Thứ năm, 28/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Có tới hơn 11.200 cuộc tấn công mạng Việt Nam trong 11 tháng đầu năm, tăng hơn 44% so với cùng kì

Sông Hương
- 09:50, 24/11/2022

(DNTO) - Số lượng các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng với thủ đoạn ngày càng tinh vi, nhưng vẫn còn rất nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thờ ơ với việc bảo vệ và xử lý.

Các cuộc tấn công mạng tại Việt Nam tăng mạnh trong năm 2022. Ảnh: T.L.

Các cuộc tấn công mạng tại Việt Nam tăng mạnh trong năm 2022. Ảnh: T.L.

Thông tin tại Hội thảo – Triển lãm Quốc tế Ngày An toàn Thông tin Việt Nam 2022, ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, năm 2022 ghi nhận là năm thứ 4 liên tiếp tấn công mã độc IP Botnet trung bình giảm, xử lý 76 website phát tán mã độc; chặn kết nối đến 915 địa chỉ máy chủ điều khiển mạng Botnet.

Cũng trong năm nay, điều phối ngăn chặn 2.328 website lừa đảo, vi phạm pháp luật; 1342 trang web lừa đảo trực tuyến; 986 trang web, blog vi phạm pháp luật. Bảo vệ gần 4 triệu người dân, tương đương 6% người dùng trên internet không truy cập website lừa đảo.

“Chiến dịch năm nay có một điểm mới là để bảo vệ an toàn không gian mạng đạt hiệu quả cao nhất, cần tìm và xử lý tận gốc của vấn đề, các trang web phát tán các phần mềm độc hại”, ông Khoa cho biết.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng thì các mối đe dọa về an toàn thông tin vẫn còn.

11 tháng đầu năm, có tới 11.213 cuộc tấn công mạng đã được Cục An toàn Thông tin ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý. Con số này  tăng tới 44,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 3.930 cuộc tấn công giả mạo (phishing), 1.524 cuộc tấn công thay đổi nội dung (deface), 5.759 cuộc tấn công phần mềm độc hại (malware).

Các hình thức lừa đảo phổ biến chủ yếu là giả mạo thương hiệu (72,6%), giả mạo chiếm đoạt tài khoản trực tuyến (11,4%), hình thức khác như lừa đảo trúng thưởng, việc làm online, app cho vay… (16%).

“Trong an toàn thông tin, chúng tôi quan điểm cách chúng ta xử lý ứng phó với các sự cố an toàn thông tin hơn là những con số. Tuy nhiên một hiện trạng đáng lưu ý là mặc dù nhận được cảnh báo về tấn công mạng hoặc các điểm yếu về lỗ hổng từ các cơ quan chức năng nhưng vẫn rất nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa quan tâm xử lý hoặc chưa cập nhật các phần mềm bảo vệ. Đây là vấn đề liên quan đến nhận thức và trách nghiệm và các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp cần thay đổi”, ông Khoa cho biết.

Cũng theo đại diện Cục An toàn thông tin, nhiệm vụ trong năm 2023 trong bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng theo nguyên tắc “thực sao ảo vậy”, tức các cơ quan quản lý lĩnh vực nào trong đời sống thực thì cũng có trách nhiệm quản lý các nội dung trên không gian mạng.

