Thứ năm, 02/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Có tiền cũng khó nhập khẩu LNG

Huyền Trang
- 14:50, 27/01/2024

(DNTO) - Việt Nam phải nhập khẩu 100% LNG để đạt được mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện khí. Nhưng hiện ta vẫn thiếu kho chứa, thiếu nhà nhập khẩu đủ năng lực và thiếu cả cơ chế nhập khẩu.

Khí LNG đang trở thành nguồn nhiên liệu được nhiều quốc gia cạnh tranh để giành thế nhập khẩu, đặc biệt sau những biến động chính trị, kinh tế toàn cầu. Ảnh: T.L.

Khí LNG đang trở thành nguồn nhiên liệu được nhiều quốc gia cạnh tranh để giành thế nhập khẩu, đặc biệt sau những biến động chính trị, kinh tế toàn cầu. Ảnh: T.L.

Cạnh tranh để nhập khẩu LNG

Quy hoạch điện 8  đặt mục tiêu phát triển điện khí đến năm 2030 là 37.330 MW, chiếm 24,8% tổng công suất nguồn điện. Đây cũng là nguồn điện chạy nền đảm bảo cho vận hành điện năng lượng tái tạo. Để phát triển điện khí, Việt Nam phải nhập khẩu 100% LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) nhưng hiện chỉ có 1 tổng kho là Kho LNG Thị Vải ở Bà Rịa-Vũng Tàu.

Theo ông Vũ Quang Hùng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, khí cấp cho các dự án nhiệt điện khí hiện hành đang thiếu và Việt Nam hiện đang nhập khẩu khí từ Indonesia. Do thiếu khí nên Việt Nam phải chuyển sang nhập khí hóa lỏng LNG. Một số dự án đang sử dụng khí tự nhiên trong nước cũng phải chuyển đổi dần sang sử dụng khí LNG.

Khi chuyển sang sử dụng khí LNG cũng gặp vô vàn khó khăn và chắc chắn Việt Nam phải nhập khẩu. Tổng nguồn điện khí hiện có sẽ chuyển đổi sang sử dụng LNG trong giai đoạn 2024 – 2030 là khoảng 4.380 MW, sau 2030 là 2,700 MW. Việc chuyển đổi sang sử dụng LNG sẽ làm tăng kinh phí đầu tư và gián đoạn đến sản xuất một giai đoạn nhất định. 

Việt Nam hiện có thể nhập khẩu từ một số quốc gia xuất khẩu LNG lớn như Australia, Quata, Mỹ. Trong dài hạn, ông Hùng khuyến nghị cần xem xét nhập khẩu thêm từ Nga và các nước Trung Đông.

Tuy nhiên nhu cầu sử dụng LNG trên thế giới ngày càng tăng, đặc biệt trong giai đoạn xung đột Nga – Ukraine. Sự biến động của ngành năng lượng toàn cầu đang dẫn đến sự phân chia lại thị trường, dẫn đến bức tranh không sáng sủa lắm với việc nhập khẩu LNG từ các quốc gia đang chập chững bước vào thị trường này như Việt Nam.

Trong khi đó, hạ tầng nhập khẩu LNG với quy mô lớn tại Việt Nam chưa sẵn sàng. Nhập khẩu LNG đòi hỏi một số điều kiện tiên quyết như cảng (cảng nước sâu, cảng lớn). Phải có hạ tầng như hệ thống kho chứa, ống dẫn, đặc biệt là việc vận hành rất khác so với kho khí tự nhiên.

“Tính chủ động trong sản xuất chưa thực sự bền vững. Thị trường nhập khẩu LNG tại khu vực châu Á đã bị chiếm lĩnh bởi các nước nhập khẩu lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ. Việc cạnh tranh trong nhập khẩu, phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài nên với một nước chưa chuẩn bị trước như Việt Nam, muốn nhập khẩu LNG quy mô lớn là rất khó”, ông Hùng nói.

