Thứ hai, 07/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chuyên gia 'mách nước' cho doanh nghiệp xuất khẩu bám chắc thị trường tỷ USD

Hồng Gấm
- 15:07, 20/11/2022

(DNTO) - Hiện có 22 doanh nghiệp Việt Nam đang được cấp phép xuất gạo vào Trung Quốc, nhưng mỗi năm chỉ được xuất khẩu với hạn mức nhất định. Do đó, các doanh nghiệp cần phải có kinh nghiệm và hiểu rõ nhu cầu của đối tác.

 

Việt Nam còn đang thiếu thương hiệu mạnh ở thị trường nội địa và quốc tế. Tỷ lệ tiêu thụ lúa qua thương lái còn cao. Ảnh: TL.

Việt Nam còn đang thiếu thương hiệu mạnh ở thị trường nội địa và quốc tế. Tỷ lệ tiêu thụ lúa qua thương lái còn cao. Ảnh: TL.

 'Gạo Việt còn thiếu thương hiệu mạnh'

Mới đây, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), thông tin, giá chào bán gạo xuất khẩu 5% tấm đang ở mức 428 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 408 USD/tấn. So với thời điểm trước khi Ấn Độ ban hành chính sách hạn chế xuất khẩu gạo thì giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam tăng trung bình khoảng 30 USD/tấn.

Mỗi năm, Việt Nam sản xuất từ 43 đến 44 triệu tấn lúa, tương đương 22 đến 23 triệu tấn gạo, với trách nhiệm đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, 15% sản lượng gạo Việt Nam đã được xuất khẩu đi các nước.

"Nếu duy trì sản lượng xuất khẩu trên 400.000 tấn/tháng trong 2 tháng cuối năm, xuất khẩu mặt hàng gạo năm nay của cả nước có thể đạt từ 6,8-7 triệu tấn", VFA nhận định.

Đặc biệt, hiện nay đang có nhiều doanh nghiệp thực hiện liên kết chuỗi giá trị lúa gạo tốt như: Tập đoàn Lộc Trời, Tập đoàn Tân Long… Hiện nay, riêng diện tích của Lộc Trời đã tăng lên trên 40.000 ha và dự kiến sẽ tăng lên hơn 100.000 ha, chiếm hơn 50% diện tích sản xuất lúa của tỉnh.

Tuy nhiên, hiện nay, câu chuyện liên kết trong chuỗi giá trị lúa gạo lại đang là thách thức lớn. Theo đó, để chuỗi liên kết đạt kết quả, sau mỗi mùa vụ, ngành nông nghiệp đều mời các bên liên quan ngồi lại vơi nhau, cùng kết nối, lắng nghe, chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

Ngoài ra, trong sản xuất cũng cần tận dụng tốt các phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp để tăng thêm thu nhập, gia tăng chuỗi giá trị bền vững.

Đặc biệt, ông Phan Minh Thông, Giám đốc Trung tâm Phát triển Bền vững Nông nghiệp Nông thôn, nhận định: Ngành lúa gạo Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng đã chủ động kiểm soát được các loại dịch bệnh trên cây lúa; nghiên cứu, chọn tạo được nhiều loại gạo ngon và được thị trường quốc tế công nhận như ST25; chuyển vụ sớm để thích ứng với hạn mặn...

“Xuất khẩu tăng mạnh, song Việt Nam còn đang thiếu thương hiệu mạnh ở thị trường nội địa và quốc tế. Tỷ lệ tiêu thụ lúa qua thương lái còn cao. Đối với hợp đồng tiêu thụ, thì tỷ lệ phá vỡ hợp đồng còn cao”, ông Thông nhận định.

Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp tiên phong trong xây dựng cánh đồng lớn gắn với nông dân và xây dựng thương hiệu gạo nổi tiếng cần dẫn dắt, trở thành hình mẫu cho ngành sản xuất lúa nước nhà. Qua đó, tạo dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

Hiểu rõ nhu cầu của đối tác để tăng số lượng doanh nghiệp được 'cấp visa' 

Giới chuyên gia nhận định, trong ngắn hạn, giá gạo Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao khi những bất ổn về kinh tế, chính trị làm nhu cầu lương thực tăng cao. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm bắt cơ hội trong việc tiếp cận và mở rộng các thị trường mới.

Chia sẻ tại “Diễn đàn kết nối cung cầu chuỗi lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm tới Trung Quốc. Đây vốn là thị trường lớn và tiềm năng hàng đầu của nông sản Việt cả trong quá khứ lẫn hiện tại.

