Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đại biểu Quốc hội: Cấp thiết sửa Luật Đấu giá tài sản để chặn hành vi thông đồng, trục lợi gây thất thu ngân sách

Bạch Dương
- 12:27, 09/11/2023

(DNTO) - Trước tình trạng thông đồng, dìm giá gây lũng đoạn thị trường, Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung chế tài trong đấu giá tài sản. Trong đó, nhấn mạnh cần áp quy định phạt 30%-50% giá trúng đấu giá khi "từ chối" mua tài sản, đồng thời cấm tổ chức, cá nhân vi phạm tham gia đấu giá 3-5 năm.

Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung thêm điều phạt hợp đồng trong trường hợp người trúng đấu giá bỏ cọc. Ảnh: TL.

Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung thêm điều phạt hợp đồng trong trường hợp người trúng đấu giá bỏ cọc. Ảnh: TL.

Đề xuất phạt 30-50% giá trị tài sản trúng đấu giá nếu bỏ cọc  

Chiều 8/11, lấy ý kiến thảo luận về Dự thảo Luật đấu giá tài sản (sửa đổi), một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm là quy định về trách nhiệm của người trúng đấu giá, nhất là khi thời gian gần đây xảy ra tình trạng nhiều trường hợp đấu giá rất cao so với giá khởi điểm, rồi bỏ cọc, nảy sinh nhiều hệ lụy tiêu cực.

Theo các đại biểu, thời gian qua, trong đấu giá tài sản xuất hiện hiện tượng thao túng giá khởi điểm, bỏ giá rất cao rồi bỏ cọc nhằm gây hiệu ứng tạo mặt bằng giá ảo nhằm thu lợi, tạo nên cơn sốt đất ảo …  Dự án Luật đã sửa đổi, bổ sung quy định nhằm xác định rõ trách nhiệm của người có hành vi vi phạm dẫn đến việc hủy kết quả đấu giá. 

Nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) cho rằng theo dự án luật, mức giá khởi điểm khá thấp. Nêu thực tế một số tài sản giá khởi điểm thấp nhưng giá trúng cao đến vài nghìn lần, ông Cảnh đề nghị điều chỉnh lại mức giá linh hoạt hơn. Đồng thời bổ sung thêm mức giá theo % ngoài mức giá tối đa, tối thiểu, cố định trong dự luật.

“Chẳng hạn, khi đấu giá số điện thoại, giá khởi điểm là 262.000 nhưng khi đấu giá lên đến 1 triệu, mức giá tiếp theo nên là 5% của 1 triệu; khi đến 100 triệu, mức tiếp theo là 5% của 100 triệu... Như vậy, mức đấu giá sẽ phù hợp”, ông Cảnh cho hay.

Đồng thời thông tin, thực tế vừa qua khi đấu giá biển số ô tô, có nhiều biển được trả rất cao. "Chẳng hạn, nhiều biển số được đấu giá lên đến hàng tỷ đồng nhưng người sau có khi chỉ cần thêm 5 triệu là đã thắng, như vậy rất vô lý. Khi đã ở mức 1 tỷ, giá sau cần trả cao hơn khoảng 50 triệu như vậy mới hợp lý", ông Cảnh nêu quan điểm và cho rằng, “người ta đã sẵn sàng bỏ ra hàng tỷ thì họ không chi li lắt nhắt vài triệu.

Bên cạnh đó, góp ý kiến về quy định bỏ kết quả đấu giá, ông Cảnh nhận định, nếu người đấu giá chứng minh được, họ có yếu tố bất khả kháng dẫn đến bỏ đấu giá như mất tài sản, lũ lụt, gặp tai nạn thì có thể được chấp nhận, không bị xử lý còn không thì nên cấm người đó đấu giá tài sản trong khoảng thời gian.

Nêu quan điểm, theo đại biểu Nguyễn Hải Trung (giám đốc Công an Hà Nội), hiện vẫn còn tình trạng người đấu giá trả giá cao rồi "bùng", gây khó khăn cho các cơ quan tổ chức đấu giá. Vì thế, ông kiến nghị trong dự thảo luật cần nghiên cứu tiếp thu việc quy định phải đặt cọc sau khi đấu giá để ràng buộc trách nhiệm của người tham gia đấu giá.