Tin khác

An toàn thông tin
Công nghệ, internet đang tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ tiến bộ nhưng buộc con người phải trả nhiều tiền hơn để sử dụng, thậm chí cả bảo mật chúng.
4 tháng
An toàn thông tin
Cùng với Cloudflare và Amazon, hai gã khổng lồ công nghệ này đã ngăn chặn một cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) được coi là lớn nhất từ trước đến nay. Đây thực sự là một cuộc đua không thể so sánh.
5 tháng
An toàn thông tin
Trí thông minh nhân tạo đã cho phép kẻ gian tái tạo hình ảnh nạn nhân một cách vô cùng chân thực, có thể qua mặt những biện pháp xác minh danh tính tối tân nhất, khiến bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân.
5 tháng
An toàn thông tin
Việt Nam có nhiều tiềm năng ngay cả trong công nghệ mới như AI, nhưng cần nhanh hơn để không bị xâm chiếm bởi các ứng dụng ngoại.
6 tháng
Công nghệ Số hóa
Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu của Ireland (DPC), đã phạt TikTok 345 triệu euro (368 triệu USD) vì vi phạm quyền riêng tư của trẻ em trong độ tuổi từ 13 đến 17 khi xử lý dữ liệu của họ.
6 tháng
Công nghệ Số hóa
Trong thời đại của trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển mạnh mẽ, cuộc tấn công "tiêm lệnh hay tiêm lời nhắc" (prompt injection) trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự an toàn và bảo mật trực tuyến.
6 tháng
Công nghệ Số hóa
Một hacker đang lạm dụng các quảng cáo trả tiền trên Facebook để quyến rũ nạn nhân bằng lời hứa về công nghệ trí tuệ nhân tạo, nhằm lấy cắp thông tin đăng nhập của người dùng với mục tiêu chiếm quyền kiểm soát các tài khoản kinh doanh.
7 tháng
Công nghệ Số hóa
Các nhà nghiên cứu an ninh mạng đã phát hiện ra một chiến dịch lừa đảo lớn sử dụng mã QR độc hại với hy vọng lấy được thông tin đăng nhập Microsoft của một số mục tiêu, bao gồm một công ty năng lượng lớn tại Hoa Kỳ.
7 tháng
Công nghệ Số hóa
Theo một báo cáo mới được công bố tuần qua bởi công ty an ninh mạng SlashNext, các hacker đang mở rộng nhanh chóng trí tuệ nhân tạo (AI) cho mục đích phạm pháp, với sự ra mắt của một số công cụ mới trên darknet (mạng tối), vượt xa việc phát hiện ra WormGPT vào tháng trước.
7 tháng
Công nghệ Số hóa
Kevin Mitnick, một trong những hacker nổi tiếng người từng trốn tránh cơ quan chức năng, đã qua đời ở tuổi 59. Thông tin này gây xôn xao trong cộng đồng công nghệ và an ninh mạng.
8 tháng
An toàn thông tin
WormGPT là một công cụ trí tuệ nhân tạo đang được tội phạm mạng sử dụng để thực hiện cuộc tấn công phá hoại email doanh nghiệp. Đây là một phát hiện đáng lo ngại, làm gia tăng nguy cơ cho an ninh mạng và đánh đổ sự tin tưởng của các doanh nghiệp và tổ chức.
8 tháng
An toàn thông tin
Không có giải pháp nào ngăn chặn 100% sự cố tấn công mạng. Do vậy, các tổ chức càng có nhiều dữ liệu quan trọng phải sớm nhất xây dựng đội ngũ chặn hacker từ sớm.
8 tháng
An toàn thông tin
Chỉ trong nửa đầu năm, hàng trăm vụ tấn công của hacker đã cướp đi hàng trăm triệu USD của các dự án blockchain, gây thiệt hại cho cả người sáng lập, nhà đầu tư và cộng đồng.
8 tháng
Công nghệ Số hóa
OpenAI, công ty tạo ra ChatGPT mang tính cách mạng, đã khởi chạy một chương trình Bug Bounty (săn lỗ hổng kiếm tiền thưởng) khổng lồ.
9 tháng
Công nghệ Số hóa
Trong khoảng thời gian từ tháng 6/2022 đến tháng 5/2023, hơn 100.000 thông tin đăng nhập tài khoản OpenAI ChatGPT đã bị xâm phạm và xuất hiện trên các trang web ngầm (dark web), trong đó chỉ riêng Ấn Độ đã có 12.632 thông tin đăng nhập bị đánh cắp.
9 tháng
Xem thêm