Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Cuộc chiến chống lạm phát của Jerome Powell có khả quan khi 'học' theo Paul Volcker?

Xuân Hạo
- 14:09, 06/11/2022

(DNTO) - Việc tăng lãi suất để hạn chế lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trong những tháng qua làm gợi nhớ đến thời kỳ suy thoái những năm 1970. Tuy nhiên, bối cảnh của hai thời kỳ này quá khác nhau. Liệu biện pháp chính sách tiền tệ như thế có là đúng?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang dẫn đầu các ngân hàng trung ương thế giới trong công cuộc “thắt lưng buộc bụng” để chống lạm phát, với biện pháp tăng lãi suất cao nhất từ năm 2006 đến nay. Sự kiện này làm dấy lên các bình luận từ nhiều đảng phái của Mỹ về Chủ tịch Fed Jerome “Jay” Powell, nhất là về sự ngưỡng mộ của ông với người tiền nhiệm “huyền thoại” Paul Volcker. Bên cánh tả, một sự so sánh như thế mang đến nhiều lo ngại; bên cánh hữu, nó mang đến sự khâm phục.

Lựa chọn duy nhất của Paul Volcker

Khi nhậm chức vào tháng 10/1979, Volcker tuyên bố “Mức sống của người Mỹ phải được hạ xuống”, hậu quả của cuộc chiến chống lạm phát dai dẳng những năm 1970. Volcker nhanh chóng biến điều này thành hiện thực bằng việc đẩy lãi suất lên cao ngất ngưởng: 20%, gây ra thời kỳ suy thoái kinh tế trầm trọng nhất tại Mỹ kể từ những năm 1930. 

Chính sách của Volcker vẫn giúp kết thúc mức lạm phát cao nhưng với một cái giá đáng sợ cho xã hội Mỹ. Sáu triệu người mất việc làm chỉ trong vòng ba năm, đẩy tỉ lệ thất nghiệp từ 6% lên đến 11% trong nửa cuối năm 1982. Ảnh hưởng đó không ngắn ngủi, khoảng một nửa việc làm bị mất đi vĩnh viễn chứ không chỉ là mất việc tạm thời. Rất nhiều lao động bị sa thải nằm trong vùng sản xuất trung tâm của nước Mỹ, sau này được đặt tên là “Rust belt” (Vành đai rỉ sét), vùng công nghiệp suy giảm, các nhà máy bỏ hoang già cỗi và dân số tụt hậu. 

Paul Volcker - Cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trong những năm 1980. Ảnh: CNBC.

Paul Volcker - Cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trong những năm 1980. Ảnh: CNBC.

Paul Volcker được bổ nhiệm bởi Tổng thống Jimmy Carter, vốn có vẻ không lường được hậu quả của việc này. Bạn thân và cố vấn của Carter, chủ ngân hàng Bert Lance, đã cảnh báo hậu quả của việc này sẽ ảnh hưởng đến kỳ bầu cử của Carter trong những năm 1980. Nhưng Carter đã nghe theo ý kiến của giới đầu tư ở Phố Wall và các chính trị gia: Volcker là người có khả năng khống chế được lạm phát, vốn đang ở mức 13% vào cuối năm 1979.

Trước kia, nước Mỹ đã chứng kiến tỉ lệ lạm phát cao như thế, nhưng không bao giờ ở giữa hay ngay sau các cuộc chiến tranh lớn. Tỉ lệ lạm phát đã ở mức 2% vào năm 1965, nhưng sau đó đã tăng không phanh trong vòng 15 năm liên tiếp, chỉ hơi chậm lại vào thời kỳ suy thoái đáng sợ ở những năm 1970. Trái với quan niệm của các nhà chính trị cánh tả, lạm phát đã không tha cho số phận của giới lao động. Lương bổng chạy sau giá cả tăng cao, và mức thu nhập hàng giờ rớt 14% trong khoảng thời gian giữa 1973 và 1980.

Với bối cảnh như thế, các biện pháp mạnh tay của Paul Volcker có vẻ như là lựa chọn duy nhất.

Đã có một số điểm tương tự giữa thời kỳ 1970 và hiện nay, chẳng hạn như giá thực phẩm và năng lượng tăng cao, thúc đẩy lạm phát. Nhưng cũng có những điểm khác biệt rất lớn. Đáng chú ý nhất là thị trường lao động.