Đặc biệt, các đại biểu cho rằng, cần xem xét bổ sung quy định xử lý vi phạm đối với người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, cá nhân, tổ chức có liên quan tại Điều 70 Luật Đấu giá Tài sản mà bỏ cọc. Thực tiễn thời gian vừa qua, đã xảy ra trường hợp người trúng đấu giá bỏ cọc không nộp tiền để nhận tài sản trúng đấu giá, đặc biệt là đối với các tài sản có giá trị rất lớn, ví dụ như với biển số xe và bất động sản. 

Đại biểu Nguyễn Thị Yến (đoàn Bà Rịa Vũng Tàu), dẫn chứng ngày 15/9 vừa qua, trên trang đấu giá của Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam niêm yết 6 biển số đã được đấu giá. Có một cá nhân ở thành phố Hồ Chí Minh đã trúng đấu giá biển số với giá trên 32 tỷ đồng nhưng không nộp tiền trúng đấu giá, chịu mất tiền cọc đã nộp trước là 40 triệu. Hay sự việc Công ty Bất động sản Ngôi Sao Việt (đơn vi thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) trực tiếp tham gia đấu giá có văn bản chính thức xin bỏ cọc mua bán quyền sử dụng lô đất số 3-12 tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức) và bỏ số tiền đặt cọc gần 600 tỷ đồng. 

Thực trạng pháp luật hiện nay, theo quy định của Luật Đấu giá tài sản thì người đấu giá có quyền bỏ cọc và hiện chưa có chế tài về vấn đề này. Luật chỉ quy định người đã trúng đâu giá mà không đóng tiền, thì mất tiền cọc theo Điều 19 Nghị Định 39 năm 2023 của Chính phủ. 

"Để khắc phục tình trạng này, đề nghị Ban soạn thảo bổ sung quy định các tài sản do Nhà nước quản lý khi đấu giá, thì không được bỏ cọc. Nếu có người bỏ cọc thì cần bổ sung, điều chỉnh sửa chế tài về hành vi bỏ cọc này. Có biện pháp phạt tiền gấp nhiều lần so với tiền cọc 30% giá trị tài sản đấu giá, để tránh đấu giá thành rồi bỏ cọc. Không những thế cần phải cấm cá nhân, tổ chức vi phạm không được tham gia đấu giá trong thời gian 3-5 năm...", đại biểu góp ý.

Về bổ sung quy định về người đứng đầu Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản, bà Yến đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bô sung điều khoản quy định về Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản theo hướng là đấu giá viên hoặc người đã từng công tác và giữ các chức danh tư pháp tương đương. Lĩnh vực đầu giá tài sản là một trong những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực.

"Do đó, cần gấp rút bổ sung quy định trên nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước tại địa phương, thuận tiện cho việc chuyển đổi vị trí công tác, thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực ngành" , bà Yến nhấn mạnh.

Việc nâng mức tiền đặt cọc trong đấu giá đất tối thiểu lên 10% thay vì 5% như hiện hành sẽ giúp hạn chế tình trạng lợi dụng đấu giá để gây nhiễu loạn thị trường và trục lợi. Ảnh: TL.

Việc nâng mức tiền đặt cọc trong đấu giá đất tối thiểu lên 10% thay vì 5% như hiện hành sẽ giúp hạn chế tình trạng lợi dụng đấu giá để gây nhiễu loạn thị trường và trục lợi. Ảnh: TL.

Đề xuất nâng tiền đặt cọc đấu giá tối thiểu lên 10% -20% để tránh nhiễu loạn thị trường 

Theo quy định hiện hành, người tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt trước. Khoản tiền đặt trước do tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá thỏa thuận, nhưng tối thiểu là 5% và tối đa là 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá. 

