc tách, phân tích mà công bố một con số "khổng lồ" như vậy dễ gây hiểu lầm cho xã hội về cách chi tiêu ngân sách nhà nước, tác động xấu đến ngành giáo dục, đến việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa. 

 Cùng với đó, Đoàn giám sát công bố kết luận đề nghị Quốc hội yêu cầu Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa “của Nhà nước”. Tuy nhiên, sau đó gần nửa tháng (ngày 23/8), Văn phòng Quốc hội mới gửi công văn yêu cầu Bộ GD&ĐT báo cáo về một số thông tin rất quan trọng liên quan đến chính sách về sách giáo khoa của các nước, trong đó có nêu tỷ lệ quốc gia ở châu Âu, Đông Nam Á mà nhà nước không chủ trì biên soạn và sở hữu bản quyền sách giáo khoa; số lượng quốc gia trên thế giới, khu vực châu Âu, Đông Nam Á và các nước G20 mà sách giáo khoa toàn bộ do tư nhân biên soạn...

"Điều này khiến nhiều người ngạc nhiên. Không hiểu vì sao đoàn giám sát có thể đưa ra một kết luận quan trọng như vậy về sách giáo khoa khi chưa có và chưa hề nghiên cứu về chính sách sách giáo khoa của các nước?", Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nêu. 

Nhắc lại chủ trương đổi mới nhiều nhà xuất bản soạn sách giáo khoa trước đây, theo bà Thúy, số tiền mà các doanh nghiệp bỏ vào để làm sách giáo khoa phải trên 1.200 tỷ đồng. "Có cần bỏ ra trên dưới 400 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để làm thêm một bộ sách giáo khoa nữa hay không?

Đồng thời, nữ đại biểu này cũng thắc mắc việc ra đời một bộ sách giáo khoa “của Bộ GD&ĐT” có dẫn đến tình trạng trở lại độc quyền, xoá bỏ xã hội hoá không? Có ảnh hưởng đến việc Chính phủ đang vận động các nước công nhận kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường không? Đó là những điều mà chúng ta cần cân nhắc”, bà Thúy nêu.

Nghi ngại của đại biểu còn ở chỗ, liệu đã có đủ căn cứ pháp lý? Theo đại biểu, vì chưa lường trước được khả năng của tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn sách giáo khoa bảo đảm có đầy đủ, kịp thời sách giáo khoa phục vụ cho đổi mới, nên bên cạnh việc xã hội hoá, Nghị quyết 88 của Quốc hội cũng yêu cầu: “Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa được thẩm định, phê duyệt công bằng với các sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn”. 

Tuy nhiên, việc tổ chức biên soạn bộ sách giáo khoa của Bộ không thực hiện được do không huy động được đủ số lượng tác giả cần thiết. Bộ đã kịp thời chuyển sang chỉ đạo việc biên soạn sách giáo khoa theo hướng xã hội hóa, không sử dụng ngân sách nhà nước (trả lại cho Ngân hàng Thế giới khoản tiền vay 16 triệu USD để làm bộ sách này).

“Tới nay, nếu Quốc hội lại yêu cầu Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa thì điều đó vừa gây lãng phí, vừa không phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Chưa kể, liệu điều đó có làm các nhà đầu tư, kể cả trong lĩnh vực khác, giảm niềm tin vào chính sách nhất quán của Nhà nước không?”, đại biểu Thúy phát biểu.

Từ những phân tích trên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội đề nghị cần đánh giá tác động trước khi ra Nghị quyết mới. Vì cái mới luôn là cái khó, ý kiến trái chiều không tránh khỏi.

"Nên chăng để thực hiện hết 1 chu kỳ (sau năm học 2024-2025) rồi tổng kết, đánh giá việc thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa, giáo dục phổ thông, lúc bấy giờ điều chỉnh sẽ phù hợp và thuyết phục hơn”, bà Thúy nêu quan điểm.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Việc duy trì ổn định lưới điện vẫn là yêu cầu quan trọng hàng đầu, vì vậy, theo chuyên gia, quy định “giá 0 đồng” hay “không mua bán điện mặt trời” là cách tiếp cận thận trọng.
7 giờ
Thời sự - Chính trị
Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang tìm kiếm một tiêu chuẩn chung cho chính sách bảo vệ môi trường để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, liên quan đến vụ án Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, đến nay cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố và bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với kỳ họp vào tháng trước.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
70 năm đã trôi qua càng cho ta thấy chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là thiên sử vàng, là mốc son tô thắm lịch sử hào hùng của dân tộc ta, mà còn là một kỳ tích lịch sử mang tầm vóc thời đại.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tăng cường quản lý giá, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng thời điểm, đồng thời yêu cầu xử nghiêm vi phạm về thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường truyền thống và chiếm tỷ trọng hơn 40% hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn thách thức mới, tạo ra những rào cản mới với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. 
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), sáng 26/4, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh (MAUR) đã tổ chức chạy thử nghiệm tự động đoàn tàu tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
49 năm đã trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, ngày của một thiên sử vàng chói lọi – ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, cả giang sơn Việt Nam vĩnh viễn thu về một mối.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
38 nghìn tỷ đô la mỗi năm - là cái giá mà nền kinh tế thế giới phải trả dưới tác động của biến đổi khí hậu, tính đến 2049.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Giá tín chỉ carbon ở các quốc gia dao động rất lớn tùy thuộc vào chất lượng dự án. Có quốc gia bán chỉ 1 USD/tấn carbon nhưng có nơi bán giá cao gấp hàng trăm lần như thế.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Dù xuất nhập khẩu đã có mức phục hồi ấn tượng trong quý đầu năm, nhưng kinh tế thế giới biến động khó lường, Việt Nam cần theo dõi sát sao thị trường để có thích ứng phù hợp. 
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Kể từ năm 2015, toàn bộ ngành công nghiệp xe đạp Đài Loan đã bắt đầu đánh cược với làn sóng xe đạp điện. Loại sản phẩm này được dự đoán sẽ có doanh số ngang ngửa xe đạp thông thường vào năm 2027.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết tăng tưởng xanh là xu thế tất yếu giống như toàn cầu hóa để giữ tăng trưởng kinh tế ổn định chứ không phải chạy theo cuộc chơi của các nước lớn.
3 tuần
Xem thêm