Cuối những năm 1970, gần một phần tư công nhân tham gia công đoàn lao động, trong khi hiện tại, tỉ lệ đó chỉ là một phần mười. Trước kia, 22.000 ngày lao động đã mất đi do các cuộc đình công, trong khi năm ngoái (2021), con số đó là 1.500 - một mức giảm đến 93%. Suy thoái vào những năm 1980 đã huỷ hoại khả năng đàm phán của giới lao động. Các công đoàn lao động bị phá vỡ, công nhân đã phải chấp nhận bất kỳ công việc nào, dù khó khăn hay mức lương thấp.

Khi suy thoái kết thúc vào cuối 1982, thị trường chứng khoán hồi phục trở lại và giới chủ lao động bắt đầu ăn mừng một thời kỳ “chiến thắng” kéo dài 40 năm.

Đó không phải là hiện thực mà Chủ tịch đương nhiệm của Fed, Jerome Powell, đang phải đối mặt. Lạm phát đang là một vấn đề mới nổi lên trong vòng 15 tháng qua (chứ không phải 15 năm như thời kỳ 1970). Tuy có một dấu hiệu phản ứng từ phong trào Quyền lao động - đáng chú ý ở các công ty Amazon và Starbucks, nhưng năm nay (2022), tỉ lệ tham gia công đoàn lao động đã thuyên giảm và con số các cuộc đình công chỉ còn một phần ba so với năm ngoái (2021).

“Chiến trường” của Jerome Powell không giống thời Paul Volcker

Không giống với những năm 1970, lạm phát không bị thúc đẩy bởi các nỗ lực tăng thu nhập cho người lao động, mà lại bị ảnh hưởng bởi các sự kiện gây ra đứt gãy chuỗi cung ứng, trong đó bao gồm đại dịch Covid-19; các cuộc cấm vận đánh vào xuất khẩu nguyên liệu năng lượng của Nga. Hầu hết người lao động chỉ có thể đứng nhìn một cách bất lực trước tình trạng đồng lương của họ không thể theo kịp giá cả leo thang.

Có một số điểm tương tự giữa thời kỳ 1970 và hiện nay, chẳng hạn như giá thực phẩm và năng lượng tăng cao, thúc đẩy lạm phát, nhưng cũng có những điểm khác biệt rất lớn.

Một khác biệt vô cùng lớn nữa là: Thị trường Mỹ vừa trải qua một thời kỳ được “cưng chiều” bởi các chính sách kinh tế. Sau thời kỳ Đại suy thoái, Fed đã giữ mức lãi suất vô cùng thấp, gần mức zero trong các năm từ 2011 đến 2021. Hơn thế nữa, Ngân hàng Trung ương đổ hơn 3 nghìn tỉ USD vào các thị trường tài chính những năm 2008-2015, và 5 nghìn tỉ USD trong thời gian 2020-2022. Dẫn đến bùng nổ giá tài sản trên thị trường chứng khoán, tiền tệ ảo, bất động sản... Những gói “cứu trợ” kinh tế mà Fed phát ra liên tiếp trong các thập kỷ qua đã khiến các nhà đầu tư tin rằng Fed sẽ luôn tìm cách can thiệp để ngăn nền kinh tế đi xuống. Sẽ rất khó để thay đổi tư tưởng này trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

Có thể nói, “chiến trường” của Powell không thể so sánh với thời đại của Volcker. Lãi suất quỹ liên bang, lãi suất mà các ngân hàng cho vay qua đêm - con số mà Fed gây ảnh hưởng nhiều nhất, thay đổi từ chỉ trên 0% xuống còn dưới 4% sau khi Fed công bố mức tăng 0.75% lãi suất trong tuần vừa qua (thứ Tư, 2/11). Trước đây, Volcker đã phải đối đầu với một mức lãi suất cao hơn rất nhiều, ở mức 10%. Powell có thể ngưỡng mộ Volcker, nhưng so sánh với người tiền nhiệm thì ông chỉ là “một tay bạc nhỏ”. Câu hỏi đặt ra là: Vậy có nên áp dụng những chính sách tiền tệ tương tự với thời kỳ 1970 hay không?

