Thứ năm, 18/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Cuộc đua 'đổ tiền' vào nông nghiệp ngày càng nóng với sự tham gia của doanh nghiệp FDI

Hồng Gấm
- 19:37, 03/10/2022

(DNTO) - Là nước có nhiều tiềm năng và lợi thế về nông nghiệp, thế nhưng "miếng bánh" béo bở này lại nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài. Trong đó những điểm nghẽn về vốn, công nghệ và sự cạnh tranh về giá vẫn là "tử huyệt" nhức nhối khiến doanh nghiệp Việt thua tại sân nhà. 

 

Hàng loạt các 'ông lớn' đầu tư vào ngành nông nghiệp đã tạo nên một cuộc chạy đua, cạnh tranh khốc liệt. Ảnh: TL.

Hàng loạt các 'ông lớn' đầu tư vào ngành nông nghiệp đã tạo nên một cuộc chạy đua, cạnh tranh khốc liệt. Ảnh: TL.

Từ những cơn 'sóng ngầm'...

Hiện nay, chúng ta có hệ sinh thái nông nghiệp đầy tiềm năng với hơn 19.100 hợp tác xã và 78 liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp, có trên 30.000 tổ hợp tác và trên 19.600 trang trại theo tiêu chí mới trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản gắn với bà con nông dân. 

Quy mô ngành chăn nuôi của Việt Nam đang nằm trong nhóm dẫn đầu Đông Nam Á và được ví là “miếng bánh béo bở” cho các doanh nghiệp đầu tư. Đây là một trong số những ngành có sản phẩm tạo ra giá trị lớn trong nông nghiệp, chiếm gần 6% GDP hằng năm. 

"Tại Việt Nam, lương thực, thực phẩm của hơn 100 triệu dân chiếm gần 40% trong rổ tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và xuất khẩu trên 40 tỷ USD, nhưng cũng chưa là gì nếu so với con số 15.000 tỷ USD của thế giới. Với cách nhìn này, đây là lĩnh vực rất hấp dẫn để hút đầu tư trong tương lai", các chuyên gia nhấn mạnh.

Không những thế, trong tương lai, công nghệ nông nghiệp sẽ là chìa khóa để nuôi sống dân số toàn cầu ngày càng tăng dưới sức ép của biến đổi khí hậu, và chính điều này đang khiến nó trở thành một chủ đề hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Đó là nguyên do vì sao các dòng tiền đầu tư vào ngành nông nghiệp những năm gần đây ngày càng "nóng" với sự góp mặt rầm rộ của các "ông lớn". Làn sóng đầu tư vào nông nghiệp bắt đầu tăng mạnh vào năm 2016, tuy nhiên, phải từ năm 2019, mới thực sự chứng kiến những cuộc “đổ bộ” của nhiều nhà đầu tư lớn khi có 17 dự án với tổng mức đầu tư trên 20.000 tỷ đồng được đi vào hoạt động.

Điển hình là các tên tuổi "khủng" như Vinamilk, Nafoods, TH, Dabaco Việt Nam, Masan, Lavifood, Ba Huân, Biển Đông..., đã không ngại chi hàng tỷ USD, tạo thành cuộc cạnh tranh khốc liệt để "khai quật" mảnh đất đầy tiềm năng này.  

Một trong những doanh nhân tạo “bom tấn” trong mua bán, sáp nhập thời gian qua, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan khẳng định, sáp nhập VinEco, Tập đoàn Masan là bước đi chiến lược của Masan khi hoàn thiện hệ sinh thái trồng trọt và chăn nuôi, cũng như thể hiện sứ mệnh “dốc sức toàn tâm toàn lực” vào nền nông nghiệp Việt Nam. 