Trình bày ý kiến tranh luận, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Nam Định) cho rằng, trên thực tế việc thông đồng dìm giá, quân xanh, quân đỏ, thậm chí còn có tình trạng điều chỉnh, tác động đến kết quả đấu giá gây thiệt hại cho cơ quan, người có tài sản đấu giá đã từng xảy ra ở một số địa phương. 

Một trong những giải pháp để triệt tiêu tình trạng này là nên tổ chức đấu thầu trực tuyến trên Cổng đấu giá Quốc gia. Ngoài những quy định công khai, minh bạch thông tin đấu giá, thì cần phải thêm điều khoản niêm yết thông tin đấu giá tại lô đất cần đấu giá, tránh trường hợp lợi dụng để "lùa gà".

"Với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, dự thảo luật quy định tiền đặt trước tối thiểu là 10% thay vì 5% như hiện nay, và tối đa là 20% giá khởi điểm, sẽ giúp hạn chế tình trạng lợi dụng đấu giá để gây nhiễu loạn thị trường và trục lợi", ông Cường cho hay. 

Theo đó, người có tài sản đấu giá và tổ chức hành nghề đấu giá tài sản có thể thỏa thuận việc nộp tiền đặt trước vào tài khoản thanh toán riêng của tổ chức hành nghề đấu giá tài sản mở tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và được phong tỏa theo quy định của pháp luật về ngân hàng. Phải nộp tiền đặt trước cho tổ chức hành nghề đấu giá tài sản, chậm nhất đến trước ngày mở cuộc đấu giá một ngày làm việc.

"Khi trúng đấu giá, khoản tiền đặt trước và tiền lãi (nếu có) được chuyển thành tiền đặt cọc để bảo đảm thực hiện giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc thực hiện nghĩa vụ mua tài sản đấu giá sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt", đại biểu nói.

Đồng quan điểm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Nguyễn Hải Nam đề nghị những tài sản có ảnh hưởng lớn như quyền sử dụng đất, mức cọc phải từ 20- 30% để tránh việc bỏ cọc, sau khi đã đẩy giá lên, tạo tín hiệu sai lệch cho thị trường. Dẫn chứng vụ Thủ Thiêm, ông Nam cho rằng việc đấu giá đất lên đến 1 tỷ đồng/m2 nhưng sau đó bỏ cọc đã làm ảnh hưởng đáng kể đến thị trường...

Trước ý kiến đại biểu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, cho biết vấn đề này đang được cân nhắc rất kỹ. Ủy ban Kinh tế đề nghị nghiên cứu điều chỉnh biên độ chênh lệch giữa mức tiền đặt trước tối thiểu và tiền đặt trước tối đa một cách hợp lý, khả thi. Đồng thời, sẽ cân nhắc về thời hạn chuyển tiền đặt cọc cho người có tài sản là 3 ngày làm việc kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Tin khác