Cần có các hợp đồng dài hạn

Nhập khẩu LNG không chỉ cần nguồn vốn lớn, đơn vị nhập khẩu đủ năng lực, mà cần cơ chế để nhập khẩu dài hạn và đảm bảo. Ảnh: T.L.

Nhập khẩu LNG không chỉ cần nguồn vốn lớn, đơn vị nhập khẩu đủ năng lực, mà cần cơ chế để nhập khẩu dài hạn và đảm bảo. Ảnh: T.L.

Cho rằng điện khí LNG cần được vận hành theo thông lệ quốc tế đó là thị trường và thị trường dài hạn, vì vậy ông Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam chỉ đồng ý một phần với quan điểm của ông Hùng. Vì để có một mức giá tốt, giá kiểm soát được thì cần phải cam kết dài hạn, không thể nay nhập Mỹ, mấy năm sau nhập Nga.

“Việc dùng Luật đấu thầu cho thị trường nhập khẩu khí LNG sẽ không thành công. Nếu là thị trường dài hạn sẽ phải theo hướng chào cạnh tranh và đàm phán trực tiếp mới có hợp đồng tốt. Còn thị trường giao ngay thì tôi ủng hộ theo hướng đấu thầu, ai có hàng có sẵn, giá rẻ thì mua”, ông Thập nói.

Đại diện Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) cho biết đơn vị này hiện mới chỉ mua được duy nhất 1 tàu LNG vào tháng 7 năm ngoái để phục vụ chạy thử kho cảng đầu tiên. Nếu theo quy định, mua nhiên liệu cho phát điện phải tuân thủ Luật Đấu thầu, thì sẽ không thể mua được trên thị trường. Đơn giản là các nhà cung cấp chắc chắn không thực hiện bảo lãnh dự thầu, vì họ chào trên thị trường, ai chốt sớm sẽ mua được.

Để có các hợp đồng ổn định, lâu dài, theo đại diện PV GAS, phải mua theo các hợp đồng kỳ hạn dài. Với một khối lượng ít như Việt Nam, kho của PV GAS mới xây là 1 triệu tấn, chưa chắc mua được vì các cung cấp lớn thường bán các lô từ 2-3 triệu tấn trở lên. Do đó phải có cơ chế mua chung.

“Chúng tôi cũng đi giao lưu, học hỏi các đơn vị ở Thái Lan, Indonesia, họ cũng gợi ý là hợp tác mua chung. Ví dụ có lô hàng giá rất tốt nhưng phải mua từ 3 triệu tấn trở lên thì Quata Gas mới bán. Nhưng rõ ràng với quy định của Việt Nam hiện nay không thể mua chung được”, đại diện PV GAS nói.

Cũng theo vị này, cần quy định đầu mối nhập khẩu để tăng lợi thế đàm phán. Ở Thái Lan, chỉ có Tập đoàn dầu khí PTT và Tập đoàn điện lực Thái Lan được phép nhập khẩu LNG cho phát điện. Không phải ai cũng được quyền mua vì sẽ nảy sinh mỗi người một giá, không mua được giá tốt vì toàn lô nhỏ, dẫn tới cạnh tranh giá điện không lành mạnh. Giá LNG chiếm 70-80% giá phát điện, còn các nhà đầu tư nhà máy điện chỉ thuần túy cạnh tranh trên dịch vụ, hiệu suất và vận hành.

Theo đại diện PV GAS, hiện Nhà máy Điện Nhơn trạch 3-4 của PV Power đã xây dựng được 75%; dự kiến trong tháng 5 tới cần có khí để chạy thử và tháng 11 vận hành thương mại. Kho cấp khí cho nhà máy này do PV GAS xây dựng đầu tiên, từ tháng 11 năm ngoái đã chạy thử thành công. Nhưng từ đó đến nay, kho này chỉ chạy ở chế độ Zero Standby, tức giữ lạnh lượng khí bốc hơi lên để cung cấp cho hộ thấp áp, vẫn chưa cấp được cho hộ tiêu thụ điện do vướng mắc về cơ chế phát điện cho LNG.

