Thứ hai, 17/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thuế thu nhập cá nhân: Điều chỉnh thế nào để kích thích lao động và công bằng hơn?

Theo vov.vn
- 12:04, 17/03/2025

(DNTO) - Mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay đang bộc lộ rõ những bất cập trước bối cảnh chi phí sinh hoạt leo thang, lương tối thiểu tăng và thu nhập thực tế của người dân biến động mạnh.

Mức thu thuế tăng nhanh hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu ngườiHiện thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một trong 9 loại thuế của Việt Nam, đóng góp hơn 198.000 tỷ đồng trong tổng thu hơn 1,9 triệu tỷ đồng (ước tính) năm 2024, chiếm khoảng 10% trên tổng thu.

So sánh tốc độ tăng thu thuế với tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người và lạm phát, PGS.TS. Phan Hữu Nghị, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính (Đại học Kinh tế Quốc dân) cho biết, dữ liệu thuế TNCN và thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2020 - 2024 cho thấy mức thu thuế tăng nhanh hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người.

Mức thu thuế tăng nhanh hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người (Ảnh minh họa: KT)

Mức thu thuế tăng nhanh hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người (Ảnh minh họa: KT)

Theo số liệu thống kê, chỉ trong vòng 4 năm, tổng thu thuế TNCN đã tăng khoảng 80%, gần như gấp đôi. Điều này đặt ra nhiều vấn đề về tính hợp lý của chính sách thuế hiện hành, đặc biệt là mối quan hệ giữa tốc độ tăng số thu thuế và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người.

 Cụ thể, tổng thu từ thuế TNCN giai đoạn 2020 - 2024 tăng 72%, từ 115.000 tỷ đồng lên 19.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người trong cùng kỳ tăng 30,2%, từ 3.548 USD/năm lên 4.622 USD/năm. Lạm phát trung bình hàng năm dao động từ 0,81% - 4,16%, với mức cao nhất vào năm 2023 (4,16%) và thấp nhất vào năm 2021 (0,81%).

Khi tính đến yếu tố lạm phát, mức tăng thực tế của thu nhập bình quân đầu người có thể thấp hơn so với con số danh nghĩa. Cụ thể: Giai đoạn 2020 - 2024, tổng lạm phát cộng dồn khoảng 12,58% nếu so với kỳ gốc 2020 mức tăng khoảng 28%. Điều này có nghĩa là dù thu nhập bình quân đầu người có tăng tới 30,2% nhưng sức mua thực tế có thể không tăng tương ứng.

“Đáng chú ý, trong giai đoạn này, tốc độ tăng thuế thu nhập cá nhân không chỉ nhanh hơn thu nhập bình quân đầu người mà còn không phản ánh đúng sự thay đổi của thu nhập thực. Do vậy, cần xem xét lại mức giảm trừ gia cảnh cũng như biểu thuế lũy tiến để bảo đảm chính sách thuế công bằng hơn, phù hợp thực tế kinh tế và mức sống của người lao động Việt Nam”, PGS.TS Phan Hữu Nghị nêu quan điểm.

PGS. TS. Lê Xuân Trường, Trưởng Khoa Thuế và Hải quan (Học viện Tài chính) cũng cho biết, khi so sánh mức giảm trừ bản thân của Việt Nam với GDP bình quân đầu người thì mức giảm trừ bản thân của Việt Nam khá cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Cụ thể, so với Indonesia, một nước trong khu vực Đông Nam Á và ở trình độ phát triển tương đương (GDP đầu người của Indonesia năm 2024 là 4.981 USD, còn GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2024 là 4.700 USD) thì mức giảm trừ bản thân người nộp thuế của Việt Nam cao hơn khoảng 50%.

Theo PGS.TS. Lê Xuân Trường, giảm trừ gia cảnh là số tiền trừ vào thu nhập chịu thuế TNCN khi xác định thu nhập tính thuế dựa trên hoàn cảnh gia đình của người nộp thuế. Theo thông lệ các nước, giảm trừ gia cảnh thường được áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công hoặc/và thu nhập từ kinh doanh của cá nhân cư trú. Đối với những nước đánh thuế TNCN trên tổng thu nhập thì giảm trừ gia cảnh được xác định khi xác định thu nhập tính thuế đối với tổng thu nhập.