"Masan tiên phong đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến thế giới, hoàn thiện chuỗi nông nghiệp khép kín 3F “từ trang trại đến bàn ăn” vào chuỗi giá trị tích hợp: Sản xuất thức ăn chăn nuôi - Trang trại chăn nuôi kĩ thuật cao - Chế biến thực phẩm công nghệ châu Âu - Hệ thống phân phối và xây dựng nhãn hiệu hàng hóa nhằm phục vụ các sản phẩm chất lượng cao cho gần 100 triệu người Việt Nam", ông Quang nói. 

Hay Công ty cổ phần Lavifood đã đưa vào vận hành nhà máy chế biến sâu nông sản Tanifood. Với tổng vốn đầu tư gần 1.800 tỷ đồng, trên diện tích 15 ha, sử dụng công nghệ sản xuất của Đức, Italy, Nhật Bản, dự án hứa hẹn là một trong những nhà máy chế biến rau - củ - quả lớn nhất Đông Nam Á. Sản phẩm chính của Tanifood là các loại rau - củ - quả tươi, đông lạnh, sấy khô, cô đặc, đóng hộp.

Mới đây, ngành chăn nuôi vừa đón một tay chơi mới gia nhập thị trường là Thaigroup, công ty con của Thaiholdings (Mã: THD).

Báo cáo tài chính soát xét nửa đầu năm 2022 của Thaiholdings cho biết Tập đoàn Thaigroup, đã rót 600 tỷ đồng cùng với CTCP Xuân Thiện Thanh Hóa 2 và Xuân Thiện Thanh Hóa 3 lập dự án chăn nuôi heo và sản xuất heo giống. Với khoản đầu tư này, THD sẽ nhận 60% lợi nhuận từ dự án.

Như vậy, Thaiholdings đã chính thức trở thành tân binh trong mảng chăn nuôi heo sau các ông lớn như Dabaco, Masan, Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai...

Đặc biệt, cuộc chơi ngày càng gay cấn hơn khi chứng kiến sự nở rộ của các dự án “khủng” của khối ngoại. Đơn cử như đầu năm 2022, De Heus Genetics, một “ông lớn” trong lĩnh vực chăn nuôi từ Hà Lan đã vận chuyển 2 lô heo giống thuần chủng với tổng cộng hơn 600 con heo giống từ Canada về Việt Nam bằng chuyên cơ riêng. Số heo này đã được đưa về trang trại heo giống De Heus Genetics ở Sơn La để nhân đàn.  

Giữa năm 2022, Tập đoàn Mavin (Úc) và Tập đoàn tài chính quốc tế (IFC) đã ký thỏa thuận đầu tư 52 triệu USD để phát triển đàn heo giống chất lượng cao và mở rộng công suất chăn nuôi heo tại Việt Nam. Cụ thể, Mavin sẽ phát triển 3 trang trại chăn nuôi heo, gồm: Trang trại 62 ha tại H.K’Bang (Gia Lai), trang trại 100 ha tại H.Anh Sơn (Nghệ An); trang trại 45 ha tại H.Cao Lãnh (Đồng Tháp).  

Gần đây nhất, Japfa, một công ty chăn nuôi đến từ Indonesia cũng đang vận hành 7 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, hơn 1.000 trang trại chăn nuôi gia cầm và gia súc cùng hệ thống hơn 40 cửa hàng bán các sản phẩm thịt tươi sống và thực phẩm chế biến thương hiệu Japfa Best tại Việt Nam. Hiện Japfa đang đầu tư 500 tỉ đồng để xây dựng trang trại gần 40 ha, cung ứng cho thị trường hơn 130.000 heo thịt, tương đương hơn 14.000 tấn thịt heo mỗi năm.  

... Đến nỗi lo bị lép vế

Vốn, công nghệ và giá nguyên liệu là 3 tử huyệt làm cho doanh nghiệp Việt thất thế trước FDI trên sân nhà. Ảnh: TL.

Vốn, công nghệ và giá nguyên liệu là 3 tử huyệt làm cho doanh nghiệp Việt thất thế trước FDI trên sân nhà. Ảnh: TL.