“Với các nhà máy điện không có cam kết lượng điện hợp đồng (Qc) thì không ai dám nhập khẩu khí. Giống như khí nội địa, tại sao chúng ta có nhà máy điện ở Bà Rịa – Vũng Tàu, vì chúng ta có đầy đủ cam kết, bảo lãnh. Nhưng giờ không còn cơ chế đó thì còn cách gì”, đại diện PV GAS đặt vấn đề.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Theo nhiều công ty chứng khoán, thị trường đang bước vào vùng trũng thông tin, nhà đầu tư cần linh hoạt ứng phó trước những biến động khó lường trong ngắn hạn.
9 giờ
Tài chính - Thị Trường
Trên nền xám của bức tranh kinh tế, việc hút gần 9,27 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm 2024 được đánh giá là rất thành công, đột phá cả về số lượng, quy mô vốn, chất lượng dự án. Đây là tín hiệu tích cực cho Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh để tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. 
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mặc dù các doanh nghiệp và ngành chức năng đang tính toán lại các giải pháp kích cầu để giữ đà tăng trưởng tiêu dùng nội địa, song quý 1/2024, tăng trưởng bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ đạt 8,2%. Sức mua yếu đang là nỗi lo lớn của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong điều kiện hiện nay, cân đối ngoại tệ trên thị trường có những gay gắt hơn trước, để tránh tạo thêm sức ép cho tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm phù hợp để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ của doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu quay đầu giảm trong kỳ điều hành chiều nay 25/4, chỉ riêng dầu mazut tăng.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhu cầu vay vốn là rất lớn, song hiện chỉ khoảng 2% hợp tác xã (HTX) tiếp cận được vốn từ các tổ chức tín dụng, 80% HTX phải vay ở hệ thống tín dụng đen với lãi suất cao. Phó Thống đốc Đào Minh Tú chỉ rõ, việc tín dụng chưa "chảy" vào HTX nguyên nhân đến từ cả 2 phía HTX và ngân hàng. 
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị giá FPT chạm giá trần 120.100 đồng/cp, mức đỉnh cao nhất của cổ phiếu này kể từ khi chào sàn. Diễn biến trên cũng đã gây hiệu ứng tích cực dẫn dắt toàn nhóm cổ phiếu công nghệ tăng trung bình trên 6,68%, cao nhất thị trường.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, chất lượng tài sản trong khu vực tài chính tiếp tục xấu đi do thị trường bất động sản suy giảm có thể ảnh hưởng xấu đến triển vọng tăng trưởng khi vốn dự phòng đang tương đối mỏng, đặc biệt là với một số ngân hàng thương mại quốc doanh lớn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Dù mức lợi nhuận hàng nghìn tỷ được các ngân hàng công bố, tuy nhiên diễn biến thị giá các cổ phiếu ngành ngân hàng lại khá trái chiều nhau.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam có nhiều sản phẩm thế mạnh, đã xuất khẩu thành công vào nhiều thị trường trong nhiều năm, nhưng vẫn chưa thể chiếm lĩnh được các thị trường này.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tính đến 15/4 đạt 208,94 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 107,82 tỷ USD, tăng 16,34% so với cùng kỳ 2023, tương ứng tăng thêm 15 tỷ USD.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
"Mặt bằng lãi suất huy động của giảm nhanh, và dù nhà điều hành đã giảm lãi suất 4 lần mà mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường không giảm được là do cung tiền không tăng, thị trường 1 và thị trường 2 không thông nhau", TS. Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, nhận định.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sản xuất công nghiệp đã phục hồi như kỳ vọng? Xuất khẩu trong nước đã thực sự tạo được bứt phá? Đâu là thuận lợi và thách thức mà nền kinh tế đang đối mặt?... TS Trần Đình Cung đã đưa ra những quan điểm riêng của mình về các vấn đề này.
1 tuần
Xem thêm