“Quy định giảm trừ xuất phát từ quan điểm đánh thuế TNCN phải đảm bảo sau khi nộp thuế, người nộp thuế có thu nhập để trang trải cuộc sống ở mức trung bình của xã hội. Điều này có nghĩa là, xác định mức giảm trừ sao cho sau khi nộp thuế cho nhà nước thì người nộp thuế đảm bảo cuộc sống ở mức cần thiết trung bình xã hội. Từ đó, đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của dân cư và đảm bảo đời sống cho người nộp thuế”, PGS.TS. Lê Xuân Trường cho hay.

Cân nhắc điều chỉnh ngưỡng đánh thuế lên mức 20 - 25 triệu đồng/thángPhân tích thêm về khía cạnh này, PGS.TS. Phan Hữu Nghị cho rằng, khấu trừ thuế là một vấn đề quan trọng trong hệ thống thuế TNCN, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến số đối tượng nộp thuế và số thuế phải nộp.

Hiện nay, khi xem xét thu nhập chịu thuế, cần tính đến chi phí cần thiết để tạo ra thu nhập, bao gồm cả chi phí sinh hoạt hàng ngày (đi lại, ăn uống, tái sản xuất sức lao động) và chi phí từ quá khứ như chi phí học hành, đào tạo...để có công việc và thu nhập ngày hôm nay. Tuy nhiên, hệ thống thuế hiện hành có thể chưa phản ánh đầy đủ những yếu tố này, dẫn đến việc đánh thuế chưa thực sự công bằng đối với người lao động.

Khi xem xét thu nhập chịu thuế, cần tính đến chi phí cần thiết để tạo ra thu nhập, bao gồm cả chi phí sinh hoạt hàng ngày như: đi lại, ăn uống, tái sản xuất sức lao động... (Ảnh minh họa: KT)

Khi xem xét thu nhập chịu thuế, cần tính đến chi phí cần thiết để tạo ra thu nhập, bao gồm cả chi phí sinh hoạt hàng ngày như: đi lại, ăn uống, tái sản xuất sức lao động... (Ảnh minh họa: KT)

“Hiện mức giảm trừ gia cảnh đang áp dụng thống nhất trên toàn quốc, bất kể sự khác biệt về chi phí sinh hoạt giữa các tỉnh, thành. Điều này dẫn đến bất cập khi chi phí sinh hoạt ở Hà Nội hay TP.HCM cao hơn đáng kể so với các tỉnh khác, nhưng người dân ở đây vẫn chỉ được hưởng mức giảm trừ giống nhau”, PGS.TS. Phan Hữu Nghị nói.

Do đó, ông Nghị cho rằng, cần có số liệu về phổ thu nhập của người lao động. Theo ước tính hiện nay, nhóm thu nhập từ 18 - 23 triệu đồng/tháng (8.400$ – 10.500$/năm) đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong lực lượng lao động. Khi xây dựng chính sách thuế, cần xác định mức thu nhập nào được coi là cao để bắt đầu áp thuế.

“Nếu xác định sai ngưỡng thu nhập cao, có thể dẫn đến việc người lao động thu nhập trung bình, chiếm phần lớn đối tượng lao động cũng phải chịu thuế suất cao, gây áp lực tài chính lớn”, PGS.TS. Phan Hữu Nghị thẳng thắn, đồng thời cho rằng, nếu có số liệu thống kê về phổ thu nhập của người lao động nên đánh thuế ở sau mức thu nhập tập trung số người nhiều nhất.

“Mức thu nhập bị đánh thuế cao nên cân nhắc được điều chỉnh từ 20 - 25 triệu đồng/tháng để phản ánh đúng thực trạng thu nhập và tránh đánh thuế nặng vào nhóm thu nhập trung lưu, tạo sự ổn định theo thời gian bên cạnh tập trung quản lý nhóm siêu giàu”, PGS.TS. Phan Hữu Nghị đề xuất.

Liên quan đến mức thuế suất tính thuế TNCN hiện áp dụng từ 5% đến 35% với 7 bậc thuế khác nhau, ông Nghị cho rằng, các bậc thuế đang quá dày và biên độ giữa các bậc quá hẹp, khiến mức thuế suất và số thuế tăng cao ngay cả khi thu nhập chỉ tăng nhẹ.

“Điều này dẫn đến tình trạng người có thu nhập tăng trung bình cũng nhanh chóng bị đẩy vào nhóm chịu thuế cao, tạo ra áp lực tài chính lớn và giảm động lực lao động”, ông Nghị chỉ rõ.