Mặc dù những năm qua, làn sóng các doanh nghiệp lớn của Việt Nam đầu tư vào nông nghiệp là khá rầm rộ nhưng hiệu quả vẫn mờ nhạt. Thực tế ngay cả “ông lớn” Masan cũng phải chấp nhận bán lại 14 nhà máy thức ăn chăn nuôi cho nước ngoài... Do đó việc lo sợ vốn ngoại sẽ thống lĩnh thị trường là khó tránh khỏi.

Cụ thể, thống kê của Cục chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết ngành thức ăn chăn nuôi có 265 công ty cùng rót vốn. Trong đó, khối doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dù chỉ có 89 doanh nghiệp nhưng sản lượng chiếm tới trên 60% toàn ngành.

Bên cạnh 2 gã "khổng lồ" là De Heus (Hà Lan) và C.P (Thái Lan), có nhiều tên tuổi lớn làm ăn rất hiệu quả như Cargill (Mỹ) năm 2020 lãi sau thuế đến 939 tỉ đồng, tăng 46% so với năm 2019 hay như Japfa (Indonesia) lợi nhuận sau thuế năm 2020 đạt 1.964 tỉ đồng tăng gấp 3,4 lần so với năm 2019.

"Các thương hiệu dẫn đầu thị trường Việt hiện tại đều là các thương hiệu toàn cầu. Đặc biệt, một số còn đến từ những quốc gia có nền chăn nuôi phát triển rất cao như Hà Lan, Mỹ hay Hàn Quốc. Họ không chỉ phát triển một ngành hay một chuỗi giá trị mà là cả một hệ sinh thái ngành chăn nuôi từ con giống, thức ăn, thuốc thú y, rồi chăn nuôi, chế biến sản phẩm sau chăn nuôi.

Là những tập đoàn toàn cầu, có lịch sử phát triển lâu đời nên sức mạnh về vốn, trình độ khoa học công nghệ, kiến thức sâu và mạng lưới kết nối rộng, nên họ luôn đi đầu và bỏ lại doanh nghiệp Việt một khoảng cách rất xa", các chuyên gia nhận định.

Mặc dù nhận diện những điểm mạnh và điểm yếu đó để khắc phục và phát triển, tuy nhiên theo ông Trần Vũ Khánh, Giám đốc Công ty Hiệp Quang Agro ở TP.HCM, phân tích, ngành nông nghiệp của Việt Nam đang rơi vào câu chuyện luẩn quẩn “con gà và quả trứng”. Để có trường vốn mạnh thì đòi hỏi doanh nghiệp phải làm ăn hiệu quả. Để làm ăn hiệu quả thì cần có kiến thức, kinh nghiệm, đầu tư vào khoa học công nghệ… Nhưng để có được những yếu tố này thì lại liên quan tới vấn đề vốn, thời gian và chính sách hỗ trợ của chính phủ.

Dẫu biết, đầu tư vào ngành nông nghiệp là ngành nghề gặp nhiều rủi ro và khó khăn, lợi nhuận nếu so với nhiều ngành nghề khác có thể là chưa bằng, nhưng việc đầu tư vào nông nghiệp cũng chính đang phát huy thế mạnh nổi bật của nước ta khi là nước nông nghiệp và đặc biệt hơn, tạo điều kiện sinh kế, tăng thu nhập cho người nông dân - lực lượng lớn ở khu vực nông thôn chính là những việc làm ý nghĩa mà doanh nghiệp làm được cho đất nước.

Theo đó, có sự liên kết, có nhà máy, có thị trường, nhưng vẫn cần có cả cơ chế chính sách và sự "xông xáo" của các cơ quan Nhà nước để "cởi trói" cho doanh nghiệp những điểm nghẽn tồn tại...

