Thứ ba, 25/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Công chức mất việc có tạo áp lực lên thị trường lao động?

Theo VOV
- 10:00, 25/03/2025

(DNTO) - Dự kiến có khoảng 100.000 công chức, viên chức nghỉ việc do sáp nhập, tinh gọn bộ máy. Song hành với những áp lực lên thị trường lao động là những thuận lợi mang lại cho thị trường này trong thời gian tới.

Đợt tinh giản, sắp xếp bộ máy nhà nước tới đây có một tỷ lệ không nhỏ công chức, viên chức nhà nước phải nghỉ việc. Nhiều người trong số này sẽ tham gia vào thị trường lao động thuộc khu vực doanh nghiệp.

Các chuyên gia cho rằng, quy mô của nền kinh tế và thị trường lao động hơn 50 triệu người như hiện nay đủ để hấp thu khoảng 100.000 cán bộ tinh giản. Việc tinh giản sẽ khiến một số lượng lớn người trong độ tuổi lao động mất việc làm nhưng đi kèm với đó là sự tích cực. Mỗi sự thay đổi đều mở ra những cơ hội mới, chỉ cần mỗi người dám bước qua vùng an toàn của mình.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cả trăm nghìn người mất việc, tác động mạnh tới thị trường lao động

Theo TS. Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội, thị trường lao động được dự đoán sẽ có những bất ổn và biến động khá lớn do chính sách tinh giản trong khu vực nhà nước, rồi cơ cấu, điều chỉnh ở các cấp tỉnh, huyện, xã và các đơn vị. Với số lượng cả trăm nghìn người mất việc sẽ tạo ra tác động mạnh tới thị trường lao động. Bởi hiện nay, số người thất nghiệp của cả nước đã chạm mức trên 1 triệu người.

Trong công cuộc tinh giản lần này, không phải tất cả mọi người đều thất nghiệp, mà chỉ là tạm thời rời khu vực này để sang khu vực khác. Dự đoán sẽ có những tác động ban đầu tương đối lớn, tương đối mạnh với thị tường lao động. Về lâu dài, tác động ấy có thể sẽ được giảm đi nhiều vì nhóm rời khỏi khu vực nhà nước có nhiều người có kiến thức, kỹ năng, có một phần hỗ trợ của Nhà nước, hy vọng họ sẽ đóng góp được những thành tựu đáng kể cho khu vực ngoài nhà nước.

Cũng theo bà Hương, đây có thể coi là cơ hội tốt của thị trường lao động cả nước khi được “bổ sung” một lượng lớn cán bộ, công chức, viên chức có trình độ, chuyên môn cao, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cho nền kinh tế.

“Lao động thuộc khu vực nhà nước có ưu điểm là sự chỉn chu, tinh thần trách nhiệm, am hiểu quy trình hành chính, kinh nghiệm xử lý công việc bài bản và có tính hệ thống. Tuy nhiên, khi chuyển sang khu vực tư, hiệu quả công việc được đo lường bằng kết quả rõ ràng và thường đi kèm áp lực về thời gian. Do đó, người lao động cần thay đổi, nỗ lực rèn luyện để thích ứng với môi trường làm việc mới; Cải thiện kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm để tương tác hiệu quả hơn với đối tác. Sẵn sàng thay đổi và thử nghiệm các phương pháp làm việc mới cũng như mở rộng tư duy để thích nghi với môi trường làm việc đa dạng”, TS. Nguyễn Thị Lan Hương bày tỏ.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Minh Phong - nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội chia sẻ, thị trường lao động Việt Nam liên tiếp hứng chịu những áp lực từ thời kỳ dịch Covid-19 hoành hành, doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động do cách ly, giảm đơn hàng. Còn năm nay, doanh nghiệp lại chịu áp lực của cuộc tinh gọn bộ máy nhà nước với hàng trăm nghìn lao động dôi dư.

Việc tinh giản lao động làm tăng số lượng người cần tìm việc, cần tái hòa nhập cộng đồng, kể cả bộ phận trong doanh nghiệp đang bị dôi dư cũng như bộ phận công chức nhà nước dôi dư sau tinh gọn, điều này làm tăng sự cạnh tranh, giảm sức ép tăng lương khi nhiều người cùng tìm việc. Như vậy, người lao động sẽ chịu áp lực cạnh tranh về việc làm cũng như giảm bớt kỳ vọng tăng lương nhiều hơn trong thời gian tới. Đây là tác động áp lực lớn nhất đối với người lao động.

Thị trường lao động sẽ chất lượng hơn

Tuy nhiên, đi cùng với những áp lực đó là sự thuận lợi. Đó là thị trường lao động được bổ sung một lực lượng lao động dôi dư từ khu vực nhà nước với nhiều kinh nghiệm; Tỷ lệ lao động được đào tạo bài bản tăng, đặc biệt, trong bối cảnh đang khan hiếm lao động, nhất là lao động trẻ, người lao động có trình độ ở khu vực tư nhân cũng như nơi cần sức lao động nhiều; Người từ khu vực nhà nước bước sang khu vực tư nhân có thuận lợi là am hiểu quy trình hành chính, kinh nghiệm xử lý công việc bài bản... Những yếu tố thuận lợi đó sẽ giúp cho thị trường lao động chất lượng hơn.