Cụ thể, kết thúc 10 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu 6,1 triệu tấn gạo, đem về 3 tỷ USD. Trong đó, chỉ riêng 2 thị trường Philippines và Trung Quốc đã chiếm đến 57,47% tổng khối lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đạt gần 757.6 tấn, chiếm tỷ lệ 12,45%, trị giá gần 382,7 triệu USD.

Hiện chỉ đang có 22 doanh nghiệp Việt Nam đang được cấp phép xuất gạo vào Trung Quốc. Ảnh: TL.

Hiện chỉ đang có 22 doanh nghiệp Việt Nam đang được cấp phép xuất gạo vào Trung Quốc. Ảnh: TL.

Tuy nhiên, thị trường tỷ dân này đang có nhiều thay đổi lớn về các yêu cầu nhập khẩu từ kiểm dịch thực vật, quy định đóng gói, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng,… Hiện có 22 doanh nghiệp Việt Nam đang được cấp phép xuất gạo vào Trung Quốc, nhưng mỗi năm chỉ được xuất khẩu với hạn mức nhất định.

"Hải quan Trung Quốc hiện có thể truy xuất rõ ràng sản lượng, hạn mức của từng doanh nghiệp được cấp phép nên các đơn vị xuất khẩu không có cơ hội để gian dối trong hoạt động này. Trước kia, Việt Nam xuất khẩu được hơn 2 triệu tấn, nhưng nay, số lượng sẽ giảm đi. Việt Nam đang kiến nghị với Trung Quốc bổ sung thêm nhà máy được cấp phép xuất khẩu gạo tẻ, gạo thơm, gạo nếp", ông Hòa nói.

Chỉ cách cho doanh nghiệp Việt có thể xuất khẩu nhiều gạo thường vào thị trường tỷ dân, ông La Vân Phi, Chủ tịch Công ty Đại Dương Seed cho biết, các doanh nghiệp Việt cần phải có kinh nghiệm và hiểu rõ nhu cầu của đối tác.

 "Việt Nam là nước sản xuất lúa và xuất khẩu gạo đi Trung Quốc rất thuận tiện. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp Việt nói với tôi là việc xuất khẩu gạo đi Trung Quốc rất khó khăn nhưng tôi thấy nếu nói thế cũng không phải, vì có thể xuất khẩu đi các thị trường Châu Âu, Mỹ... còn khó khăn hơn.

Ngày trước các doanh nghiệp Việt thường xuất khẩu hàng sang Trung Quốc qua biên mậu, dân Việt Nam cũng quen cách làm này nhưng đến giờ không được, chúng ta phải tuân theo quy định của Hải quan Trung Quốc", ông Phi nhấn mạnh.

Cụ thể, ông Phi cho hay, "không chỉ các doanh nghiệp Việt không hiểu thị trường Trung Quốc mà tôi là doanh nghiệp Trung Quốc thường xuyên làm ăn với bạn hàng Việt Nam nhiều khi cũng không hiểu hết được. Khi xuất khẩu gạo và các mặt hàng vào Trung Quốc cần phải có mã của hải quan mới đưa hàng vào được, năm nay bên Trung Quốc thông tin cho chúng tôi cần 800.000 tấn gạo nhưng do đơn vị của tôi không có mã nên không đưa hàng về được. Trong tháng 11 hoặc muộn nhất là đến tháng 12 tới chúng tôi mới được cấp mã và xuất khẩu được hàng".

"Tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu giữa 2 nước phải tăng cường hợp tác. Khi đối tác Trung Quốc yêu cầu hoàn thiện các thủ tục xuất khẩu thì một doanh nghiệp nhỏ khó có thể làm mà chúng ta phải hợp tác và cần nhiều đơn vị cùng thực hiện sẽ hoàn thiện thủ tục nhanh hơn.

 Do đó, tôi đề nghị các doanh nghiệp Việt cần thường xuyên cập nhật thông tin thị trường Trung Quốc để tránh trường hợp không hiểu thị trường khi chúng ta đưa hàng lên biên giới lại phải quay đầu sẽ rất tốn kém và thiệt hại.

Bên cạnh đó, Trung Quốc mỗi năm cần nhập khẩu 5 triệu tấn gạo nhưng có đến 90% là gạo thường, phổ thông và vài phân trăm là gạo cao cấp. Theo đó, khi đàm phán các doanh nghiệp Việt cần phải chuẩn bị hồ sơ chào hàng theo nhu cầu của đối tác sẽ dễ thành công hơn", ông Phi tiết lộ.

