Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Cứ 4 tổ chức, doanh nghiệp thì có 1 bị ảnh hưởng do tấn công mạng

Huyền Trang
- 11:21, 24/11/2022

(DNTO) - Bị gián đoạn hệ thống, dịch vụ do bị tấn công mạng nhưng có tới 68% tổ chức, doanh nghiệp chưa có đủ kinh phí và 76% chưa đủ nhân lực để bảo vệ an toàn thông tin. 

Công tác đảm bảo an toàn thông tin phải được chú trọng để ngăn chặn sớm các nguy cơ tấn công, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, tổ chức. Ảnh: T.L.

Công tác đảm bảo an toàn thông tin phải được chú trọng để ngăn chặn sớm các nguy cơ tấn công, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, tổ chức. Ảnh: T.L.

'An toàn thông tin quan trọng như phòng cháy và phòng dịch'

Thông tin trong Ngày hội An toàn thông tin 2022 sáng 24/11, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VINASA) cho biết, mới đây Hiệp hội tiến hành khảo sát với 135 tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam về công tác đảm bảo an toàn thông tin. Theo đó, cứ 4 tổ chức, doanh nghiệp thì có 1 đã từng bị gián đoạn hệ thống, dịch vụ do bị tấn công mạng.

Tuy vậy, đa phần tổ chức, doanh nghiệp chưa chú ý đến bảo vệ an toàn thông tin. Khảo sát của VINASA cũng cho thấy, có đến 76% tổ chức, doanh nghiệp chưa đủ nhân lực an toàn thông tin đáp ứng được yêu cầu hiện tại. 87% tổ chức, doanh nghiệp lo ngại yếu tố con người, 58% đơn vị lo ngại về điểm yếu công nghệ và 47% lo ngại về lỗ hổng quy trình. 68% tổ chức doanh nghiệp chưa có đủ kinh phí đầu tư cho an toàn thông tin để đáp ứng yêu cầu hàng năm.

Các vụ tấn công mạng ở Việt Nam tăng mạnh trong 11 tháng đầu năm. Cụ thể, có tới 11.213 các cuộc tấn công được ghi nhận, tăng 44,2% so với cùng kì năm trước (theo Cục An toàn thông tin).

Các kết quả thu được nổi lên một số vấn đề lớn về tình hình an toàn thông tin mạng cần quan tâm cần khắc phục trong thời gian tới. Ông Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch VINASA mong muốn công tác bảo đảm an toàn thông tin tiếp tục được Chính phủ và toàn xã hội quan tâm.

“Cần coi công tác an toàn thông tin quan trọng như công tác phòng cháy chữa cháy cũng như công tác phòng chống dịch bệnh”, ông Hưng nói.

Khối lượng công việc khổng lồ

Mỗi người Việt dành khoảng 7 tiếng/ngày trên môi trường trực tuyến nhưng chưa trang bị nhận thức và kỹ năng phòng chống rủi ro an ninh mạng. Ảnh: T.L.

Mỗi người Việt dành khoảng 7 tiếng/ngày trên môi trường trực tuyến nhưng chưa trang bị nhận thức và kỹ năng phòng chống rủi ro an ninh mạng. Ảnh: T.L.

Chia sẻ trong Hội thảo, ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, hiện chúng ta đang phải bảo vệ ít nhất hơn 3.000 hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước, hơn 1 triệu doanh nghiệp, 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, 26 triệu hộ gia đình, 100 triệu người dân.

Đây là một khối lượng công việc khổng lồ và không một đơn vị đơn lẻ nào có thể xử lý hết được khối lượng công việc này. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn không gian mạng cho các tổ chức, cá nhân là trách nhiệm phải chủ động vào cuộc của tất cả cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

Trung bình trong năm 2021, mỗi người dân Việt Nam dành khoảng 7 tiếng/ngày trên môi trường trực tuyến. Thời gian online của người dùng tăng nhanh nhưng nhận thức và kỹ năng, thói quen của mỗi người chưa theo kịp sự phát triển này. Vì vậy, vẫn còn tình trạng lộ lọt thông tin cá nhân, người dân bị lừa đảo trực tuyến.

Trong 11 tháng đầu năm, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các cơ quan liên quan ngăn chặn 2.328 website lừa đảo, bảo vệ gần 4 triệu người dân, tương đương 6% người dùng trên internet. Tuy nhiên, vấn đề gốc rễ là làm sao để người dân chủ động bảo vệ mình trên không gian mạng cũng giống là bảo vệ tài sản của chính họ trong đời sống thực.

Vì vậy, việc nâng cao nhận thức an toàn thông tin mạng cho người dân sẽ là giải pháp căn cơ, lâu dài. Để làm được điều đó, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng công tác tuyên truyền phải đáp ứng 4 tiêu chí: rộng; thường xuyên, liên tục; dễ hiểu và cuối cùng là ấn tượng.

“Thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ ưu tiên thúc đẩy phát triển các sáng kiến, giải pháp an toàn thông tin mạng xuất sắc để bảo vệ người dân, doanh nghiệp và tổ chức trước các cuộc tấn công”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh.

Cũng trong khuôn khổ Ngày hội An toàn Thông tin 2022, Liên minh Tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng được thành lập. Liên minh có sự tham gia của Cục An toàn thông tin, VNISA và 9 doanh nghiệp: VNPT, Viettel, MobiFone, TikTok, VNG, Cốc Cốc, BKAV, CMC và VNG.

“Với thành phần bao gồm cơ quan nhà nước, Hiệp hội, các doanh nghiệp viễn thông, an toàn thông tin mạng và mạng xã hội, hy vọng Liên minh sẽ có đủ tri thức và công cụ kỹ thuật để làm góp phần bảo vệ người dân trên không gian mạng”, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh. 

Tin khác

An toàn thông tin
Chuyên gia cho rằng cần có hành lang pháp lý để kiểm soát sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) nhưng nên quy trách nhiệm cho người dùng AI chứ không phải bản thân AI.
2 tuần
An toàn thông tin
Chuyên gia cho biết tấn công mạng ngày càng có xu hướng tập trung vào những hạ tầng thông tin quan trọng, không chỉ nguy hiểm cho hệ thống của các doanh nghiệp, tổ chức mà còn ảnh hưởng đến an toàn không gian mạng quốc gia.
1 tháng
An toàn thông tin
Giả mạo công an, nhân viên ngân hàng, người thân, cho đến cả chuyên gia bảo mật nổi tiếng..., các đối tượng lừa đảo ngày nay không bỏ qua bất kì phương thức nào hòng chiếm đoạt tiền trong túi của người dân. 
4 tháng
An toàn thông tin
Giả dạng những nhà phát hành game, quản trị web, nhà quảng cáo hay thậm chí là người bạn chơi game cùng, nhóm tin tặc lôi kéo người chơi game, người sử dụng mạng xã hội truy cập vào các đường link giả mạo, hoặc tải về các file có đường dẫn nguy hại để chiếm quyền truy cập máy tính, điện thoại.
5 tháng
An toàn thông tin
Các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng và nguy hiểm khi các đối tượng sử dụng sự thông minh của công nghệ AI vào mục đích xấu.
5 tháng
An toàn thông tin
Theo chuyên gia bảo mật, quyền truy cập của hàng trăm nghìn chiếc camera đang được tin tặc (hacker) rao bán với giá rẻ, nguy cơ dẫn tới lộ lọt thông tin cá nhân và các hành vi riêng tư.
6 tháng
An toàn thông tin
Tội phạm mạng đang triệt để lợi dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ mới như deepface…, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ USD mỗi năm cho các nền kinh tế.
6 tháng
An toàn thông tin
Những bản ghi âm, video nhái giọng nói, hình ảnh của người thân, người nổi tiếng đã khiến nhiều nạn nhân rơi vào bẫy của tội phạm deepfake. 
6 tháng
An toàn thông tin
Theo chuyên gia, các hacker (tin tặc) thường nằm vùng trong các tổ chức từ 3-6 tháng để nghiên cứu hệ thống vận hành, sau đó tiến hành các cuộc tổng tấn công.
7 tháng
An toàn thông tin
Xác thực không mật khẩu, tức dùng sinh trắc học để đăng nhập vào các tài khoản được xem là phương thức hữu hiệu để hạn chế các vụ tấn công mạng.
7 tháng
An toàn thông tin
Công nghệ, internet đang tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ tiến bộ nhưng buộc con người phải trả nhiều tiền hơn để sử dụng, thậm chí cả bảo mật chúng.
1 năm
An toàn thông tin
Cùng với Cloudflare và Amazon, hai gã khổng lồ công nghệ này đã ngăn chặn một cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) được coi là lớn nhất từ trước đến nay. Đây thực sự là một cuộc đua không thể so sánh.
1 năm
An toàn thông tin
Trí thông minh nhân tạo đã cho phép kẻ gian tái tạo hình ảnh nạn nhân một cách vô cùng chân thực, có thể qua mặt những biện pháp xác minh danh tính tối tân nhất, khiến bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân.
1 năm
An toàn thông tin
Việt Nam có nhiều tiềm năng ngay cả trong công nghệ mới như AI, nhưng cần nhanh hơn để không bị xâm chiếm bởi các ứng dụng ngoại.
1 năm
Công nghệ Số hóa
Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu của Ireland (DPC), đã phạt TikTok 345 triệu euro (368 triệu USD) vì vi phạm quyền riêng tư của trẻ em trong độ tuổi từ 13 đến 17 khi xử lý dữ liệu của họ.
1 năm
Xem thêm