Bất động sản
Lãnh đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM đề xuất lập trang web chuyên biệt về nhà ở xã hội để công khai các dự án cụ thể, giúp người dân dễ dàng tra cứu và lựa chọn theo nhu cầu. Đây là công cụ hỗ trợ hiệu quả trong việc minh bạch thông tin và kết nối giữa các dự án với người dân.
14 giờ
Bất động sản
Dù còn nhiều băn khoăn về phạm vi áp dụng, cơ chế 'xin - cho', nhưng thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại trong 5 năm được đánh giá là cơ chế đúng đắn và tác động tích cực đến thị trường bất động sản. 
15 giờ
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
16 giờ
Bất động sản
Thống kê mới nhất từ Bộ Xây dựng cho thấy, tiến độ triển khai dự án nhà ở xã hội đang rất chậm khi cả nước chỉ có duy nhất 1 dự án được hoàn thành trong quý III/2024. Điều đó càng kéo dài nỗi lo toan của những đối tượng được thụ hưởng chính sách, trong khi giá nhà đất ngày một lên cao.
1 ngày
Bất động sản
SonKim Land vừa được vinh danh là “Chủ đầu tư của thập kỷ” tại Giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru 2024, khi liên tục tạo ra những giá trị xuất sắc và đổi mới qua các dự án bất động sản tại Việt Nam suốt một thập kỷ qua.  
3 ngày
Bất động sản
Trong kịch bản rủi ro chính sách của Mỹ với thuế thương mại và lạm phát cao hơn, giới phân tích cho rằng, lãi suất trong nước và lãi suất vay mua nhà có thể sẽ tăng hơn đáng kể so với kỳ vọng dẫn đến tốc độ phục hồi chậm hơn dự kiến đối với ngành bất động sản vào năm 2025.
3 ngày
Bất động sản
Theo chuyên gia, chi phí vốn cho bất động sản đang chịu ảnh hưởng rủi ro lớn hơn rất nhiều so với lãi suất. Vấn đề của nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện nay là tình trạng tắc nghẽn ở các dự án có xu hướng kéo dài, dẫn đến chi phí lãi vay được vốn hóa tăng cao. 
4 ngày
Bất động sản
Trong năm 2024, phân khúc chung cư được mệnh danh là “ngôi sao” của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, khi bước sang năm 2025, vị trí này sẽ được nhường lại cho các phân khúc đất nền, biệt thự có tỷ suất sinh lời cao hơn.
6 ngày
Bất động sản
Năm 2024, các công ty bất động sản dự kiến sẽ không đạt được các mục tiêu tài chính do điều kiện thị trường không thuận lợi, việc dòng tiền eo hẹp đang là bài toán nan giải của nhiều doanh nghiệp. Nhóm cổ phiếu được kỳ vọng sẽ “làm nên chuyện” khi thị trường có dấu hiệu hồi phục trong năm 2025.
1 tuần
Bất động sản
Phân khúc chung cư cao cấp và chung cư hạng sang giá từ 80 triệu đồng/m² đến hàng tỉ đồng/m² đang chiếm đa số trong nguồn cung tại các thành phố lớn, đang được người giàu quan tâm, tìm mua. Điều này là nguyên nhân chính khiến giá chung cư tăng trưởng mạnh trong thời qua.
1 tuần
Bất động sản
Sở hữu vị trí siêu kết nối, The Beverly Solari được ví như giao lộ hoàng kim giữa lòng đô thị ở tốt nhất Sài Gòn – Vinhomes Grand Park (Thủ Đức). Đây không chỉ là không gian sống đẳng cấp mà còn là chốn đầu tư hoàn hảo, hút dòng tiền đổ về phía Đông TP.HCM.
1 tuần
Bất động sản
Giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng mạnh trong quý III/2024, ghi nhận mức tăng 35-40% tại một số khu vực. Theo dự báo của CBRE, có thể trong vòng 1 - 2 quý tới mặt bằng giá chung cư Hà Nội có thể vượt TP HCM.
1 tuần
Bất động sản
Tín dụng bất động sản đạt 3,15 triệu tỷ đồng vào cuối quý III/2024, tăng 9,15% so với đầu năm, với tín dụng cho kinh doanh tăng 29,18%. Bên cạnh tác dụng tích cực là hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi, cũng không thể phủ nhận rằng tình hình náo nhiệt này cũng có phần do "đầu cơ".
2 tuần
Bất động sản
Môi giới bất động sản có vai trò là cầu nối trong hoạt động mua bán bất động sản. Trong lúc giá bất động sản tăng nóng như hiện nay, nghề môi giới ngành này này lại tiếp tục được đưa ra bàn luận, đặc biệt là hiện tượng "ăn chênh giá".
2 tuần
Bất động sản
Theo chuyên gia, nếu đầu tư bất động sản khu vực phía Bắc, cần xem xét nhu cầu và các yếu tố tác động đến thị trường, cân đối khi yếu tố giá đang tăng mạnh. Trong khi đó, phía Nam lại đang có cơ hội lớn cho nhà đầu tư, đặc biệt là những người có tài chính trung bình muốn đầu tư lâu dài.
2 tuần
Xem thêm