Liên quan đến phân khúc sản phẩm xuất khẩu, Chủ tịch Công ty Đại Dương Seed cho rằng, tuy các sản phẩm cao cấp đang có rất nhiều tiềm năng phát triển, nhưng sản phẩm lúa gạo phổ thông vẫn chiếm nhu cầu chính trong thị phần tại quốc gia đông dân nhất thế giới. Do đó, các doanh nghiệp cần nghiên cứu để phát huy thế mạnh từng nhóm sản phẩm theo từng phân khúc khác nhau để chinh phục thị trường Trung Quốc.

Đồng thời khẳng định, bên cạnh Trung Quốc, EU và Anh cũng là hai thị trường quan trọng và có tiềm năng lớn nhờ hạn ngạch xuất khẩu lớn. Để tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do và hạn ngạch xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu cần có sự liên kết chặt chẽ với các đơn vị thu mua, chế biến để đáp ứng các chứng nhận, tiêu chuẩn kỹ thuật…, của thị trường nhập khẩu.  

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 11,72 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức cao nhất 6 tháng đầu năm từ năm 2021 đến nay.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vừa qua, Techcombank đã phối hợp cùng các đối tác toàn cầu như Arton Capital và SI Group tổ chức thành công chuỗi Hội thảo Quản lý Gia sản với sự tham dự của những doanh nhân, nhà đầu tư sở hữu doanh nghiệp có doanh thu hàng đầu Việt Nam.
3 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025 diễn ra ngày 1/7, Tập đoàn SCG đã giới thiệu chiến lược ESG 4 Plus và mô hình Thành phố Carbon thấp Saraburi từ Thái Lan, được chứng minh hiệu quả trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sacombank tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng khi lần thứ 4 liên tiếp được Tạp chí tài chính quốc tế The Asset bình chọn là “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối và thị trường vốn tốt nhất Việt Nam 2025” (Best in Treasury and Working Capital SMEs Vietnam) trong khuôn khổ giải thưởng The Asset Triple A Award 2025.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Anh Đỗ Tấn Quy đề cao yếu tố chất lượng và an toàn khi mua chiếc ô tô đầu tiên. Sau một thời gian sở hữu, trải nghiệm VinFast VF 6 với nhiều kỷ niệm khó quên, chủ xe này càng khẳng định quyết định đó là đúng đắn.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ba doanh nhân trẻ đại diện cho lực lượng khởi nghiệp nông nghiệp Việt Nam vừa có chuyến công tác và học tập tại Hàn Quốc trong khuôn khổ chương trình đào tạo nông nghiệp tiên tiến và giao lưu thanh niên hai nước do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức. Đoàn công tác do ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam làm Trưởng đoàn.
4 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Sàn thương mại điệu tử EcoHub chính thức ra mắt dành riêng cho các doanh nghiệp Xanh, sản phẩm Xanh trong nước. Tuy nhiên, làm sao để sàn hoạt động hiệu quả, thực chất là điều được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay?
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) chính thức có trạm sạc siêu nhanh quy mô lớn đầu tiên của V-Green với 40 cổng sạc 120 kW, mở 24/7, đáp ứng nhu cầu sạc ngày càng cao của cộng đồng chủ xe điện VinFast.
6 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Phù Yên (Sơn La) hiện có khoảng 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo được hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của nông dân.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 7 đang là ngôi sao thu hút khách hàng trẻ bởi thiết kế “gây mê”, sức mạnh vượt xa xe xăng cùng phân khúc cùng chi phí sở hữu quá lời.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 9 đang là “ngôi sao sáng” trong phân khúc SUV điện hạng E, với thiết kế sang trọng, công nghệ tiên tiến, chính sách giá cạnh tranh và khả năng tiết kiệm vượt trội.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Từng sở hữu nhiều xe tiền tỷ, anh Phạm Ngọc Dương (Hà Nội) “dừng lại” với VinFast VF 9 vì trải nghiệm vượt mong đợi về sản phẩm cũng như dịch vụ hậu mãi. Chiếc xe đã đồng hành với vị doanh nhân này trên hàng chục nghìn cây số dọc đất nước.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tại các nước châu Âu, một trong những nơi tiêu thụ thịt nhiều nhất trên thế giới, các công ty sản xuất thịt đã nghiên cứu và sử dụng các công nghệ hiện đại trong quy trình giết mổ - chế biến - bảo quản và vận chuyển để giúp thịt luôn tươi ngon.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sự bắt tay giữa SATRA, một tổng công ty thương mại hàng đầu và UEH, một trường đại học kinh tế có tiếng, được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của xã hội.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
2 tuần
Xem thêm