Cuộc tranh cãi về các chính sách tiền tệ của Fed thường bỏ qua một điều cực kỳ quan trọng. Trải qua thời gian chống đỡ nền kinh tế bằng các gói “cứu trợ”, kinh tế Mỹ đang có nhiều vấn đề căn bản bao gồm mức độ đầu tư công và tư thấp, khoảng cách giàu nghèo khổng lồ và thị trường lao động không ổn định. Những vấn đề này cần phải được chấn chỉnh bởi các chính sách xã hội, chứ không thể bằng các chính sách về tiền tệ.

Nhưng với tình trạng chính trị căng thẳng hiện nay tại Mỹ, sẽ rất khó để các bên chung tay bàn luận cho các giải pháp thích hợp. 

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu giảm từ 60-100 đồng mỗi lít, riêng dầu mazut tăng giá nhưng không đáng kể.
19 giờ
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia trong ngành cho biết thị trường M&A (mua bán và sáp nhập) trong nước gần đây ghi nhận sự tham gia của nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đến tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp hay sản xuất.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo giới phân tích, trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ đủ mạnh và chưa có dấu hiệu cho thấy mặt bằng lãi suất liên ngân hàng và tỷ giá hạ nhiệt một cách bền vững, tôi cho rằng nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro danh mục ở thời điểm này.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thặng dư thương mại Việt Nam và Mỹ là thành tựu nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro khi nước này đang tăng cường bảo hộ hàng nội địa và sẽ duy trì chính sách thương mại cân bằng với các đối tác.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Quy định chống phá rừng (EUDR) đang đặt ngành cà phê Việt Nam vào nhiều thách thức, trong đó là phần xác minh nguồn gốc đất trồng và truy xuất nguồn gốc.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia cho rằng sở dĩ các nhà đầu tư cầm chừng trong các giao dịch M&A trong thời gian qua là do thăm dò chính sách từ phía Việt Nam, chờ kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ hoặc chờ mua dự án với giá tốt hơn. Khi những yếu tố này được giải tỏa, sự trở lại của các giao dịch sẽ mạnh mẽ hơn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Các loại xăng dầu đồng loạt giảm giá trong kì điều hành hôm nay 14/11. Ảnh: T.L.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Kỷ niệm 6 năm thành lập Trung tâm thương mại Satra Củ Chi (1239 Tỉnh lộ 8, ấp Thạnh An, xã Trung An, huyện Củ Chi, TP.HCM) nhiều hoạt động tặng quà, rút thăm trúng thưởng, khuyến mại lên đến 100%, diễn ra từ ngày 15/11 đến 12h00 ngày 28/11/2024.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 13/11, các ngân hàng đồng loạt niêm yết giá bán mỗi USD ở mức 25.502 đồng - mức cao nhất lịch sử. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, đồng Việt Nam đã mất giá khoảng 4,5%.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thông qua việc kiến tạo một diễn đàn trao đổi, thảo luận trực tiếp giữa những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực, chuỗi tọa đàm trực tuyến InnovaTalk do Quỹ VinFuture tổ chức xuyên suốt 3 năm qua đã trở thành cầu nối vững chắc cho cộng đồng khoa học Việt Nam vươn tới thế giới, góp phần thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trên toàn cầu.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Động lực trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang thay đổi kể từ cuối năm 2023, rõ ràng hơn vào năm 2024. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi của sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và chuỗi cung ứng. "Sóng" đầu tư mới sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 12/11, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố doanh số bán xe của các đơn vị thành viên VAMA. Theo đó, trong tháng 10/2024, doanh số đạt 38.761 xe, tăng 6% so với tháng trước và tăng 53% so với tháng 10/2023.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thông tin trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đánh giá chính sách tiền tệ, tài khóa vừa qua đã được điều hành hiệu quả, hợp lý. "Chúng ta chuẩn bị xử lý tiếp ngân hàng 0 đồng nữa, ổn định hệ thống".
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thừa nhận, cho vay đang vào kỳ tăng mạnh, song ngân hàng thương mại khó giảm thêm lãi suất vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trả lời chất vấn của ĐBQH về lý do tại sao ngân hàng chỉ bán vàng ra mà không mua lại của người dân, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, trước biến động giá vàng rất cao nên các ngân hàng, doanh nghiệp phải cân nhắc việc mua bán để phòng ngừa rủi ro.
1 tuần
Xem thêm