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 17/4, Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng (YBA Đà Nẵng), đã đón tiếp đoàn công tác Thành phố tiêu biểu Goyang (Hàn Quốc), đến thăm, làm việc và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng về đào tạo và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp.
8 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nhờ những nỗ lực giảm phát thải, tăng trưởng xanh đã giúp nhóm doanh nghiệp này dễ dàng được các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước rót vốn.
10 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, đầu tư bài bản ở cả mảng phát hành lẫn chấp nhận thanh toán thẻ đã giúp Sacombank tăng trưởng mạnh mẽ số lượng khách hàng thẻ tín dụng, đến nay đã đạt mốc 1 triệu khách hàng.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo chuyên gia, doanh nghiệp logistics phải tìm cách giảm phát thải trong chính hoạt động vận chuyển, vận tải và vận hành để không bị đào thải khỏi các hoạt động thương mại toàn cầu.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Giải thưởng này do Tạp chí Kinh tế Việt Nam / VnEconomy / Vietnam Economic Times tổ chức từ năm 2001, nhằm ghi nhận các doanh nghiệp FDI có hoạt động sản xuất, kinh doanh ấn tượng và đóng góp tích cực cho địa phương và nền kinh tế quốc gia.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, hai bên sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thành viên tham gia mở rộng thị trường, liên danh liên kết đầu tư, trên cơ sở bình đẳng và lợi ích chung, tuân thủ theo luật pháp và quy định của mỗi bên.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 16/4, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), về việc phối hợp triển khai các hoạt động hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực KH&CN, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vinschool - Hệ thống giáo dục lớn nhất Việt Nam thuộc Tập đoàn Vingroup - bắt đầu tuyển sinh tại đảo ngọc Phú Quốc và dự kiến khai giảng khóa đầu tiên tại Phú Quốc vào tháng 8/2024. Nằm trong khuôn viên siêu quần thể Phú Quốc United Center, Vinschool Grand World Phú Quốc với đầy đủ các cấp học sẽ là “làn gió mới” đem chương trình giáo dục toàn diện nhất tới Thành phố đảo Ngọc.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tối 14/4, tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bắc Giang đã đón nhận cờ chuyển giao Cụm trưởng Cụm Trung du Bắc bộ năm 2024, từ Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Ninh.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 14/4, tại sân bóng đá Ecopark (Hải Dương), Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh và Hội Người khuyết tật tỉnh, tổ chức “Ngày hội thanh niên khuyết tật tỉnh Hải Dương năm 2024”.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vừa qua, TTC AgriS, ASIF Foundation và Hội LHTN Việt Nam TP.HCM ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác sửa chữa và xây mới 50 công trình cộng đồng trường học đạt chuẩn trên địa bàn TP.HCM và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Đại diện các doanh nghiệp lâm, thuỷ sản cho rằng, tồn kho hiện nay không chỉ 3 tháng mà có thể lên tới 6 tháng, tạo áp lực rất lớn về đảm bảo thời gian đảo các khoản vay. Kiến nghị ngân hàng tăng thời hạn tín dụng cho các khoản vay lên 6 hoặc 9 tháng, đồng thời, xem xét tăng tỉ lệ thế chấp của doanh nghiệp. 
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong khuôn khổ Lễ công bố và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ Thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, Giải pháp thanh toán đa phương thức dành cho Doanh nghiệp của Sacombank đã xuất sắc vượt qua 271 đề cử, với nhiều vòng thẩm định khắt khe để đạt xếp hạng 5 sao trong lĩnh vực Ngân hàng số.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 14/4/, Triển lãm xúc tiến thương mại và đầu tư Doanh nhân trẻ Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh khai mạc với sự tham gia của gần 150 gian hàng của nhiều tổ chức, doanh nghiệp lớn trong cả nước.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nợ đọng cao lên tới 80% chi phí mỗi công trình đã ăn mòn sức khỏe các doanh nghiệp xây dựng.
5 ngày
Xem thêm