PGS.TS. Phan Hữu Nghị cho rằng, phương án cải cách hợp lý là điều chỉnh khoảng cách giữa các bậc. Việc giãn khoảng cách giữa các bậc thuế theo hệ số hợp lý (ví dụ hệ số 2) sẽ giúp hệ thống thuế trở nên ổn định, độ mở cao, tạo động lực tăng thu nhập, tránh tình trạng người lao động có thu nhập trung bình vẫn phải chịu thuế suất cao một cách bất hợp lý.

“Số lượng bậc thuế có thể giảm từ 7 bậc xuống còn 5 bậc, giúp đơn giản hóa hệ thống tính thuế mà vẫn đảm bảo nguồn thu hợp lý cho ngân sách Nhà nước. Điều này không chỉ tạo ra sự công bằng hơn giữa các nhóm thu nhập mà còn khuyến khích người lao động gia tăng thu nhập mà không lo bị đánh thuế quá mức”, PGS.TS. Phan Hữu Nghị khuyến nghị.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay đang bộc lộ rõ những bất cập trước bối cảnh chi phí sinh hoạt leo thang, lương tối thiểu tăng và thu nhập thực tế của người dân biến động mạnh.
12 phút
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ đề nghị Tập đoàn Airbus tiếp tục hợp tác với các hãng hàng không của Việt Nam để phát triển ngành công nghiệp hàng không tại Việt Nam, bao gồm việc phát triển đội tàu bay của Việt Nam, quan tâm, xem xét việc sớm bàn giao các đơn hàng tàu bay đã ký hợp đồng cho các hãng hàng không Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đội bay của các hãng trong thời gian tới.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong khi các nền kinh tế lớn như Mỹ và EU bị chia rẽ bởi những tranh chấp thương mại kéo dài, Trung Quốc đã tận dụng thời cơ để thu hút đầu tư, mở rộng thị trường và gia tăng ảnh hưởng toàn cầu.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp nghe báo cáo về xây dựng và lộ trình áp dụng các quy chuẩn Việt Nam về khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành, chiều 13/3.
3 ngày
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 12/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện chủ trì phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo; nhấn mạnh mục tiêu đảm bảo tiếp cận tài chính rộng khắp, bao trùm, toàn diện, bình đẳng, mọi người dân ở mọi nơi được tiếp cận bình đẳng, được thụ hưởng thành quả và được bảo vệ an toàn khi tiếp cận các dịch vụ tài chính.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sự biến động mạnh mẽ của giá dầu thế giới trong những ngày gần đây đã tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đến thị trường năng lượng toàn cầu. Với việc dự trữ dầu và nhiên liệu của Mỹ giảm mạnh, giá dầu Brent và WTI đều tăng cao hơn so với dự báo. Điều này phản ánh sự mất cân bằng giữa cung và cầu, đồng thời đặt ra nhiều thách thức cho ngành công nghiệp dầu mỏ trong thời gian tới.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Giá heo hơi đầu vào tăng cao từng ngày vượt xa so với mức giá được phê duyệt đang gây áp lực cho không ít doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo dự thảo của TP.HCM, mô hình Trung tâm Tài chính gồm thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng, thị trường vốn, hàng hóa phái sinh.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, đại đa số các ý kiến, dư luận nhân dân đồng tình cao với chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Bộ Tài chính vừa ký Tuyên bố về Thỏa thuận đa phương giữa các nhà chức trách có thẩm quyền (CbC MCAA) nhằm trao đổi Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (CbC) với các quốc gia đối tác, thành viên Liên minh châu Âu (EU). Điều đó có nghĩa là EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 10/3, tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và có bài phát biểu chính sách quan trọng.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Mục tiêu của Chính phủ sẽ hướng đến giúp kinh tế tư nhân phát triển bền vững, khuyến khích khối doanh nghiệp tư nhân tham gia sâu rộng hơn vào nền kinh tế và đóng góp tích cực vào sự thịnh vượng chung của đất nước.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giải quyết kịp thời, thực chất các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được khẳng định tại Lễ khánh thành tuyến Metro số 1, sự kiện này không chỉ là niềm vui, niềm tự hào của TPHCM mà còn là sự khởi nguồn cho một chương mới trên hành trình phát triển giao thông đô thị hiện đại.
1 tuần
Xem thêm