TS. Nguyễn Minh Phong - nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội

TS. Nguyễn Minh Phong - nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội

TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, không chỉ ở Việt Nam mà thế giới cũng đã đối diện với làn sóng sa thải, thất nghiệp, bởi cạnh tranh của AI, bởi tái cơ cấu. Để thích ứng với điều kiện mới, tình hình mới, mỗi người cần tự điều chỉnh nhận thức theo hướng chấp nhận lịch sử, chấp nhận áp lực thực tế ngày càng khó khăn hơn trong vấn đề tìm việc làm phù hợp, nhất là việc làm có thu nhập tốt. Thứ 2, cần chủ động đào tạo mình, tái đào tạo mình để thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng, tái hòa nhập với thị trường lao động nhất là những người trẻ trong độ tuổi lao động. Thứ 3, luôn thay đổi kỹ năng, thói quen, tư duy, tâm lý mà mình vốn có trước đó để linh hoạt chấp nhận thách thức và dễ dàng ứng phó với những biến động của yêu cầu mới của thị trường. Đặc biệt là thị trường lao động ngày càng đòi hỏi chất xám cao hơn.

“Một bộ phận người khó có điều kiện tái hòa nhập, đào tạo thì cần chấp nhận chuyển sang các hoạt động khác ở mức độ đơn giản hơn, thu nhập khiêm tốn hơn để ổn định cuộc sống của mình, tránh trường hợp thất vọng quá hóa ra tiêu cực, dẫn đến tự hủy hoại các cơ hội mà mình đã có. Ngoài ra, khoản tiền Nhà nước đãi ngộ, đền bù cho những người trong diện rời khu vực nhà nước thì nên được quản lý một cách tích cực, tránh trường hợp chi tiêu vô độ trong một thời gian ngắn, từ đó làm mất các cơ hội tái hòa nhập cộng đồng”, ông Nguyễn Minh Phong cho hay.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, năm 2025 sẽ có nhiều thuận lợi về kinh tế - xã hội để thị trường lao động tiếp tục phát triển tích cực, tốc độ tăng trưởng cao hơn, tỷ lệ thất nghiệp giảm… Nhiều ngành, lĩnh vực đang tạo thêm công ăn việc làm và có thể hấp thụ nhiều lao động. Hiện nay, quy mô của thị trường lao động cả nước có khoảng gần 53 triệu người thì việc bổ sung thêm khoảng hơn 100.000 người cán bộ công chức, viên chức nhà nước dôi dư sau sắp xếp là không quá khó khăn.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Dự kiến có khoảng 100.000 công chức, viên chức nghỉ việc do sáp nhập, tinh gọn bộ máy. Song hành với những áp lực lên thị trường lao động là những thuận lợi mang lại cho thị trường này trong thời gian tới.
50 phút
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Một trong những điểm nổi bật của chiến lược này là việc chuyển hướng dòng tiền tiết kiệm từ ngân hàng sang các công cụ thị trường vốn có lợi suất cao hơn.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tư nhân phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nâng cao lượng và chất tạo thành một lực lượng vững mạnh đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Quyết định hoãn áp thuế của EU đặt ra nhiều câu hỏi về chiến lược thương mại và mối quan hệ với Mỹ.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tập đoàn Vingroup vừa có văn bản gửi UBND TP. Hồ Chí Minh, Sở Giao thông công chánh Thành phố đề xuất đầu tư tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm TP. Hồ Chí Minh với huyện Cần Giờ.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Cách đây không lâu, các quan chức tài chính Fed chỉ đã dự đoán một cuộc ‘hạ cánh mềm’ cho nền kinh tế Mỹ trong 2025. Nhưng tương lai này đã hoàn toàn thay đổi khi Tổng thống Donald Trump thắng cử.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 20/3, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
4 ngày
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay đang bộc lộ rõ những bất cập trước bối cảnh chi phí sinh hoạt leo thang, lương tối thiểu tăng và thu nhập thực tế của người dân biến động mạnh.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ đề nghị Tập đoàn Airbus tiếp tục hợp tác với các hãng hàng không của Việt Nam để phát triển ngành công nghiệp hàng không tại Việt Nam, bao gồm việc phát triển đội tàu bay của Việt Nam, quan tâm, xem xét việc sớm bàn giao các đơn hàng tàu bay đã ký hợp đồng cho các hãng hàng không Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đội bay của các hãng trong thời gian tới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong khi các nền kinh tế lớn như Mỹ và EU bị chia rẽ bởi những tranh chấp thương mại kéo dài, Trung Quốc đã tận dụng thời cơ để thu hút đầu tư, mở rộng thị trường và gia tăng ảnh hưởng toàn cầu.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp nghe báo cáo về xây dựng và lộ trình áp dụng các quy chuẩn Việt Nam về khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành, chiều 13/3.
1 tuần
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 12/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện chủ trì phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo; nhấn mạnh mục tiêu đảm bảo tiếp cận tài chính rộng khắp, bao trùm, toàn diện, bình đẳng, mọi người dân ở mọi nơi được tiếp cận bình đẳng, được thụ hưởng thành quả và được bảo vệ an toàn khi tiếp cận các dịch vụ tài chính.
1 tuần
Xem thêm